image hoi dap
image hoi dap

7 bước làm văn nghị luận xã hội

icon-time27/12/2023

Hãy cùng Topbee tìm hiểu 7 bước làm văn nghị luận xã hội, để hiểu và xác định đúng, làm đúng trọng tâm của đề khi làm bài nhé!


7 bước làm văn nghị luận xã hội


Bước 1: Định hướng, xác định đúng yêu cầu đề (có 2 dạng)

* Dạng 1: Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

- Về vấn đề nhận thức: ước mơ, nghề nghiệp, lý tưởng, mục đích sống,…

Ví dụ: + Nghị luận: Con người có hai nỗi bất hạnh lớn nhất. Một là không thể nào đạt được ước mơ của mình, hai là đạt được ước mơ đó rồi

          + Nghị luận xã hội về sống có mục đích

          + Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người…

- Về vấn đề phẩm chất đạo đức, tâm hồn: lòng yêu nước, chăm chỉ, cần cù, siêng năng, trung thực, dũng cảm, vị tha, khiêm tốn, biết ơn, nhân ái… hay ngược lại là thói ích kỉ, keo kiệt, vụ lợi,…

Ví dụ: + Nghị luận xã hội về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay.

          + Nghị luận Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều.

          + Bàn về sự ích kỷ trong cuộc sống

- Về vấn đề quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em, tình cảm gia đình,…

Ví dụ: + Nghị luận Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mỗi người

          + Nghị luân xã hội bàn về tình mẫu tử thiêng liêng

          + Ý nghĩa của sự thủy chung, nghĩa tình đối với đời sống vợ chồng…

- Về vấn đề quan hệ xã hội: tình đồng chí, tình bạn, tình thầy trò, tình đồng bào…

Ví dụ: + Viết bài văn nghị luận xã hội về tình đồng chí đồng đội và tinh thần sôi nổi của thế hệ trẻ.

          + Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo

          + Nghị luận về tình bạn chân chính…

- Về vấn đề cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống…

Ví dụ: + Nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay

          + Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người

          + Nghị luận về vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay…

7 bước làm văn nghị luận xã hội

- Dạng 2: Nghị luận xã hội về hiện tượng xã hội

→ Thường là những vấn đề thực tế trong xã hội, gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hiện nay như: ma túy, tai nạn giao thông, hiện tượng thiên nhiên: lũ lụt, hạn hán,…, các đại dịch như: AIDS, COVID 19, về trường học: những tiêu cực trong thi cử, sử dụng tài liệu trong phòng thi, lối sống thờ ơ, vô cảm, chạy theo những cám dỗ, thời thượng,… hay những mặt tốt như: giúp đỡ người gặp hoạn nạn, người tốt việc tốt,…

→ Không chỉ bàn đến những ý nghĩa xã hội mà từ đó còn góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, nhân phẩm con người.

Ví dụ: + Nghị luận bàn về vấn đề giới trẻ tự bảo vệ mình trước hiểm họa của ma túy

          + Nghị luận nêu suy nghĩ về hiện tượng tiêu cực trong thi cử

          + Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giúp đỡ người khác,…

* Mẹo phân biệt NLXH về tư tưởng đạo lí và NLXH về hiện tượng xã hội:

- NLXH về tư tưởng đạo lí: thường là những phẩm chất, đạo đức của con người (lòng khiêm tốn, dũng cảm,…). Phải phân tích, suy xét, cảm nhận từ bên trong, là những vấn đề vô hình nhưng tồn tại trong tiềm thức, suy nghĩ, tư tưởng của mỗi người.

- NLXH về hiện tượng đời sống: thường là những hiện tượng, vấn đề thực tế, có thể chứng kiến và quan sát, thấy được (tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường,…)


Bước 2: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

- Trực tiếp hoặc gián tiếp

- Đánh giá khái quát vấn đề (tốt hay không tốt, có ý nghĩa tiêu cực hay tích cực đối với đời sống con người)

Ví dụ: Nghị luận về lòng biết ơn

+ Trực tiếp: Lòng biết ơn là một phẩm chất quý giá và cần thiết đối với mỗi con người.

+ Gián tiếp: Diễn viên Oprah Winfrey đã từng nói rằng: “Biết ơn là cách tốt nhất để tạo ra thêm những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn”. Thật vậy, lòng biết ơn là một trong những phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người chúng ta cần và nên có, và nó sẽ là tấm gương phản chiếu bản chất của mỗi con người.

7 bước làm văn nghị luận xã hội

Bước 3: Giải thích, trình bày thực trạng

* Đối với dạng đề NLXH về tư tưởng đạo lí:

Giải thích, phân tích ý nghĩa của tư tưởng đạo lí được nêu (Giải thích nghĩa của từ, khái niệm, từ nghĩa đen suy ra nghĩa bóng, hiểu như thế nào? Có ý nghĩa như thế nào? Thể hiện quan niệm gì?,…)

* Đối với dạng đề NLXH về hiện tượng xã hội

→ Trình bày thực trạng, mô tả thực trạng hiện tượng xã hội được nêu (Có thể liệt kê các số liệu, thông tin cụ thể về thực trang, hay hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó, tình hình, thực trạng trên thế giới, đất nước, địa phương,…)


Bước 4: Phân tích và chứng minh

* Đối với dạng đề NLXH về tư tưởng đạo lí

→ Phân tích và chứng minh mặt đúng, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí

- Trả lời các câu hỏi: Tại sao? Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ?...

* Đối với dạng đề NLXH về hiện tượng xã hội

→ Phân tích những nguyên nhân – kết quả của hiện tượng được nêu

- Nguyên nhân: khách quan, chủ quan

- Kết quả: Hậu quả, tác hại đối với cá nhân, xã hội, cộng đồng hoặc Kết quả, mặt tích cực đối với cá nhân, xã hội, cộng đồng.


Bước 5: Đánh giá vấn đề

* Đối với đề NLXH về tư tưởng, đạo lí

- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa, vai trò mà tư tưởng đạo lí mang lại, mức độ đúng – sai?

- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch, đi ngược lại với những gì mà tư tưởng, đạo lí được nêu muốn mang đến

- Mở rộng vấn đề

- Nêu ví dụ để chứng minh

* Đối với đề NLXH về hiện tượng xã hội

- Khẳng định: những ý nghĩa, bài học mà hiện tượng đã mang đến

- Đối với hiện tượng xấu: Phê phán, đấu tranh những quan niệm và nhận thức sai lầm

- Đối với hiện tượng tốt: Tuyên dương, ca ngợi những tấm gương tốt, bên cạnh đó, cần tránh, đấu tranh những hiện tượng xấu

- Nêu ví dụ chứng minh


Bước 6: Bàn luận, liên hệ bản thân

* Đối với đề NLXH về tư tưởng, đạo lí

- Liên hệ bản thân

- Rút ra bài học và nhận thức (Hiểu ra điều gì? Tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, đời sống, con người, xã hội?,…)

- Cần làm gì để tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng đạo lí đã mang lại

* Đối với đề NLXH về hiện tượng xã hội

- Liên hệ bản thân

- Rút ra những giải pháp khắc phục (Đối với bản thân, địa phương, đất nước, xã hội,…)

- Rút ra bài học hành động và nhận thức đúng đắn


Bước 7: Kết bài

- Khẳng định lại giá trị mà tư tưởng đạo lí đã mang lại

- Khẳng định lại tầm quan trọng, tính đúng đắn của hiện tượng xã hội

- Lời nhắn gửi đến mọi người

7 bước làm văn nghị luận xã hội

Tổng quát

* NLXH về tư tưởng, đạo lí

- Bước 1: Định hướng, xác định đúng yêu cầu đề

- Bước 2: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

- Bước 3: Giải thích tư tưởng đạo lí

- Bước 4: Phân tích tư tưởng đạo lí

- Bước 5: Chứng minh, đánh giá vấn đề

- Bước 6: Bàn luận, mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân

- Bước 7: Khẳng định lại giá trị mà tư tưởng đạo lí đã mang lại và lời nhắn gửi đến mọi người

* NLXH về hiện tượng xã hội

- Bước 1: Định hướng, xác định đúng yêu cầu đề

- Bước 2: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

- Bước 3: Trình bày thực trạng, mô tả thực trạng hiện tượng xã hội được nêu

- Bước 4: Phân tích những nguyên nhân – kết quả của hiện tượng được nêu

- Bước 5: Khẳng định những giá trị mà hiện tượng đời sống mang lại và phê phán, đấu tranh chống lại những hiện tượng xấu, tiêu cực

- Bước 6: Rút ra giải pháp, bài học, hành động đúng đắn, liên hệ bản thân

- Bước 7: Khẳng định lại tầm quan trọng, tính đúng đắn của hiện tượng xã hội và lời nhắn gửi đến mọi người

Phùng Bảo Ngọc
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question