image hoi dap
image hoi dap

Ẩn dụ (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy)

icon-time15/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phép tu từ Ẩn dụ (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng biện pháp tu từ Ẩn dụ đạt điểm cao trong bài tập làm văn.


Ẩn dụ là gì ?

Khái niệm: Ẩn dụ là một biện pháp tu từ khi được sử dụng, các sự vật và hiện tượng được đề cập được gợi tới hay gọi tên thông qua các sự vật và hiện tượng khác có nét tương đồng.


Phân loại ẩn dụ

Ẩn dụ hình thức: Là biện pháp ẩn dụ mà người dùng cố tình che giấu, ẩn đi một phần ý nghĩa nhằm mục đích gợi hình ảnh hay cảm xúc cho câu văn. 

Ẩn dụ cách thức: Là hình thức ẩn dụ giúp người nói hay người viết đa dạng hóa cách diễn đạt và diễn đạt một cách có hàm ý về một vấn đề nào đó. Có thể coi đây là phương thức chuyển nghĩa dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai sự việc

Ẩn dụ phẩm chất: Là ẩn dụ dựa trên nét tương đồng về phẩm chất, đặc điểm, đặc tính để thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác. 

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là hình thức ẩn dụ miêu tả đặc tính của sự vật, hiện tượng được nhận biết rằng giác quan này nhưng lại dùng từ ngữ cho giác quan khác để cảm nhận sự vật.


Ví dụ minh họa về ẩn dụ

- Ví dụ về ẩn dụ hình thức:

 “Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Hình ảnh “Lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lưu giống như màu lửa. Vì vậy, tác giả dùng hình ảnh lửa để chỉ màu của quả lựu.

“Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

Thắp là hình ảnh được ẩn dụ hóa để chỉ hình ảnh hoa râm bụt đang nở. Hình ảnh "màu hồng của lửa" có sự tương đồng với "màu hồng của hoa râm bụt".

- Ví dụ về ẩn dụ cách thức:

“ Uống nước nhớ nguồn”

Uống nước ẩn dụ cho những người được hưởng thành quả mà người khác tạo ra, nguồn là nơi bắt đầu hành tình tạo ra thành tựu ấy.

- Ví dụ về ẩn dụ phẩm chất:

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” 

Mực ẩn dụ cho cho môi trường xấu và rạng là môi trường tốt trong xã hội hiện nay.

- Ví dụ về ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: 

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai”

Sự chuyển đổi (ánh nắng chảy) giúp hình ảnh của nắng trở nên sinh động hấp dẫn hơn, không chỉ đơn thuần nắng là ánh sáng mà còn như là dạng vật thể có thể cảm nhận và nắm bắt được.


Tác dụng của ẩn dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ vì:

- Giúp cho câu văn/câu thơ tăng sức biểu cảm.

- Khiến câu văn/câu thơ trở nên ngắn gọn súc tích nhưng vẫn giàu hình ảnh và đầy đủ hàm ý của câu.

- Khiến người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn bởi cách diễn đạt.

- Ngoài ra nó còn tạo nên vẻ đẹp và sự độc đáo của ngôn từ và  thể hiện tài năng của người viết.


Cách nhận biết 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng dựa vào những điểm tương đồng về một mặt như: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác.


Sơ đồ tư duy của ẩn dụ

Sơ đồ tư duy của ẩn dụ

Bài tập vận dụng

Bài 1: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Lời giải

– Hình ảnh “Kim cương”, “ngôi sao sáng” ẩn dụ những cái quý giá trong nhân phẩm, đạo đức và tính cách của con người.

Bài 2: Các em hãy nêu ra ý nghĩa của những phép ẩn dụ trong những câu thơ sau:

a) “Mẹ tôi mái tóc bạc,

mẹ tôi lưng đã còng… ”

Câu thơ trên đã sử dụng ẩn dụ phẩm chất – lấy hình ảnh “mái tóc bạc” và hình ảnh “lưng đã còng” thay vì nói rằng mẹ đã già, giúp cho người đọc có thể ngầm hiểu được rằng người mẹ ấy đã có tuổi.

b) “Trời hôm nay nắng giòn tan.”

- Ở đây, tác giả đã sử dụng giác quan về thị giác để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả trong câu lại sử dụng từ “giòn tan” – từ được sử dụng cho vị giác để diễn tả cái nắng chói chang, mọi thứ dường như có thể cháy khô đến giòn tan.

c)  “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

- Hình ảnh “kẻ trồng cây” là ám chỉ người lao động, những người đã tạo ra thành quả để người đi sau thừa hưởng hay sử dụng. Câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến công lao của họ, những người đã tạo ra những thành quả để chúng ta thừa hưởng và sử dụng ngày nay.

Bài 3: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

Em tưởng giếng sâu

Em nối sợi gàu dài

Ai ngờ giếng cạn

Em tiếc hoài sợi dây

(Ca dao)

Lời giải

- Hình ảnh “Giếng sâu” tượng trưng cho tình cảm chân thật, sâu sắc

- Hình ảnh“Gàu dài”- thể hiện sự vụ đắp tình cảm

- Hình ảnh “Giếng cạn” – thể hiện tình cảm hời hợt

- Hình ảnh “Sợi dây” – Thể hiện tình cảm biết bao lâu vun đắp

→ Bài ca dao mang hàm ý than thở, oán trách người yêu

→ Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

Bài 4: Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ là: “mặt trời, rất đỏ“. “Mặt trời” ý nói là hình ảnh của Bác Hồ tỏa sáng như một mặt trời, “rất đỏ” ý nói về công lao của Bác rất lớn đối với đất nước.

"Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

- Sử dụng ẩn dụ là: “thuyền, bến“. “Thuyền” ý nói là người con trai, “bến” ý nói là người con gái. Câu thơ mang ý nghĩa người con gái mong nhớ người con trai và luôn đợi chờ.

"Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai"

-Hình ảnh “ánh nắng” ý nói là những giọt mồ hôi của người ta.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question