image hoi dap
image hoi dap

Anh chị có đồng ý với ý kiến cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa không? Vì sao?

icon-time27/5/2023

Trong cuộc sống của mỗi người hẳn ai cũng đã từng nói những lời cảm ơn hoặc xin lỗi. Nhiều người nghĩ rằng những lời nói đó chỉ đơn thuần là một công cụ giao tiếp trong một tình huống cụ thể. Thực chất lời cảm ơn hay xin lỗi đều rất cần trong cuộc sống và nó còn là biểu hiện của sự văn minh, lịch sự. Bàn về vấn đề này có đề nghị luận nói rằng Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao? Chúng ta hãy cùng thể hiện quan điểm của mình trước vấn đề này nhé.


Dàn ý Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao? 

1, Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Quan điểm, đánh giá về vấn đề nghị luận: đồng tình với vấn đề được đặt ra bởi vì cảm ơn hay xin lỗi đều là biểu hiện của lối ứng xử có văn hoá.

2, Thân bài

- Giải thích vấn đề nghị luận: cảm ơn, xin lỗi là lời nói từ đáy lòng trong một hoạt động giao tiếp cụ thể. Nó có tác dụng thể hiện người ứng xử có sự văn hóa, lịch sự trong giao tiếp.

- Bàn luận: trong thực tế không phải ai cũng biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi. Nhờ biết nói những lời này mà bản thân chúng ta sẽ trở nên đẹp hơn, lịch sự hơn trong mắt người khác. Trong giao tiếp lời cảm ơn hay xin lỗi là thước đo để đánh giá một con người.

- Mở rộng: nhiều người xem nhẹ lời cảm ơn hay xin lỗi, không có ứng xử văn hoá trong giao tiếp. Hoặc cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, cho qua chuyện, những hành vi này chúng ta không nên học tập.

- Liên hệ bản thân: luôn học cảm ơn và xin lỗi thật lòng, đúng cách và đúng chỗ.

3, Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm về vấn đề nghị luận.


Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao? 

      Trong cuộc sống thường ngày lời cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Trong tất cả các môi trường từ gia đình, nhà trường cho đến xã hội đặc biệt trong môi trường công sở khi công việc được giải quyết bằng sự phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần. Bàn về vấn đề này có ý kiến cho rằng “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” Tôi đồng tình với quan điểm này.

Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao?

      Cảm ơn và xin lỗi là những lời nói được phát ra từ đáy lòng và là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hoá, là hành vi văn minh và lịch sử của con người trong xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng khi lời cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, sẽ thể hiện được phẩm chất văn hoá của cá nhân, từ đó giúp con người cư xử với nhau chân thành hơn, đạt được hiệu quả giao tiếp tốt hơn.

      Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

      Đối với rất nhiều người coi trọng hình thức, lời nói thì cảm ơn và xin lỗi là một trong những thước đo đánh giá giá trị của con người. Vì có những lời nói ấy mà chúng ta trở nên đẹp đẽ hơn trong mắt họ, vì thế công việc, học tập hoặc bất kỳ những gì liên quan đến bản thân của chúng ta cũng suôn sẻ, thuận lợi hơn.

      Có thể nói trong xã hội hiện nay thì cảm ơn hay xin lỗi là chuyện vốn bình thường và nó xảy ra thường xuyên trong giao tiếp, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi càng ngày trong giao tiếp lời cảm ơn hay xin lỗi càng trở nên biến tướng hoặc giảm đi trong các giao tiếp xã hội. Nhiều người ngại nói những lời này, thậm chí có nhiều người nói ra nhưng không thật lòng. 

Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao? ảnh 2

      Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, hoặc có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi… Thiết nghĩ một phần những lời cảm ơn hay xin lỗi ít xuất hiện là do có nhiều người không muốn nói từ đó ra, cho rằng mình luôn đúng, không sai, không cần phải xin lỗi hay cảm ơn. Đơn giản như trong một gia đình thì chỉ có con cái là nói lời xin lỗi cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, nhân viên sẽ nói lời cảm ơn và xin lỗi sếp… rất ít khi có trường hợp ngược lại. Thậm chí thường ngày khi cha mẹ dặn dò con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng đôi khi lại ít chủ động làm gương trong việc nói những lời ấy.

      Trong giao tiếp với người lớn tuổi thì ít khi họ nói lời cảm ơn hay xin lỗi cho dù họ nhận được sự giúp đỡ từ người khác hoặc họ gây ra rắc rối cho những người khác. Những người ít tuổi thường không ngần ngại nói lời cảm ơn hay xin lỗi với người khác nhưng càng lớn lên thì thói quen nói những lời hay ý đẹp này lại càng mất dần. Không phải vì gia đình không giáo dục mà có lẽ nguyên nhân chính xuất phát từ việc các em học tập qua giao tiếp và ứng xử với người lớn tuổi. Rõ ràng những người lớn tuổi là những người có chức năng định hướng trong giao tiếp, giúp các em thấy được tầm quan trọng của việc nói lời xin lỗi hay cảm ơn.

      Bản thân tôi luôn cho rằng học cách nói lời xin lỗi hay cảm ơn từ trái tim mình thì luôn luôn sẽ luôn được mọi người trân trọng, yêu quý. Người khác cũng sẽ nhìn vào đó đánh giá bản thân chúng ta là người có văn hoá, giáo dục, chúng ta cũng trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn cho chính bản thân mình. Vì thế tôi và các bạn chúng ta hãy học nói lời cảm ơn hay xin lỗi thật chân thành và đúng chỗ nhé.

 -----------------------------------------------------------------------

Trên đây là bài viết Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao? Với đề nghị luận này các em sẽ thể hiện những quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề trong cuộc sống. Hy vọng với bài văn này Topbee sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question