image hoi dap
image hoi dap

Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

icon-time10/5/2024

Nắm vững kiến thức lý thuyết KHTN 9 Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ qua 2 phần cơ bản: Lý thuyết và Luyện tập trắc nghiệm với 10 câu hỏi trong 5 phút.


Lý thuyết KHTN 9 Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ


1. Hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ

- Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như các oxide của carbon, muối carbonate,…

Lý thuyết KHTN 9 Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

- Hầu hết các loại thực phẩm cũng như một số bộ phận trong cơ thể động, thực vật thường được cấu tạo từ hợp chất hữu cơ.

- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ về đặc điểm cấu tạo, tính chất, phương pháp điều chế, ứng dụng,…


2. Công thức phân tử, công thức cấu tạo

- Công thức phân tử là công thức cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ thường được viết theo thứ tự C, H, O, N,... Ví dụ: CH4, C₂H₂O, C₂H₂N, ...

- Công thức cấu tạo là công thức biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử, cho biết trật tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử. Công thức cấu tạo gồm công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn (không biểu diễn liên kết giữa H và C, H và O, ...).

- Mỗi công thức phân tử có thể có một hoặc nhiều công thức cấu tạo do trật tự sắp xếp giữa các nguyên tử khác nhau.

Ví dụ: CHO chỉ có một công thức cấu tạo: CH2-OH (methylic alcohol); 

C₂H₂O có hai công thức cấu tạo: CH3-CH2-OH (ethylic alcohol) và CH3-O-CH, (dimethyl ether).

- Liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ hầu hết là liên kết cộng hoá trị. Hoá trị của nguyên tố trong hợp chất bằng tổng số cặp electron chung (electron góp chung).

Liên kết giữa 2 nguyên tử carbon có thể là liên kết đơn (C-C) hoặc liên kết bội (bao gồm liên kết đôi C=C và liên kết ba. Liên kết đơn được hình thành bởi một cặp electron chung, liên kết đôi được hình thành bởi hai cặp electron chung.

- Tuỳ thuộc vào đặc điểm liên kết giữa các nguyên tử carbon, ta có cấu tạo mạch carbon khác nhau. Một số loại mạch carbon:

+ Mạch hở, không phân nhánh. Ví dụ: C-C-C-C

+ Mạch hở, phân nhánh (có nhánh):

Lý thuyết KHTN 9 Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

+ Mạch vòng:

Lý thuyết KHTN 9 Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

 


3. Phân loại hợp chất hữu cơ

Dựa vào thành phần nguyên tố, chất hữu cơ thường được chia thành hai loại:

- Hợp chất hữu cơ chỉ gồm hai nguyên tố carbon và hydrogen gọi là hydrocarbon.

Ví dụ: Thành phần chính của khí đốt trong bình gas có chứa các hydrocarbon: C3H8, C4H10; Thành phần chính của khí thiên nhiên có methane (CH4).

- Hợp chất hữu cơ gồm carbon và nguyên tố khác (O, Cl, N, ...) được gọi là dẫn xuất của hydrocarbon.

Ví dụ: Giấm ăn có chứa acetic acid (CH3COOH); Rượu nho, cồn y tế, một số loại nước rửa tay khử khuẩn có chứa ethylic alcohol (C2H5OH); Dung môi hữu cơ carbon tetrachloride (CCl4), ...


Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

 

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question