image hoi dap
image hoi dap

Bài văn (500 chữ) khuyên người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội

icon-time20/2/2024

Mạng xã hội luôn là một nơi mà mọi người thoải mái chia sẻ những suy nghĩ, đóng góp của mình vào đó. Vì vậy mà không thể tránh khỏi những bình luận ác ý. Hãy cùng Topbee viết Bài văn (500 chữ) khuyên người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội nhé!


Bài văn (500 chữ) khuyên người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội - Mẫu 1

Khi công nghệ càng ngày càng phát triển, chúng ta không chỉ có thế giới thật nơi mà chúng ta trực tiếp sinh sống mà còn có cả thế giới ảo nơi con người thỏa sức thể hiện khả năng của mình trên đó. Mạng xã hội giống như một thế giới khác để mọi người có thể thoải mái thể hiện mình, thoải mái phô bày những khả năng của mình mà ở thế giới thật chúng ta không làm được. Thế giới ấy giúp mỗi người đều tự tin “flex” những điều mà bản thân mình đã cố gắng nỗ lực để đạt được. Thế nhưng, đó lại là con dao hai lưỡi khi bạn sẽ nhận được nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề mà mình đăng lên mạng xã hội. Nhiều người coi rằng việc bình luận ác ý với người khác như một cách để giải tỏa bản thân, để bản thân cảm thấy thoải mái hơn, thoát ra khỏi những áp lực của cuộc sống bộn bề của bản thân mình. Nhưng chính cách giải tỏa tiêu cực đó lại mang đến những áp lực cho người khác, khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Thậm chí nhiều người còn chọn đến cách giải quyết xót xa nhất vì không thể tìm cách thoát ra khỏi những tâm lý tiêu cực mà những bình luận ác ý trên mạng xã hội đem lại cho mình. Chúng ta đâu thể quên được câu chuyện đã xảy ra với nữ ca sĩ Hàn Quốc Sulli Choi. Cũng chính những bình luận tiêu cực của những người vô danh tự xưng cho mình chức danh như là " những con người của sự thật” trên mạng xã hội muôn màu muôn vẻ kia đã đẩy cuộc đời của một nữ ca sĩ với tuổi đời đang độ đẹp nhất vào hoàn cảnh không thể đáng thương cảm hơn. Căn bệnh trầm cảm đã khiến cho cô gái ấy không còn đủ sức mạnh để tiếp tục đối mặt với cuộc sống của mình hơn nữa. Những người đằng sau màn hình ấy chỉ cảm thấy tội lỗi và dừng lại khi câu chuyện đã vượt qua khỏi tầm kiểm soát. Chúng ta chỉ coi đó là những lời nói vô tình, nhưng đôi khi đó lại là giọt nước tràn ly đẩy một người vượt qua khỏi giới hạn chịu đựng của bản thân mình. Chính bởi vậy mà chúng ta nên xây dựng cho mình thói quen suy nghĩ trước khi nói hay viết ra bất kì điều gì lên không gian mạng xã hội rộng lớn. Cũng như hạn chế đăng những vấn đề gây tranh cãi lên không gian mạng xã hội. Từ những đóng góp nhỏ của mình, ta sẽ tạo ra được một không gian mạng văn minh, thanh lịch và tử tế. Khi không gian đó càng ngày càng phát triển, thì cũng chính là con người trên không gian ấy được phát triển. 

Bài văn (500 chữ) khuyên người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội

Bài văn (500 chữ) khuyên người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội - Mẫu 2

Mạng xã hội ngày càng phát triển, con người trên không gian đó lại càng ngày càng nhiều hơn. Chính bởi như vậy mà trên không gian đó xuất hiện cả những điều tích cực và cả những điều tiêu cực. Khi mạng xã hội phát triển, con người được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn, những nguồn thông tin đó đôi khi là thông tin tích cực, đôi khi lại là thông tin tiêu cực điều hướng dư luận. Mạng xã hội giống như một thế giới khác để mọi người có thể thoải mái thể hiện mình, thoải mái phô bày những khả năng của mình mà ở thế giới thật chúng ta không làm được. Thế giới ấy giúp mỗi người đều tự tin “flex” những điều mà bản thân mình đã cố gắng nỗ lực để đạt được. Tuy nhiên, lại có nhiều người lợi dụng điều đó để có những bình luận tiêu cực về người đăng bài. Bình luận đó có thể là bình luận điều hướng dư luận, bình luận gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc,… hay đơn giản là bình luận nhằm hạ bệ một cá nhân, một tổ chức nào đó. Họ coi đó như một cách để giải tỏa bản thân, để bản thân mình được thoát ra khỏi những áp lực của cuộc sống đời thường, để có được cảm giác mình được tồn tại trong cuộc sống rộng lớn ấy. Nhưng chính sự giải tỏa đó lại mang đến những áp lực cho người phải nhận những bình luận tiêu cực đó. Họ gần như bị ảnh hưởng bởi những áp lực mà một người xa lạ mang lại. Thậm chí nhiều người còn chọn đến cách giải quyết xót xa nhất vì không thể tìm cách thoát ra khỏi những tâm lý tiêu cực mà những bình luận ác ý trên mạng xã hội đem lại cho mình. Chúng ta vẫn luôn nhớ tới và xót xa thay cho nàng ca sĩ Hàn Quốc Sulli Choi. Cũng chính vì những bình luận tiêu cực của người dùng mạng xã hội, đã đẩy một cô gái luôn vui tươi mắc phải căn bệnh trầm cảm và rồi cũng vì đó mà cô đã lựa chọn kết thúc cuộc đời của mình. Đó chỉ là một ví dụ trong số hàng trăm, hàng ngàn những câu chuyện như thế đang diễn ra ở ngoài kia. Những người bình luận ác ý cũng chỉ dừng lại khi những điều đó vượt qua khỏi sự kiểm soát của mọi người. Đôi khi học chỉ coi đó là những lời nói vô tình, nhưng đó có thể lại là giọt nước tràn ly đẩy một người vượt qua khỏi giới hạn chịu đựng của bản thân mình. Chính bởi vậy mà chúng ta nên xây dựng cho mình thói quen suy nghĩ trước khi nói hay viết ra bất kì điều gì lên không gian mạng xã hội rộng lớn. Cũng như hạn chế đăng những vấn đề gây tranh cãi lên không gian mạng xã hội.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question