image hoi dap
image hoi dap

Bình giảng khổ 3 bài thơ Tây Tiến ngắn nhất

icon-time4/1/2023

Nói đến những người lính thì không thể quên được hình ảnh những người lính trong tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ vẽ lên những hình ảnh đẹp nhất của người lính nơi chiến trường. Hãy cùng Topbee đến với bài văn Bình giảng khổ 3 bài thơ Tây Tiến ngắn nhất


Dàn ý Bình giảng khổ 3 bài thơ Tây Tiến ngắn nhất

* Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến nói chung và khổ thơ thứ ba nói riêng

* Thân bài

- Vẻ đẹp nơi chiến trường.

- Sự mộng mơ đầu lạc quan trong cuộc sống của những người lính.

- Sự quyết tâm, tinh thần chiến đấu đầy kiên cường của những người lính với trách nhiệm bảo vệ tổ quốc đầy cao cả.

- Nghệ thuật

+ Sử dụng những từ ngữ tương phản để làm nổi bật lên vấn đề mình cần nói

+ Sử dụng những hình ảnh oai phong, lẫm liệt để miêu tả sự anh dũng của những người chiến sĩ

* Kết bài

- Cảm nghĩ của người đọc

Dàn ý Bình giảng khổ 3 bài thơ Tây Tiến ngắn nhất
Hình ảnh những người lính Tây Tiến đầy lạc quan

Bình giảng khổ 3 bài thơ Tây Tiến ngắn nhất

      Tây Tiến được coi là bài thơ về những người lính hay nhất trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là một người chiến sĩ, cũng là một nhà thi sĩ nên ngày ông đi đánh giặc, tối về làm thơ ca. Bài thơ Tây Tiến được ông viết vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, bài thơ được xuất phát từ nỗi niềm thương nhớ của ông về những đồng đội tại Tây Tiến. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ nằm ở khổ thơ thứ ba của tác phẩm, ông đã khắc họa rõ nét những người hùng tại khu chiến trường với tâm hồn lãng mạn.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

      Quang Dũng sử dụng những từ ngữ như "quân xanh màu lá", "không mọc tóc" nhằm để tương phản với hình ảnh "dữ oai hùm" để làm nổi bật lên được tinh thần quả cảm, ý chí hiên ngang của những chiến binh nơi đây. Những người chiến sĩ không sợ chết, chỉ sợ không thể bảo vệ được độc lập, tự do cho đất nước, cho quê hương của mình. Tuy gian khổ, vất vẻ, thiếu thốn,… đủ thứ nhưng những người lính vẫn luôn giữ cho mình ý chí lạc quan, mang theo mình những ước mơ, giấc mộng đẹp. Họ không để cho những thử thách khiến mình nản lòng hay chùn bước. Quang Dũng dùng những mộng mơ của người chiến sĩ để ca ngợi sự yêu đời, tinh thần lạc quan của chiến binh nơi đây, những người đồng đội đã đồng cam cộng khổ cùng ông qua những năm tháng chiến tranh. Đó cũng là những nét chung của hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ qua nhiều giai đoạn kháng chiến khác nhau.

      Tác giả tiếp tục sử dụng những hình như gợi tả được hết sự oai phong lẫm liệt, nét dữ dội hay sự tỉnh táo của người lính trong làn khói lửa ác liệt ngoài chiến trường. Được biết những người lính tại chiến khu đều là những người còn trẻ, còn đang đi học, nếu không có chiến tranh thì họ đã được sống với thời thanh xuân đầy tươi đẹp và được đến trường học thêm điều mới mỗi ngày. Từ bộ đồng phục đến những bộ quân phục họ đều đã được thử, tuy còn nhỏ nhưng ý chí lớn, họ quyết đứng lên bảo vệ được tổ quốc của chính mình. 

      Trên chiến trường không biết đã bao nhiêu người lính phải nằm xuống, họ hi sinh đầy anh dũng và vẻ vang. Nấm mồ của các anh rải rác biên cương, đoạn thơ để lại cho người đọc sự biết ơn, lòng thương cảm và cả sự tự hào đối với các anh. Câu thơ nói lên sự thật đầy đau thương nơi đây những cũng viết lên được sự anh hùng, khí phách và tầm vóc của những người lính. Họ đã đánh đổi tính mạng của mình để giữ lấy bình yên, tự do của cả một đất nước -  đó là những điều mà không thể không công nhận và quên vinh danh những người lính quả cảm đó được. 

      Khổ thơ thứ ba đã miêu tả chân thực chân dung những người lính Tây Tiến. Tác sử đã sử dụng từ ngữ độc đáo, theo cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi giúp tác phẩm có thêm nhiều nét mới, nét đặc sắc. Hình ảnh người lính chiến đấu kiên cường hay những người lính phải hy sinh nằm xuống vì tổ quốc đều rất đẹp, rất đáng trân trọng, xứng đáng được những thế hệ sau nhớ mãi. Hình tượng người lính Tây Tiến đã được Quang Dũng đưa vào tâm hồn người đọc và sẽ đọng mãi nơi đây. 

-------------------------------

Trên đây là bài văn mẫu Bình giảng khổ 3 bài thơ Tây Tiến ngắn nhất do Topbee biên soạn, hi vọng đã cung cấp những tri thức cần thiết giúp các em viết bài văn tốt hơn. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!

Hoàng Thùy Trang
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question