image hoi dap
image hoi dap

Bình luận: thanh và tục trong thơ Hồ Xuân Hương

icon-time18/9/2023

Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một tài năng trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam. Thơ của bà mang một nét riêng không giống ai, đặc biệt là yếu tố thanh và tục trong thơ của bà. Để làm rõ vấn đề thanh và tục, mời bạn cung Topbee bình luận về thanh và tục trong thơ hồ xuân hương trong bài viết dưới đây


Thơ Hồ Xuân Hương vừa tục và thanh


Thơ Hồ Xuân Hương về người phụ nữ

1. Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

2. Lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong.

3. Vô âm nữ

Mười hai bà mụ ghét gì nhau,
Đem cái xuân tình cắm ở đâu.
Rúc rích thây cha con chuột nhắt,
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.
Nào ai biết được vông hay chóc,
Nọ kẻ chia ra cuống mấy đầu.
Thôi thế thời thôi thôi cũng rảnh,
Trăm năm càng khỏi tiếng làm dâu.

4. Thân Phận Người Đàn Bà

Hỡi chị em ơi có biết không
Một bên con khóc một bên chồng.
Bố cu lổm ngổm bò trên bụng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.
Tất cả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông.
Chồng con cái nợ là như thế,
Hỡi chị em ơi có biết không?

5. Tát Nước

Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mải việc làm ăn quên cả mệt,
Dạng háng một lúc đã đầy phè.

6. Thương

Há dám thương đâu kẻ có chồng,
Thương vì một nỗi hãy còn không.
Thương con cuốc rũ kêu mùa hạ,
Thương cái bèo non giạt bể đông.
Thương cha mẹ nhện vương tơ lưới,
Thương vợ chồng Ngâu cách mặt sông.
Ấy thương quân tử thương là thế,
Há dám thương đâu kẻ có chồng.

7. Canh khuya

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan mấy nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình son trẻ tí con con.

8. Thương Ôi Phận Gái

Thương ôi phận gái cũng là chồng
Ghét bỏ nhau chi hỡi Nguyệt ông
Rồng tắm ao tù từng phận tủi
Mưa gieo xuống giếng uổng lòng mong
Xót thân hoa nở song lầm cát
Thẹn mặt trần ai đứng giữa vòng
u hẳn tiền nhân sao đấy tá
Thôi đành một kiếp thế cho xong

9. Thu Vũ (Mưa Thu)

Trời cách mây mù thảm chả xanh,
Mưa thu sân vắng giọt buồn tanh.
Đầu cành cây héo châu dài vắn,
Trên lá tiêu vàng tiếng chậm thanh.
Hát dứt đê mê mơ vạn dặm,
Sầu giăng quạnh quẽ nỗi năm canh.
Khuê sâu rất khổ mày hoa ấy,
Vẻ mặt buồn thương vẽ chẳng thành.

10. Chửa hoang

Cả nể cho nên hóa dở dang,
Nỗi niềm có thấy hỡi chăng chàng?
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,
Phận liễu sao đành nẩy nét ngang
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.
Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
Không có nhưng mà có mới ngoan.


Thơ Hồ Xuân Hương về tình yêu

1. Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi

2. Tình Có Theo Ai

Tình có theo ai nhớ lấy lời
Những lời vàng đá phải lời chơi
Đường tuy nửa bước xa ngàn dặm
Duyên chửa trăm năm cũng một đời
Tần Tấn đã đành duyên gặp gỡ
Ngô Lào chi quản chuyện xa xôi
Trăng thề muôn kiếp trơ trơ đó
Tình có theo ai nhớ lấy lời

3. Tặng Tình Nhân

Rắp hỏi chơi đây những thẹn thùng
Chữ tình ai nỡ dứt cho xong
Những người trong cuộc nhiều người lạ
Là của trên đời vốn của chung
Duyên phận ngán thay thân yểu điệu
Tài hoa gầy cả mặt anh hùng
Này thơ ai tặng ai ai đó
Gặp gỡ rồi ra họa có không

4. Tự tình 1

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!

5. Tự Tình 2

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

6. Tự tình 3

Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

7. Đánh Cờ

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

8. Duyên kỳ ngộ

Nghìn dặm có duyên sự cũng thành
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh
Tấc gang tay họa thơ không dứt
Gần gũi cung dương lá vẫn lành
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh
Tuy không thả lá trôi dòng ngự
Chim tới vườn đào thế mới xinh.

9. Có tình yêu nào mà không đau

Có tình yêu nào mà không đau
Đã yêu chất chứa sẵn vui sầu
Em ơi, anh nén lòng anh lại
Chưa dám, gặp em, ngỏ một câu

Đốt ngún hồn anh như lửa thầm
Bao năm bao tháng mối tình câm
Yêu em tha thiết, yêu da diết
Như ủ hầm sâu rượu sủi tăm

Như rượu lưu niên càng ngấm say…
Em yêu! Nghiêng bóng đẹp đôi mày
Tóc mun nghiêng bóng mành tơ nhẹ
Ru dịu lòng anh trong phút giây

Tình mạnh hơn đời, mặn muối đời
Yêu em say đắm, chết khôn nguôi
Gặp nhau một thuở, tình ngàn thuở
Hôn nắng mùa em, anh cháy môi

10. Ngại ngùng

Ngại ngùng chưng những lúc phân kỳ
Vó ký dùng dằng bước chẳng đi
Lưu giản đôi câu sa giọt ngọc
Tương tư nửa gánh nặng vai chì
Cầm thông sầu gảy năm cung biệt
Rượu cúc say nghiêng một chén ly
Tưởng nước non này trăng gió ấy
Thấu tình chăng nhẽ khách tương tri

11. Vịnh Nằm Ngủ

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
Tiên nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Ði thì cũng dở ở sao xong.


Thơ Hồ Xuân Hương về thiên nhiên và cảnh vật

1. Chùa sài sơn

Khen thay con tạo khéo khôn phàm
Một đố giương ra biết mấy ngàn
Triền đá cỏ leo sờ rậm rạp
Lạch khe nước rỉ mó lam nham
Một sư đầu trọc ngồi khua mõ
Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am
Đến nơi mới biết rằng Thánh Hoá
Chồn chân mỏi gối hãy còn ham

2. Hạ nhật tầm phu

Xa xôi chăng quản ngại đường đi,
Nắng rực làm chi bấy những hè.
Khắc khoải đã đau lòng cái quốc,
Âu sầu thêm xót dạ con ve.
Người nằm trướng gấm bồ hôi đượm,
Kẻ hái rau tần nước bọt se.
Nào khúc Nam huân sao chẳng gảy,
Để cho bồ liễu phận le te.

3. Miếu Sầm thái thú

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

4. Cảnh thu

Thánh thót tầu tiêu mấy giọt mưa,
Bút thần khôn vẽ cảnh tiếu sơ,
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.

5. Vấn nguyệt

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi?
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm tối cớ sao soi gác tía?
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng mấy nước non?

6. Quả mít

Thân em như quả mít trên cây,
Da nó xù xì múi nó dày.
Quân tử có yêu xin đóng cọc,
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay.

7. Vịnh cái quạt

"Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

8. Động Hương tích

"Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm,
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,
Con thuyền vô trạo cúi lom khom.
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom."

9. Hỏi Trăng

"Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm."

10. Chơi khán đài

Êm ái chiều xuân tới Khán Đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Bốn mùa triêu mộ, chuông gầm sóng
Một vũng tang thương, nước lộn trời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào là cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây, chín rõ mười

11. Đánh đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai co gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!


Bình luận: thanh và tục trong thơ Hồ Xuân Hương

Bàn về cái thanh và cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương, các nhà phê bình văn học vẫn mâu thuẫn giữa hai câu trả lời “có” hoặc “không có” sự thanh tục. Để trả lời cho điều này, chúng ta cùng đứng trên 2 quan điểm:

- Có sự thanh tục: Nói vậy lại thấy thơ Hồ Xuân hương mất giá nên những người theo quan điểm này cho rằng thơ bà có nhiều tác phẩm, có những tác phẩm để đời, nhưng cũng có những tác phẩm không đem lại ấn tượng cho người đọc. Và những bài thơ dâm tục mà không có tính tư tưởng cao hoặc nghệ thuật điêu luyện thì chúng chẳng để lại dấu vết gì cho độc giả. Vì thế, thơ bà có dâm tục, nhưng họ bao biện rằng dâm tục đó phải tách ra khỏi nghệ thuật, nghĩa là thơ càng dâm tục thì tư tưởng nghệ thuật càng cao.

Bình luận: thanh và tục trong thơ Hồ Xuân Hương - ảnh 1

- Không có sự thanh tục: Theo quan điểm này, họ sẽ xem xét theo nhu cầu bản năng của con người. Chuyện ấy (dâm tục) cũng như ăn, uống và hít không khí để tồn tại, đó là những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Tất nhiên, nó hoàn toàn đúng. Thế nhưng trong hiện thực đời sống không ai giữa thanh thiên bạch nhật ở nơi đông người mà lại nói to lên những chuyện ấy cả. Nó cần phải giữ kín, nhưng Hồ Xuân Hương lại dám nói ra, dám thể hiện trong thơ ca của mình thì chẳng khác gì nó là dâm tục.

Có thể nói, hai quan điểm đối nghịch nhau, mâu thuẫn nhau, vì thế cần phải chứng minh cho việc vừa có vừa không có sự dâm tục. Để làm được điều này, chúng ta cần lấy dẫn chứng trong thơ của bà về đề tài tình yêu, người phụ nữ hay thiên nhiên cảnh vật, bà đều sử dụng nhiều từ ngữ mang tính biểu tượng, có thể phân thành biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh:

+ Biểu tượng gốc: hang, động, khe, giếng, hầm… (âm vật); sừng, chày… (dương vật); đánh đu, giã gạo… (hành động tính giao),… nó có ý nghĩa trong cả đời sống hàng ngày lẫn trong thơ Hồ Xuân Hương.

+ Biểu tượng phái sinh: cái quạt, miệng túi càn khôn… (âm vật); con suốt, đầu sư, cán cân, dao cầu… (dương vật); dệt cửi, (ong) châm, (dê) húc… (hành động tính giao) là sáng tạo riêng của cá nhân Hồ Xuân Hương, còn hàng ngày người ta không dùng những từ đó để khơi gợi tới chuyện ấy.

Cùng lấy ví dụ cụ thể hơn là bài thơ Đánh đu và bài thơ Vịnh cái quạt của Hồ Xuân Hương:

+ Bài thơ Đánh đu: Đánh đu là một trò chơi dân gian thường tổ chức vào ngày Tết cổ truyền. Thời điểm này, thiên nhiên và vạn vật sinh sôi nảy nở, bắt đầu một sự sống mới. Do đó, để cân bằng âm dương thì “đánh đu” sẽ gồm một đôi nam nữ cùng chơi. Trường hợp hai người cùng giới lên chơi thì người xem phải khác giới. Khi hai người chơi đánh đu thì chính là sự chuyển động của người đàn ông (so với người đàn bà) từ nằm dưới lên nằm trên, rồi lại từ nằm trên xuống nằm dưới. Còn người đàn bà thì ngược lại. Rõ ràng, đây là biểu hiện cho việc cầu mong có sự bù trừ, giao hòa cho đất trời vào đầu năm. Để ca ngợi không khí cho trò chơi đánh đu, bà đã sử dụng nhiều ngôn từ đầy những chuyển động, những màu sắc, không khí tươi vui của xuân trong trời đất và xuân trong lòng người như: “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng”, “Trai đu gối hạc khom khom cật”, “Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng”, “Bốn mảnh quần hồng bay phới phới”, “Hai hàng chân ngọc duỗi song song”. Có thể thấy, ngôn từ rất hay thế nhưng lại vô cùng đa nghĩa như trồng (đọc lái là chồng có nghĩa xếp chồng lên nhau, vợ chồng); “cọc” và “lỗ” khác gì biểu tượng cho âm và dương. Hay những từ láy miêu tả đầy ám ảnh: Khéo khéo, khom khom, ngửa ngửa, phới phới, song song càng làm bài thơ thấy rõ sự thanh tục của bà.

Bình luận: thanh và tục trong thơ Hồ Xuân Hương - ảnh 2

+ Bài thơ Vịnh cái quạt: Quạt là một vật không thể thiếu của người phụ nữ xưa. Nếu ai lần đầu tiên đọc bài thơ này đều hiểu ngay là một chiếc quạt giấy nan tre được xâu lại và dính dán thành một mặt phẳng có thể xòe ra khép vào, tùy theo sở thích của người chủ mà sử dụng nó khiến cho cơ thể ta mát mẻ, lòng ta sung sướng. Thế nhưng, càng đọc ta càng thấy nó không còn là một chiếc quạt bình thường mà nó đã đi vào đời sống của mọi người kể từ anh hùng, quân tử đến người dân đều có một cảm giác chung được hưởng cái mát mẻ, thưởng thức cái sung sướng, được âu yếm quý yêu và coi như một vật báu của mình, hơn nữa nó đã được nhân cách hóa để hình tượng những điều thầm kín khó nói thành lời chỉ ở chốn phòng the. Bà sử dụng các từ khiến người đọc liên tưởng tới chuyện ấy như: “một lỗ xâu xâu”, “thịt vẫn thừa”, “Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?” Có thể thấy, chỉ bà chúa thơ Nôm mới có cả sự thanh và tục trong thơ ca của mình.

Như vậy, với sự chứng minh và lập luận như trên có thể kết luận: Thơ Hồ Xuân Hương vừa tục và thanh. Tục ở chỗ bà sử dụng ngôn từ đa nghĩa, vừa có biểu tượng gốc lại có biểu tượng phái sinh. Và trong thế hệ của bà, thơ của bà vi phạm cấm kỵ trong đời thường, giữa thanh thiên bạch nhật, bằng chữ nghĩa, bằng thơ. Nó gây phản ứng dữ dội với những người theo quan điểm đạo đức truyền thống. Thế nhưng, ở thời hiện đại, nó lại mở ra những chiều kích tư tưởng và thẩm mỹ mới cho những người yêu văn học.

---------------------------------------

Trên đây là bài Bình luận: thanh và tục trong thơ hồ xuân hương. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question