image hoi dap
image hoi dap

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

icon-time11/5/2024

Khái niệm cấp độ tổ chức sống

- Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống được gọi là các cấp độ tổ chức của thế giới sống. 

- Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển. 

- Các cấp độ tổ chức phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyền biểu hiện các đặc trưng của sự sống như: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,... được gọi là các cấp độ tổ chức sống. Trong đó, các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.


Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao được thể hiện như Hình 3.1.

Nguyên tử ==> Phân tử ==> Bào quan ==> Tế bào ==> Mô => Cơ quan ==> Hệ cơ quan ==> Cơ thể ==> Quần thể ==> Hệ sinh thái - Quần xã ==> Sinh quyền


Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

- Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn, chẳng hạn như tế bào được cấu tạo từ nhiều bào quan khác nhau, nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành mô, nhiều mô tập hợp tạo thành cơ quan, tiếp đến là các hệ cơ quan và cơ thể. 

- Tập hợp các cá thể cùng loài phân bố ở một khu vực nhất định tạo thành quần thể. 

- Các quần thể khác loài tồn tại trong một khu vực địa lí xác định, tại một thời điểm nhất định gọi là quần xã. Các sinh vật trong quần xã tương tác với nhau và với môi trường hình thành hệ sinh thái.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question