image hoi dap
image hoi dap

Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật

icon-time10/5/2024

Hàm lượng nước

- Hàm lượng nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp vì nước là nguyên liệu, dung môi và môi trường diễn ra các phản ứng hoá học trong quá trình hô hấp. Bên cạnh đó, nước còn ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp.

- Ảnh hưởng của hàm lượng nước đến hô hấp thể hiện rõ nét ở hạt. 

Ví dụ: Ở độ ẩm 11 – 12%, hạt lúa mì có cường độ hô hấp khoảng 1,5 mgCO2/kg hạt/h; cường độ hô hấp tăng 4 – 5 lần khi độ ẩm hạt tăng thêm 14-15% và cường độ hô hấp có thể tăng hàng nghìn lần khi độ ẩm hạt khoảng 30-35% (Nguồn: Sinh lí học thực vật, Vũ Văn Vụ và cộng sự, 2009).


Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hô hấp thông qua ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme tham gia xúc tác các phản ứng.

- Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp trong khoảng 30-35 °C, nhiệt độ cực đại mà hô hấp có thể diễn ra được khoảng 40 – 45°C, nếu nhiệt độ môi trường tăng cao (trên 55 °C) thì hô hấp không diễn ra do nhiệt độ cao làm mất hoạt tính của enzyme hô hấp. 

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến cường độ hô hấp ở thực vật tuỳ thuộc từng loài, vùng sinh thái, thời kì sinh trưởng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật

Nồng độ O2 và CO2

- O2là nguyên liệu của quá trình hô hấp, tham gia vào quá trình oxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận electron cuối cùng của chuỗi chuyến electron hô hấp trong hô hấp hiếu khí. Nồng độ O2  trong không khí thuận lợi cho quá trình hô hấp khoảng 21%, nếu nồng độ O2 giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm và cây chuyển sang phân giải kị khí.

- Nồng độ CO2  trong không khí thuận lợi cho quá trình hô hấp là 0,03%. Nếu nồng độ CO2 trong không khí tăng cao sẽ gây ức chế quá trình hô hấp.

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question