Cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của nhân vật Tràng
Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm đặc biệt và xuất sắc khi viết về đề tài nạn đói năm 1945. Tác phẩm để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc, đặc biệt là trong cách người kể chuyện miêu tả sự chuyển biến trong tâm lí của nhân vật Tràng. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết phân tích cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của nhân vật Tràng.
Trong tác phẩm vợ nhặt, Tràng là người như thế nào?
Trước hết, ta biết rằng anh cu Tràng có lai lịch vô cùng bất hạnh và tội nghiệp. Anh xuất thân là một anh nông dân nghèo khổ, thuộc xóm ngụ cư nghèo bị người đời coi khinh, còn công việc anh làm thì chỉ là một anh chàng đẩy xe bò thuê. Nhà Tràng vốn nghèo khổ, vốn xuất thân là người dân ngụ cư, anh không có trong tay ruộng đất, người đời thì họ thường xa lánh mà nói rằng: “Trai làng ở goá còn đông/ Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư”. Gia cảnh của anh thì vô cùng khó khăn, Tràng sống cùng mẹ - bà cụ Tứ trong một cái nhà “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Vốn đã nghèo hèn, anh cũng không được miêu tả có ngoại hình đẹp đẽ, Kim Lân đã tả về anh cu Tràng với ngoại hình thô kệch, lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ ti hí gà gà, quai hàm thì bạnh ra, thậm chí tính tình của anh còn có phần dở hơi và pha chút ngốc nghếch. Tràng rất thích đùa giỡn với mấy đứa trẻ con trong xóm, mỗi buổi chiều đi làm về thì anh đều ngửa cổ lên trời mà cười hềnh hệch, lại còn rất hay lẩm bẩm một mình có phần kì quái. Nhưng qua ngòi bút nhân đạo của nhà văn Kim Lân, ở sâu trong Tràng vẫn có những vẻ đẹp vô cùng đặc biệt, những nét tính cách vô cùng đáng quý, nhân hậu và luôn tràn đầy hi vọng sống, những chuyển biến ấy được miêu tả rõ nét sau khi Tràng gặp thị và quyết định cưu mang thị về nhà và lấy thị làm vợ.

Luận điểm chính cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của nhân vật Tràng
- Những chuyển biến tâm lí của nhân vật Tràng được người đọc cảm thấy rõ nhất sau khi anh đưa thị về nhà và lấy thị làm vợ. Ở đây, ta thấy được sự khéo léo trong thay đổi điểm nhìn của Kim Lân, ban đầu ông chỉ tập trung miêu tả ngoại hình nhân vật Tràng, đó là điểm nhìn bên ngoài sau đó nhà văn đã miêu tả điểm nhìn từ bên trong chính nội tâm của nhân vật.
- Thứ tự của câu truyện cũng được đảo lộn chứ không được đặt theo trình tự thời gian, khiến cho người đọc cảm thấy rất lôi cuốn và tò mò muốn tìm hiểu sâu hơn về câu truyện.
- Những lời kể vô cùng lôi cuốn, lời kể của nhân vật và lời người kể chuyện tuy hai ngôi khác nhau nhưng lại hoà vào nhau làm một, vô cùng hài hoà khiến cho câu truyện thêm phần chân thực, khách quan.
- Giọng điệu giản dị, mộc mạc, không sử dụng các từ ngữ hoa mĩ mà chỉ dùng các từ gần gũi, đời thường, tạo cho bạn đọc những cảm xúc khó phai, cảm động và nhập tâm vào trong sự chuyển biến trong tâm lí của nhân vật Tràng.
Cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của nhân vật Tràng

Anh cu Tràng trong những trang văn của nhà văn Kim Lân đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng của bạn đọc. Đọc truyện ngắn Vợ nhặt, ta cảm thấy vô cùng khâm phục tài năng của Kim Lân khi ông đã miêu tả những chuyển biến trong tâm lí của nhân vật Tràng. Ban đầu, Tràng hiện lên là một anh chàng nghèo khổ, xuất thân từ xóm ngụ cư nghèo và ngoại hình vô cùng xấu xí, tác giả đã đặt điểm nhìn từ bên ngoài để cảm nhận hình tượng nhân vật Tràng.
Sau đó khi Tràng vô tình đi đẩy xe thóc thì gặp thị, chỉ qua hai lần gặp gỡ, vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc thì Tràng đã lấy được thị về nhà. Lúc này đây, điểm nhìn của nhà văn Kim Lân – nhà văn của thuần hậu nguyên thuỷ nông thôn đã thay đổi. Ông đã đi sâu vào bên trong nội tâm và tính cách của nhân vật Tràng, Tràng bây giờ đây nổi bật hơn hẳn chính là nét tính cách nhân hậu, Tràng thương người vô cùng, trong cái tình cảnh sự sống càng xích lại gần nhau thì càng gần với cái chết nhưng Tràng vẫn quyết định cưu mang thị. Khi cùng thị đi về nhà, Tràng vui vẻ, anh cũng không còn đùa giỡn với bọn con nít trong xóm nữa, anh còn dẫn thị ra chợ mà mua ít đồ chuẩn bị cho gia đình nhỏ, lúc này đang có sự chuyển biến trong nội tâm nhân vật Tràng.
Thứ tự của câu truyện đã được thay đổi khi ban đầu nhà văn Kim Lân lại miêu tả cảnh Tràng và thị về nhà trước, sau đó mới viết về cảnh hai người gặp nhau, sự thay đổi này cũng tạo nên một cảm giác đặc biệt lôi cuốn và kích thích người đọc muốn tìm hiểu sâu vào nội dung câu chuyện. Lời kể của người kể chuyện đã hoà làm một với giọng của nhân vật, vô cùng lôi cuốn đã khiến cho câu chuyện vô cùng khách quan.
Tràng vào buổi sáng hôm đầu tiên sau khi cưới thị là có sự thay đổi rõ rệt nhất, Tràng không còn là anh chàng có phần khờ khạo nữa. Mà anh đã nhận thức được trách nhiệm của mình với gia đình nhỏ thân yêu, anh cảm nhận được những sự thay đổi trong ngôi nhà nhỏ mà trước đây anh chưa từng cảm nhận được, đó chính là sự khao khát về một mái ấm gia đình của người nông dân trong xã hội xưa, một mái ấm hạnh phúc. Tuy đó là một điều tưởng chừng như bình thường nhưng lại là ước mơ cả đời của anh cu Tràng, lúc này đây ta cảm nhận được những sự chuyển biến trong nét tính cách của anh.
Giọng văn vô cùng mộc mạc, giản dị, không hề dùng những từ ngữ hoa mỹ hay phô trương mà vẫn gợi ra cho bạn đọc rất nhiều tầng cảm xúc và suy nghĩ, khiến tác phẩm Vợ nhặt trở nên gần gũi và để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc, qua đó mà ta hiểu thêm về những chuyển biến tâm lí trong hình tượng nhân vật Tràng.
--------------------------------
Trên đây là bài viết phân tích cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của nhân vật Tràng. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!