image hoi dap
image hoi dap

Cảm nghĩ về bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh

icon-time4/11/2023

Nhà thơ Trần Nhuận Minh là một nhà thơ có những sáng tác mang đầy tính nhân văn sâu sắc trong đó. Hãy cùng Topbee viết bài văn Cảm nghĩ về bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh nhé!


Dàn ý Cảm nghĩ về bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh

a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm

b. Thân bài:

- Thơ của ông mang chất tình riêng, khiến con người ta như được đắm chìm trong những suy nghĩ, những cảm xúc của tác giả mà như chính mình đang thực sự trải qua.

- Bài thơ “Dặn con” là lời dặn dò chân thành, thiết tha của người cha gửi gắm tới con mình.

- Giống như truyền thống ngàn đời của dân tộc ta: “Thương người như thể thương thân”.

- Tác giả đã khéo léo sử dụng từ Hán Việt “hành khất” thay cho từ thuần Việt là “ăn mày” để thể hiện sự tôn trọng đối với những người “hôi hám úa tàn”.

- Họ sẽ không quan tâm rằng con có bao nhiêu hay con cho họ bao nhiêu mà họ chỉ nhìn vào lòng tốt mà con gửi tới họ mà thôi. Lòng tốt mà con dành tặng cho họ còn lớn hơn việc con cho họ được bao nhiêu.

- Con cũng đừng nên hỏi, quê hương của họ là ở đâu bởi vì đó là những góc khuất trong lòng mỗi người.

- Nếu nó không thể hiểu được những điều mà ta dạy dỗ, thì kể cả lời nói của ta nó cũng sẽ không nghe theo. Tình và lý rạch ròi, không thể để hai điều ấy đánh tráo đi khái niệm của sự thật.

- Chúng ta cho đi, không phải để mong có ngày nhận lại mà là để lòng ta cảm thấy thanh thản hơn, để lan tỏa được lòng tốt trong cuộc sống.

c. Kết bài: Nêu đánh giá và cảm nhận về tác phẩm

Cảm nghĩ về bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh

Cảm nghĩ về bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh

Bài thơ “Dặn con” của nhà thơ Trần Nhuận Minh là một bài thơ hay và có nhiều ý nghĩa cũng như cảm xúc gửi gắm đến người đọc.

Trần Nhuận Minh là một thơ có những sáng tác độc đáo. Tuy nhẹ nhàng, tình cảm như đang tâm tình với người đọc, thế nhưng ẩn chứa trong đó lại là biết bao ý nghĩa, bài học về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế của con người. Chạm tới trái tim của bạn đọc yêu thơ bằng sự mộc mạc, chân thành của mình, có lẽ hiếm ai có thể làm được điều như ông đã làm. Thơ của ông mang chất tình riêng, khiến con người ta như được đắm chìm trong những suy nghĩ, những cảm xúc của tác giả mà như chính mình đang thực sự trải qua.

Bài thơ “Dặn con” là lời dặn dò chân thành, thiết tha của người cha gửi gắm tới con mình. Ông mong muốn rằng người con có thể sống đối xử với cuộc đời, với con người bằng sự yêu thương. Giống như truyền thống ngàn đời của dân tộc ta: “Thương người như thể thương thân”.

Chẳng phải là những lời rao giảng giáo điều, lời thơ như là một lời tâm tình, thủ thỉ của người cha đối với con mình:

Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Con người sinh ra, chẳng ai muốn mình phải sống trong sự khó khăn, đau khổ hết. Cũng chỉ tới khi không còn con đường nào khác để đi, họ mới phải chọn con đường hành khất nay đây mai đó. Tác giả đã khéo léo sử dụng từ Hán Việt “hành khất” thay cho từ thuần Việt là “ăn mày” để thể hiện sự tôn trọng đối với những người “hôi hám úa tàn” kia. Thế rồi, ông cũng giảng giải cho con biết rằng, họ ra nông nỗi này là do số phận an bài, chứ không ai muốn phải như vậy cả.

Đến với khổ thơ tiếp theo, cha lại dặn con rằng:

Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Họ sẽ không quan tâm rằng con có bao nhiêu hay con cho họ bao nhiêu mà họ chỉ nhìn vào lòng tốt mà con gửi tới họ mà thôi. Lòng tốt mà con dành tặng cho họ còn lớn hơn việc con cho họ được bao nhiêu. Con cũng đừng nên hỏi, quê hương của họ là ở đâu bởi vì đó là những góc khuất trong lòng mỗi người. Không ai có thể quên được quê hương của mình là ở đâu. Đối với ai cũng vậy, quê hương chính là “vùng thẩm mĩ” tuyệt vời nhất. Nhưng dòng đời đẩy đưa, họ phải rời bỏ quê hương mà đi xa xứ. Nếu như con hỏi họ về quê hương của họ sẽ khiến cho họ cảm thấy đau buồn vì đã rời bỏ quê hương của mình mà đi, hay vì họ đã khiến cho người khác có ấn tượng không tốt về quê hương của mình. Đến câu nhắc nhở này, thì giọng người cha dường như trở nên nghiêm khắc hơn, như để con nhớ, khắc ghi vào lòng mình những lời mà cha đã dạy cho con.

Thế rồi, cha cũng dặn con rằng phải yêu thương đồng loại, yêu thương giống loài của mình:

Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán

Chó là một vật nuôi, một người bạn quen thuộc, thân thiết của con người. Chăm sóc, nuôi nấng nó nhưng chúng ta cũng không quên phải dạy bảo nó trở thành một người bạn thân thiết với con người. Vì nó là động vật, nên nó không thể có được tình cảm, có được sự thấu hiểu, cả thông giống như con người. Nếu như nó không thể hiểu, không thể thay đổi để trở nên tốt hơn, thì con nên thay đổi vật nuôi của mình. Yêu thương vật nuôi, nhưng sống ở đâu thì phải tuân theo luật lệ ở đó. Nếu nó không thể hiểu được những điều mà ta dạy dỗ, thì kể cả lời nói của ta nó cũng sẽ không nghe theo. Tình và lý rạch ròi, không thể để hai điều ấy đánh tráo đi khái niệm của sự thật.

Rồi cho tới cuối cùng, người cha chỉ mong rằng con mình có thể sống yêu thương con người, vì cuộc đời vẫn đang chảy trôi, bánh xe số phận vẫn đang quay vòng, không có điều gì là không thể xảy ra:

Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...

Câu răn dạy cuối cùng của người cha khiến em nhớ đến một câu hát trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…

Chúng ta cho đi, không phải để mong có ngày nhận lại mà là để lòng ta cảm thấy thanh thản hơn, để lan tỏa được lòng tốt trong cuộc sống. Chúng ta đâu thể biết được tương lai mai đây rồi sẽ ra sao, số phận đôi khi cũng là một mảng đen tăm tối khiến con người ta lạc lối trong đó. Hãy cứ gửi lòng tốt của chúng ta đến với thế giới, vì biết đâu, ngày mai chính thế giới chính là người cứu rỗi cho chúng ta.

Bài thơ “Dặn con” vừa là lời giảng giải nhẹ nhàng của người cha dành cho con về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, vừa như là lời tâm tình, thủ thỉ với độc giả về việc trong cuộc sống phải có lòng tốt giữa con người với nhau, có như vậy thì xã hội mới hạnh phúc, mới trở thành một xã hội làn mạnh.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question