image hoi dap
image hoi dap

Cảm nghĩ về bài thơ Mồ Côi của Tố Hữu

icon-time21/10/2023

Bài thơ “Mồ côi” là một trong những bài thơ vô cùng xúc động của tác giả Tố Hữu. Hãy cùng Topbbe viết đoạn văn Cảm nghĩ về bài thơ Mồ Côi của Tố Hữu nhé!


Cảm nghĩ về bài thơ Mồ Côi của Tố Hữu - Mẫu 1

"Mồ côi" là bài thơ đầu tiên được đăng trên báo Dân. Theo tác giả chia sẻ, nội dung của bài thơ này chính là những gì đã xảy ra trong cuộc đời của ông. Bài thơ nói về những mảnh đời bất hạnh, những em bé đã mất đi cả cha lẫn mẹ của mình và không còn chốn nương tựa. Mở đầu, tác giả Tố Hữu đã miêu tả cho chúng ta thấy về hình ảnh của chú chim non. Non nớt, nhỏ bé, dễ bị tổn thương, ấy vậy mà chú ta phải tự đi tìm chiếc tổ của riêng mình. Không gian xung quanh thật rộng lớn - ở một khu rừng vắng bóng sự sống của chim muông như đối lập hẳn với sự nhỏ bé của chú chim tội nghiệp kia. Ấy vậy mà trời lại còn đổ cơn mưa lớn, như càng nhấn mạnh thêm khung cảnh ảo não, lạnh lẽo. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng viết rằng: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, có lẽ rằng thật đúng trong hoàn cảnh này. Đó không chỉ là cái lạnh từ không gian bên ngoài, đó còn là cái lạnh trong tâm hồn chú chim nhỏ. Chú kêu lên những tiếng kêu thật buồn, tưởng chừng như chú đang khóc dưới cơn mưa lạnh thấu kia. Đến mức mà tác giả cũng phải thốt lên một câu cảm thán: “Chao ôi buồn da diết”.

Cũng giống như số phận của chú chim, em bé mồ côi cũng chẳng có chốn nương tựa trong cái giá rét của mưa. Nếu như những đứa trẻ khác đang được ở trong nhà sưởi ấm bên trong vòng tay của cha mẹ, thì em bé lại chỉ có thể tự sưởi ấm đôi bàn tay của mình với mong muốn cái lạnh có thể giảm đi chút ít. Thế nhưng, điều đó chỉ có thể hơ ấm trái tim đã lạnh đi theo cơn gió lùa. Nhìn lên cành cây trơ trọi chỉ còn lác đác vài chiếc lá trên ấy, em như liên tưởng tới cuộc đời của mình. Đau xót, đồng cảm làm sao cho những mảnh đời bất hạnh giống như em và chú chim non kia. Chẳng còn ai có thể chăm sóc, che chở cho em được nữa. Rồi cuộc sống của em ngày mai sẽ ra sao? Em còn sống hay sẽ chết? Sẽ chẳng ai có thể đoán ra được cả. Bài thơ không chỉ mang lại giá trị nhân văn sâu sắc về giá trị của con người trước Cách mạng Tháng Tám, đó còn là lời cảnh tỉnh, phê phán những người sống thờ ơ, vô tâm với những điều xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình. Bài thơ cũng là lời buộc tội, lên án đanh thép những tội ác của bọn thực dân, bọn bán nước cầu vinh đã khiến cho số phận của con người lâm vào đường cùng, không tìm thấy lối thoát.

Cảm nghĩ về bài thơ Mồ Côi của Tố Hữu

Cảm nghĩ về bài thơ Mồ Côi của Tố Hữu - Mẫu 2

“Mồ côi” là một trong những sáng tác đầy cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên báo Dân và cũng là bài đăng đầu tiên của ông trên báo. Được hỏi về cảm hứng sáng tác bài thơ, ông chia sẻ rằng đó là câu chuyện về những gì ông đã trải qua trong tuổi thơ. Bài thơ là lời thương cảm đối với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống xung quanh. Mở đầu bài thơ là hình ảnh chú chim non một mình bay trong mưa để đi tìm tổ. Chim non là biểu tượng cho sự non nớt, dễ bị tổn thương. Thường chim non sẽ được cha mẹ chăm sóc cho đến khi cứng cáp mới rời khỏi tổ để tự đi ra ngoài cuộc sống. Vậy mà, chú chim này phải tự thân mình đi tìm chỗ trú, che mưa che nắng. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã từng viết :

“ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Giữa không gian bao la, vô tận của khu rừng, cái lạnh dường như càng bị nhấn mạnh hơn, khiến chú chim nhỏ càng lạc lõng. Cái to lớn của khu rừng như đối lập lại với cái cô đơn của chú chim. Chú chim nhỏ giống như con người đang lạc lõng, mất phương hướng trong môi trường sống của mình. Em bé cũng có một số phận giống như chú chim kia. Khi mà cha mẹ em đều đã không còn nữa, em chẳng thể nương tựa vào ai. Chẳng còn ai chăm sóc,chẳng còn ai chở che vỗ về. Từng cơn gió thổi lạnh người, khiến cơ thể nhỏ bé kia run rẩy vì lạnh. Cậu chỉ có thể tự sưởi ấm đôi bàn tay nhỏ, mong mang lại cho bản thân chút hơi ấm. Những hơi thở nhỏ ấy chẳng đủ để làm ấm cơ thể đang run lên vì cái lạnh đang thấm vào cơ thể, nhưng đã làm ấm lên trái tim băng giá của cậu bé. Nhìn lên chiếc lá khô đang bay trong gió, thật chua xót khi thấy cậu bé nghĩ rằng bản thân cậu cũng sẽ giống như chiếc lá ấy, rồi sẽ rời bỏ cuộc sống đau đớn này. Có lẽ, số phận của cậu bé và chú chim tưởng như không có điểm tương đồng mà lại giống nhau đến kinh ngạc. Họ chỉ còn một mình, cô độc để đấu tranh lại với thế giới rộng lớn kia. Chẳng có ai quan tâm tới sự sống chết của họ, chẳng có ai khóc thương cho họ khi họ không còn trên cõi đời này nữa. Ngày hôm nay có thể còn sống nhưng ngày mai ngày kia số phận họ sẽ ra sao? Bài thơ không chỉ mang lại giá trị nhân văn sâu sắc về sự đồng cảm giữa con người với con người trong cuộc sống, đó còn là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người về tinh thần sẻ chia, thương yêu người khác trong cuộc sống xung quanh. Bài thơ cũng là lời buộc tội, lên án đanh thép những tội ác của bọn thực dân, bọn bán nước cầu vinh đã khiến cho số phận của con người lâm vào đường cùng, không tìm thấy lối thoát.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question