image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận Bảo kính cảnh giới bài 21

icon-time23/10/2023

Bảo Kính Cảnh Giới 21 là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Đó là tình yêu thiên nhiên, sự quan tâm đến cuộc sống của dân chúng. Bài thơ còn là lời nhắn nhủ của tác giả. Hãy cùng Topbee cảm nhận bài “Bảo Kính Cảnh Giới 21’’ để cảm nhận sâu hơn nhé.


Dàn ý cảm nhận bảo kính cảnh giới bài 21

* Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Nêu vấn đề cần nghị luận (Cảm nhận bảo kính cảnh giới bài 21)

* Thân bài

Tóm tắt ngắn gọn nội dung

1. Quy luật tự nhiên (4 câu đầu)

2. Quy luận xã hội (còn lại)

- Cần sống hòa đồng, thích nghi với mọi hoàn cảnh, biết gắn kết, học hỏi, rèn luyện đức tính

- Tầm quan trọng của hoàn cảnh đối với sự phát triển tính cách, phẩm chất của con người

- tình làng xóm, yêu thương, tin tưởng, giúp đỡ nhau, biết chọn bạn mà chơi

- Không đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài 

- Khát quát nội dung, giá trị nghệ thuật

+ Ngôn từ khéo léo, vận dụng các câu thành ngữ, tục ngữ

+ Hình thức thơ mới lạ thất ngôn xen lục ngôn

+ Sự mới lạ trong cách ngắt nhịp một, hai, va, kết hợp thanh bằng ở cuối câu

* Kết bài: 

- Thông điệp của Nguyễn Trãi => Luôn giữ vững lập trường, đừng để hoàn cảnh chi phối, đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, cần luôn tin tưởng nhau, rèn luyện cá đức tính tốt, mỗi người luôn có một tính cách riêng không nên đánh đồng

Cảm nhận Bảo kính cảnh giới bài 21

Cảm nhận bảo kính cảnh giới bài 21

Chính trị gia tài giỏi một trong những nhà văn vĩ đại của dân tộc Việt Nam ông là tác giả Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc nổi dậy này. Ông có tên trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam không những vậy ông còn là nhà văn hóa vĩ đại có đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm để đời ông viết thơ văn chương gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của mình. Bài thơ bảo kính cảnh giới 21 Là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông.

“Bảo kính cảnh giới 21” là bài thứ 21 thuộc phần bảo kính cảnh giới, của tập thơ “quốc âm thi tập”. Đây là một bài thơ viết về cảnh sắc mùa hè ở làng quê và những bài học về cách chọn mát những ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Đây là tác phẩm tâm đắc của Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thiên nhiên và quan tâm đến cuộc sống của dân chúng:

“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn

Xấu tốt đều thì rắp khuôn

Lân cận nhà giàu no bữa cám

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

Kết mấy người khôn học nết khôn

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp

Đen gần mực đỏ gần son’’.

Bốn câu thơ mở đầu của bài thơ thể hiện quy luật tất yếu của tự nhiên.  Đây là những câu ca dao tục ngữ những bài học của tiền bối được tác giả trích vào thơ, Giúp cho tác phẩm trở nên sâu sắc đầy ý nghĩa và tự nhiên hơn:

“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn

Xấu tốt đều thì rắp khuôn

Lân cận nhà giàu no bữa cám

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn’’

Bốn câu thơ trên là những bài học rất dễ tiếp cận và được mọi người hiểu thông qua các câu tục ngữ. Việc Nguyễn Trãi đưa các câu tục ngữ vào trong từ tạo nên một sắc thái đặc trưng của dân gian trong tác phẩm. Mở đầu bài thơ tác giả lồng ghép hình ảnh của câu tục ngữ “ ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Đây là những bài học được lúc kết từ bao đời nay của các vị tiền bối về đối nhân xử thế về, cách sống cách làm người. Mỗi người có một tính cách riêng vì vậy chúng ta không nên đánh đồng tất cả.Câu thơ “ở bầu thì dám ắt lên tròn” hay “Xấu tốt đều thì rắp khuôn” Đây là câu tục ngữ của cha ông ta để lại nói về sự tự nhiên bầu thì phải tròn, xấu tốt đều theo một khuôn, Không thể nào thay đổi được đây là sự phù hợp và thích nghi của mọi vật trong tự nhiên nói lên sự sống mãnh liệt của cây cỏ hay chính sự sống của con người chúng ta, Chúng ta vẫn có thể tồn tại và sống trong môi trường khắc nghiệt nhất trong những hoàn cảnh đen tối đau khổ của cuộc đời. Ông cha ta đã mượn hình ảnh của một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý chí của mình. “ở bầu thì dám ắt lên tròn” Câu này Ý muốn nói rằng tính cách và lối sống của con người một phần do thiên nhiên tạo ra đó là do sự giáo dục của Của gia đình và nhà trường của xã hội xung quanh. Nhưng đôi khi bầu vẫn có thể dài đó là sự vươn lên sự bức phá muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh không theo sự sắp đặt của tự nhiên. Đó là Sự thích nghi phù hợp với tùy theo hoàn cảnh nơi sống mà ứng xử cho phù hợp.

“Lân cận nhà giàu no bữa cám

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn”

Nhân dân ta từ xưa đến nay rất coi trọng tình làng xóm “ Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Thế nhưng gần “nhà giàu” hay “kẻ trộm” lại làm khổ lây cho làng xóm. Nắng dường rau thường ít giao tiếp với hàng xóm nhau nên kim bắp nữa tối nay nhớ về nhau giống như gần kẻ trộm thì sẽ mất trộm hoặc bị đòn oan. Ý hai câu thơ trên muốn nói khuyên ta nên chọn láng giềng mà ở gần.

“Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

Kết mấy người khôn học nết khôn’’

Đây là quy luật tất yếu của xã hội. Môi trường xung quanh ảnh hưởng một phần đến chúng ta. Có những người rất kiên định với ý kiến của mình không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, dù họ có kết bạn với những người tốt hay xấu, thì vẫn  không bị những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tính cách, cũng như tâm hồn của họ. Chơi cùng người xấu nếu không cảnh giác sẽ bị nhiễm thói xấu và trở nên xấu đi.  Chơi cùng người khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải sẽ tiến bộ hơn.  Tuy nhiên cũng có những người không chịu thích nghi và học hỏi ngay cả khi họ kết bạn với những người tài giỏi, khôn ngoan thì họ vẫn không học được gì ở đó. Hai câu thơ trên khuyên mọi người cần biết sống hòa đồng và thích nghi với hoàn cảnh, cần luôn học hỏi những cái tốt loại trừ những điều tiêu cực không tốt để ngày càng hoàn thiện vật và tiến bộ hơn. Hai câu kết:

“Ở đấng thấp thì nên đấng thấp

Đen gần mực đỏ gần son’’

Sự phát triển tính cách và phẩm chất của con người chịu ảnh hưởng rất lớn từ hoàn cảnh xã hội mà họ đang sống, đây là nhận định được tác giả đưa ra dựa trên cấu trúc nguyên nhân - kết quả. Suy nghĩ của tác giả thật sâu sắc, mới mẻ, thẳng thắn là kết quả của những trải nghiệm những cảm nhận tinh tế về cuộc sống. Tác giả sử dụng câu lục ngôn ở câu đầu tiên và câu cuối bài thơ gây ấn tượng mạnh với người đọc về hình thức và nội dung của tác giả tý hiện sự phá cách độc đáo và mới lạ của nhà thơ.Bằng việc sử dụng ngôn từ khéo léo đưa các câu thành ngữ tục ngữ của cha ông vào lời bài thơ, khác với các nhà thơ trung đại gắn bó với thể thơ truyền thống, thì đến “Bảo Kính Cảnh Giới’’ Nguyễn Trãi đã thể hiện sự phá cách đầy sáng tạo với thất ngôn xen lục ngôn một hình thức khác với Đường luật. Thêm sự mới lạ trong cách ngắt nhịp một, hai, va, kết hợp thanh bằng ở cuối câu làm cho câu thơ như một tiếng thở dài.

Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ trí dũng song toàn trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Qua bài thơ trên ông muốn nhắn nhủ với mọi người rằng dù trong hoàn cảnh nào dù tốt hay xấu thì ta hãy luôn giữ vững lập trường đừng để yếu tố ngoại cảnh nào chi phối.  Cũng đừng đánh giá một ai qua vẻ bề ngoài qua một khía cạnh mà hãy lên có cái nhìn tổng quát, đi sâu vào khám phá tâm hồn bởi mỗi người luôn có một nét riêng. Nguyễn Trãi đã đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ ca.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question