image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ "Đất là nơi anh đến trường.... Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ."

icon-time9/11/2023

Đất Nước là gì ? Đất Nước không ở đâu xa xôi mà tồn tại ở trong đời sống của của chúng ta. Đất Nước là của nhân dân và nhân dân phải có trách nhiệm với Đất Nước. Hãy cùng Topbee cảm nhận về đoạn thơ “Đất là nơi anh đến trường.... Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.” trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm để nhận thức rõ hơn về Đất Nước nhé !


Dàn ý :Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ Đất là nơi anh đến trường.... Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

A. Mở bài 

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm

- Giới thiệu khái quát tác phẩm Đất Nước

B. Thân bài 

- Khái quát nội dung tác phẩm

- Phân tích và đưa ra cảm nhận về các câu thơ

+ 4 câu thơ đầu : Đất Nước được cảm nhận theo phương diện địa lý, là nơi hò hẹn của các cặp đôi.

+ 9 câu tiếp : Đất Nước được nhìn nhận theo quan điểm không gian và thời gian và phương diện lịch sử.

+ 7 câu cuối : Đó chính là lời nhắc nhở dành cho các thế hệ mai sau phải biết trân trọng những giá trị mà người đi trước để lại

- Tóm tắt lại nội dung

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ


Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ Đất là nơi anh đến trường.... Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Nguyễn Khoa Điềm là một trong số những cây bút tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Đất Nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông. Dưới ngòi bút của ông, đã có rất nhiều những thi phẩm xuất sắc như: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng…Bài thơ “ Đất Nước” là một đoạn trích thuộc chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.

Bài thơ là quan điểm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, với nhà thơ Đất Nước không phải điều gì quá xa xôi hay lớn lao mà Đất Nước ở ngay gần chúng ta. Đất Nước gần gũi, gắn liền với đời sống của nhân dân từ những điều giản dị, nhỏ bé nhất.

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ Đất là nơi anh đến trường.... Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Để giải đáp cho câu hỏi “ Đất Nước là gì ?” nhà thơ đã bày tỏ những cảm nhận của mình qua 16 câu thơ sau.

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Về phương diện địa lý Đất Nước không ở đâu xa mà ở ngay trong môi trường sinh sống của nhân dân. Nhà văn tách riêng hai yếu tố “ Đất” và “Nước” để thấy rõ cách mà Đất Nước gắn liền với những kỉ niệm thân quen của mỗi người. Không những thế, Đất Nước còn là không gian hẹn hò- nơi mà tình yêu đôi lứa bắt đầu nảy sinh những rung động bồi hồi. Hình ảnh chiếc khăn tay rơi trong nỗi nhớ thầm khiến chúng ta liên tưởng đến câu ca dao 

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất”

Chiếc khăn  tuy nhỏ bé nhưng ẩn chứa những tâm tư, những hứa hẹn về tình yêu lứa đôi.

Đất nước còn là “hòn núi bạc” và “ biển khơi”. Theo quan điểm nhìn nhận bằng không gian và thời gian, Đất Nước từ hiện diện trong đời sống cá nhân, từ tình yêu đôi lứa cho đến “ nơi dân mình đoàn tụ”. Đó là sự đoàn kết, gắn bó, phát triển từ đời sống cá nhân lên thành tập thể. Đất Nước là sợi dây liên kết nhân dân ta tạo nên tinh thần đoàn kết mạnh mẽ của dân tộc. 

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Không chỉ cảm nhận ở phương diện địa lý, nhà thơ còn bày tỏ quan điểm về Đất nước ở phương diện lịch sử. Điều ấy thể hiện qua câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trăm trứng. Nhà thơ như muốn nhấn mạnh về nguồn gốc thiêng liêng của dân tộc ta.

Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.

Nhà thơ không chỉ lí giải về nguồn gốc của Đất Nước mà còn gửi gắm vào bài thơ những suy nghĩ, quan điểm riêng. Đó chính là lời nhắc nhở dành cho các thế hệ mai sau phải biết trân trọng những giá trị mà người đi trước để lại. Phải biết bảo vệ và cố gắng phát triển Đất Nước, không quên truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.  Dù đi đâu về đâu cũng không được quên đi cội nguồn, quê hương của chính mình.

Bài thơ là một tác phẩm xuất sắc được kết hợp bởi chiều sâu của không gian địa lý, chiều dài đằng đẵng của thời gian lịch sử, trong bề dày của văn hóa – phong tục, lối sống tâm hồn và tính cách dân tộc. Cả ba phương diện được đan xen và phục vụ cho việc phát triển quan điểm Đất Nước là của nhân dân, do dân và vì dân .

Với những lời thơ giản dị, khúc chiết đã nói lên một cách nhìn mới, nhận định mới của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc sâu lắng cùng với nhìn nhận mới mẻ, đúng đắn đã làm nên giá trị của đoạn thơ. “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã mang lại những giá trị vô cùng sâu sắc về nội dung và nghệ thuật. Bằng những quan điểm mộc mạc, gần gũi với nhân dân, tác phẩm sẽ thành công trong việc góp phần phát triển nền thơ ca Việt Nam.

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question