image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh

icon-time30/1/2023

Với tình yêu dành cho quê hương tha thiết, chỉ với 2 khổ thơ đầu nhà thơ Tế Hanh đã phác họa nên bức tranh quê hương với vẻ đẹp yên bình, gần gũi cùng những con người hiền lành, chất phác ở vùng biển. Sau đây mời thầy cô và các bạn tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh


Dàn ý Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh

I. Mở bài

- Giới thiệu một vài nét về tác giả Tế Hanh, bài thơ Quê Hương.

- Vấn đề cần nghị luận ở đây là cảm nhận về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh

II. Thân bài

1. Khái quát

- Tác giả Tế Hanh ( tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật,….).

- Bài thơ Quê Hương (hoàn cảnh sác tác, đề tài,…).

2. Phân tích

- Với tình yêu dành cho quê hương tha thiết, chỉ với 2 khổ thơ đầu nhà thơ Tế Hanh đã phác họa nên bức tranh quê hương với vẻ đẹp yên bình, gần gũi cùng những con người hiền lành, chất phác ở vùng biển. Tác giả cũng giới thiệu cho người đọc biết tới một  nghề truyền thống ở nơi đây là nghề chài lưới

3. Tổng kết giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ.

III. Kết bài 

Nêu cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

Dàn ý Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Quê hương là một trong những đề tài mà khơi gọi cho rất nhiều văn nhân và thi nhân nguồn cảm hứng sáng tác. Mỗi tác phẩm khi viết về quê hương đều để lại ấn tượng và dấu ấn sâu sắc trong lòng các bạn đọc. Đỗ Trung Quân từng bày tỏ tình cảm tha thiết nhớ thương với quê hương của mình qua những vần thơ đầy ngọt ngào: 

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bóng vàng bay"

Đến với “Quê hương” của tác giả Tế Hanh, ta thật xúc động khi đọc lên những lời thơ đầy yêu thương, nhớ nhung của một con người đang sinh sống và học tập ở một nơi xa quê hương của mình. Đây là một bài thơ thắm đượm hồn quê, tình quê vang lên từ tiếng lòng nhớ thương quê da diết. Chỉ với 8 câu thơ của 2 khổ đầu, bức tranh quê hương có biển xanh, có cắt trắng, có nắng vàng cùng những con người nơi vùng chài rất đỗi hiền hậu, chất phác.

"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

Hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu thật chân thành của Tế Hanh qua đó gợi ra hình ảnh một vùng quê làm nghề chài thật bình dị. Từ đó ta có thể  nhận ra quê của tác giả đang là một ngôi làng ở cạnh biển, người dân nơi đây kiếm sống bằng nghề “chài lưới” đánh bắt cá, bốn bề có sóng nước “bao vây”. Từ “vốn” kết hợp cùng cụm danh từ” làm nghề chài lưới” đã cho độc giả biết được nghề chài lưới từ lâu đã trở thành một nghề truyền thống, được giữ gìn và phát huy, lưu truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác của người dân nơi đây. Chỉ với những lời thơ trên, ta cảm nhận được rõ nét sự tự hào của Tế Hanh khi nhắc về một nghề truyền thống của làng quê mình. Tuy đây là một nghề mưu sinh vất vả, khó khăn nhọc nhằn nhưng thấm đượm chất quê sâu sắc.

Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh

"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"

Hai câu thơ kế tiếp là một bức tranh miền biển với khung cảnh thanh bình có “trời trong”. “gió nhẹ”, “sớm mai hồng” cùng nét đẹp lao động hiện ra thật đẹp hiện ra . Trạng ngữ chỉ thời gian kết hợp cùng với các danh từ chỉ không gian như muốn báo hiệu cho người đọc biết đây là thời điểm mà đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi. Đó là một "sớm mai hồng", khi ông mặt trời vừa mới thức giấc mở tỏa ra những tia nắng hồng xuống mặt biển long lanh, huyền ảo khi ấy chính là lúc "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Công việc của người dân nơi đây bắt đầu vào một sớm mai, đoàn thuyền ra khơi chứa đựng biết bao hy vọng về một hành trình chinh phục mẹ thiên thiên. Hình ảnh "dân trai tráng" đã gợi vẻ đẹp mộc mạc, giản dị chân chất của những chàng trai nơi đây, họ có một làn da ngăm thấm đã vị mặn của biển cả, thân hình đầy sự rắn rỏi, cường tráng, mạnh mẽ, đây là hình ảnh đại diện tiêu biểu cho sức trẻ của người lao động nơi vùng chài. 

" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"

Sau một đêm dài nghỉ ngơi, vào sớm mai những chiếc thuyền đang nằm lặng im nay cũng tỉnh giấc để bắt đầu công việc của mình. Nó cùng con người miệt mài ra trận. Những cánh tay khỏe khoắn lèo lái con thuyền một cách dũng mãnh, khéo léo  "vượt trường giang" để phi ra biển lớn. Với việc sử dụng biện pháo nghệ thuật so sánh “Chiếc thuyền nhẹ hăng” như “Con tuấn mã" qua đó tác giả đã gợi lên cho độc giả thấy được sức lướt nhanh nhưng cũng thật nhẹ, thật mạnh mẽ của con thuyền cùng với sức mạnh, sự đoàn kết của những con người trong công cuộc tiến ra chinh phục biển khơi. Chính nhờ ý chí kiên cường, đôi bàn tay rắn rỏi, bản lĩnh mà "dân trai tráng" đã điều khiển chiếc thuyền của mình vượt qua cả sóng to gió lớn. Bằng ngòi bút tài năng của mình, Tế Hanh đã gợi ra hình ảnh những con thuyền ra khơi tiến về biển lớn với tâm thế đầy hào hùng, hứng khởi với sức mạnh to lớn như vũ bão. Những con thuyền ấy cũng giống như trái tim nhiệt huyết và lòng quyết tâm của những dân làng chài lúc ra khơi. 

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp giá"

Cánh buồm- hồn làng đây là hai hình ảnh được so sánh ngang bằng với nhau, qua đó đã cho độc giả thấy được vẻ đẹp hồn quê hương trong đời sống lao động. Dưới ngòi bút của tác giả, cánh buồm không còn là vật vô tri, vô giác trong không gian nữa mà nó chính là biểu tượng cho linh hồn làng quê. Cánh buồm không chỉ mang hương vị mặn mòi của biển cả cùng niềm tin yêu to lớn của những người dân làng chài. Với việc sử dụng thủ phát so sánh thật tinh tế và khéo léo, Tế Hanh đã khiến cho độc giả thật ngỡ ngàng khi ông so sánh “cánh buồm giương to" với “mảnh hồn làng”. Ở đây nhà thơ đã dùng cái hữu hình để so sánh với cái vô hình, từ đó thành công phác họa nét chân dung của hồn quê. Cánh buồm ấy vươn thân ra đón gió, tiến về phía trước một cách thật dũng mãnh như chính những “dân trai tráng” tiến về biển cả với một niềm tin yêu, dù có khó khăn, vất vả, dù có bị cản trỏe bởi sóng gió nhưn họ vấn sẽ luôn tiến bước, hướng về những điều tốt đẹp trong tương lai cùng những hy vọng mới.

Với hồn thơ trong sáng, nhẹ nhàng cùng tài năng trong việc sử dụng các bút pháp nghệ thuật, tác giả đã cho người đọc thấy được những cảm xúc giản dị, gần gũi, gắn bó thân thương như chính quê hương của mình vậy. Chỉ với 8 câu thơ đầu, Tế Hanh đã thành công tái hiện một bức tranh lao động tươi đẹp và tràn trề sức sống. Có lẽ chính từ những tình cảm thương nhớ chân thành về cội nguồn của mình đã thôi thúc tác giả viết ra những lời thơ thấm đượm tình yêu thương quê hương tha thiết.

------------------------------------

Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question