image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi

icon-time4/2/2024

Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là một tác phẩm vô cùng xuất sắc và để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi hai nét tính cách đối lập của dòng sông Đà. Sau đây, mời các em cùng Topbee tìm hiểu bài viết cảm nhận của em về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi


Dàn ý nêu cảm nhận của em về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi

nêu cảm nhận của em về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi

I. Giới thiệu chung 

- Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật độc  đáo, tài hoa và uyên bác, các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

- Người lái đò Sông Đà được trích từ tập Tùy bút Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế Nguyễn Tuân đến  với Tây Bắc. Tại đây, ông đã cảm nhận được thiên nhiên vừa dữ dội vừa trữ tình cùng với chất vàng mười  trong tâm hồn người dân nơi đây. 

- Khái quát vấn đề: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về sự độc  đáo trong cách miêu tả Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.  

II. Phân tích 

1. Phân tích đoạn trích – Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà. 

- Trước đó nhà văn đã khám phá và thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của Đà giang với cảnh đá bờ sông dựng  vách thành, những cái hút nước hay những trùng vi thạch trận trên mặt sông... ở phương diện này sông Đà  hiện lên như một thứ kẻ thù số 1 với tâm địa độc ác, nham hiểm luôn muốn tiêu diệt những người lái đò. Trong  đoạn văn này nhà văn tập trung thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình độc đáo của con sông. 

- Từ điểm nhìn trên cao, Sông Đà có vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, yêu kiều.  

+ Sông Đà thướt tha, duyên dáng, đầy nữ tính như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc: Con Sông Đà tuôn dài  tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo  tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân…. 

+ Sông Đà có sự thay đổi kì diệu màu nước theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: Mùa xuân – “dòng xanh  ngọc bích”; mùa thu – “nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ”.  

- Từ điểm nhìn gần hơn – điểm nhìn của một người đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông, Sông Đà gợi  cảm, Sông Đà “như một cố nhân”. 

+ Sông Đà lung linh, thơ mộng, mang đậm vẻ đẹp Đường Thi.  

+ Sông Đà gợi niềm vui, đem lại cảm giác “đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân” cho con người.  - Hình tượng Sông Đà được cảm nhận bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; câu văn nhịp nhàng; hình ảnh bay  bổng, lãng mạn; sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh…tạo những liên tưởng độc đáo thú vị, làm nổi  bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông.  

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn. 

+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo... 

+ Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm. 

+ Câu văn giàu nhịp điệu, ngôn ngữ trong sáng đậm chất thơ... 

2. Nhận xét nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà  văn Nguyễn Tuân. 

- Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô tri vô giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có  tâm hồn, tình cảm. Với Nguyễn Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung cũng là một tác phẩm  nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc nên càng trở nên  đặc biệt. … 

- Cách miêu tả độc đáo này cho thấy Nguyễn Tuân có sự gắn bó sâu nặng, tình yêu mến tha thiết đối với thiên  nhiên Tây Bắc, với quê hương đất nước, đồng thời cho thấy được ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm của ông...

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.


Cảm nhận của em về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi - Mẫu 1

Cuộc sống chính là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật, văn chương phải gắn liền với những vẻ đẹp ngoài cuộc sống thì văn chương ấy mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Tác phẩm Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân cũng là một tác phẩm xuất sắc như thế, qua tác phẩm người đọc cảm nhận được sự tài hoa, uyên bác và tài năng của nhà văn. Để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng bạn đọc phải kể đến vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà thông qua đoạn trích “Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi…”

Nguyễn Tuân là một nhà văn có tinh thần yêu nước và những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước. Phong cách sáng tác của ông cũng được chia thành hai giai đoạn rõ rệt, nếu trước cách mạng tháng Tám, những tác phẩm của ông có phần tìm kiếm những vẻ đẹp chỉ còn tồn tại trong quá khứ. Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đã phối hợp hài hòa giữa tình yêu quê hương đất nước với tình yêu cách mạng. Giọng văn của ông cũng trở nên thay đổi, nó tràn đầy tự tin, mạnh mẽ kết hợp với phong cách nghệ thuật độc đáo, mới lạ.

Tác phẩm Người lái đò sông Đà là kết quả ra đời của chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc để ông tìm hiểu về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp lao động của con người. Ông tìm “chất vàng mười đã qua thử lửa”, tác phẩm ra đời vào năm 1960 và được in trong tập tùy bút Sông Đà vô cùng nổi tiếng, góp phần tạo nên tiếng vang cho sự nghiệp của Nguyễn Tuân.

Sông Đà có hai nét tính cách vô cùng đối lập, nếu ban đầu người đọc phải khiếp sợ trước con sông Đà hung dữ và thô bạo, với những trùng vi thạch trận muốn nhấn chìm kể cả những người lái đò tài giỏi nhất. Không những vậy, nơi đây còn có những vách đá bờ sông dựng vách thành, những nguy hiểm ngập tràn. Lúc này đây, sông Đà như kẻ thù số một của người dân nơi đây, ai nhắc đến cũng phải khiếp sợ trước dòng sông Đà.

Nhưng ở đoạn văn tiếp theo, tác giả tập trung vào việc miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng và vô cùng trữ tình của dòng sông Đà. Từ trên cao quan sát xuống dòng sông ấy, người đọc không khỏi bất ngờ khi dòng sông hung dữ ở thượng nguồn giờ đây lại kiều diễm và đáng yêu đến thế.

Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, Nguyễn Tuân đã từng đưa ra nhận định rằng “Văn chương là lĩnh vực của sự độc đáo”, cũng bởi vậy thông qua bàn tay phù thủy ngôn từ, sông Đà đã mang trong mình một vẻ đẹp hoàn toàn khác. Điệp từ “tuôn dài” khiến người đọc cảm giác như con sông Đà dài vô tận, kiều diễm uốn mình theo thủy trình của dòng sông.

Nguyễn Tuân cũng không sử dụng từ “mái tóc” mà lại dùng từ “áng tóc”, qua đó thấy được sự trân trọng, quý mến mà tác giả dành cho vẻ đẹp sông Đà, sông Đà giờ đây hiện lên như một người con gái đầy sức sống của núi rừng Tây Bắc. Những bông hoa ban trắng bung nở ven dòng sông như nhẹ nhàng cài lên trên mái tóc thướt tha của sông Đà, làm cho dòng sông càng đậm nét trữ tình, quyến rũ, ẩn hiện trong sương khói của đất trời.

Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà còn được quan sát qua sự thay đổi của màu nước, nếu vào mùa xuân dòng sông mang vẻ đẹp của “màu xanh ngọc bích” thì mùa thu lại “lừ lừ chín đỏ như gương mặt của một người bầm đi vì rượu”. Mùa xuân, dòng sông Đà trong trẻo và tươi mới, phải thật sự dành tình yêu lớn cho thiên nhiên đến thế nào tác giả mới có thể cảm nhận vẻ đẹp của con sông Đà một cách tinh tế và đặc biệt như thế. Bằng sự tinh tế của nhà văn dành cả đời để đi tìm cái đẹp, yêu chủ nghĩa xê dịch thì tác giả mới cảm nhận được độ trong trẻo và đẹp đẽ của sông Đà, khác hẳn với sông Lô, sông Gâm mang màu xanh cánh hến.

Khi đến mùa thu, dòng sông “lừ lừ chín đỏ” và được so sánh với gương mặt của một người bầm đi vì rượu. Màu đỏ ấy xuất hiện khi dòng sông Đà phải chở phù sa nặng trĩu, kết hợp với khung cảnh đặc biệt của đất trời. Cùng viết về những dòng sông, nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sự thay đổi của dòng sông Hương “Sớm xanh trưa vàng chiều tím” thì Nguyễn Tuân lại cảm nhận sắc nước của sông Đà thay đổi theo các mùa trong năm như khoác lên mình một bộ quần áo mới đặc sắc.

Vẻ đẹp của dòng sông Đà còn là vẻ đẹp của cố nhân, Nguyễn Tuân gặp lại sông Đà như gặp lại người bạn cũ, người tình xưa của mình. Hình ảnh của dòng sông Đà mang đậm vẻ đẹp đường thi. Sông Đà gợi niềm vui, đem lại cảm giác “đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân” cho con người.

Hình ảnh trong văn chương của Nguyễn Tuân khiến người đọc không khỏi ấn tượng, đó là sự kết hợp của ngôn từ bay bổng, những biện pháp tu từ được kết hợp và sử dụng một cách khéo léo. Những câu văn giàu chất nhịp điệu và những hình ảnh rất thơ đã vẻ nên một bức tranh sông Đà trữ tình hoàn mỹ.

Thông qua việc miêu tả con sông Đà, ta nhận ra tình cảm sâu nặng mà Nguyễn Tuân dành cho dòng sông, cho thiên nhiên và quê hương đất nước. Dòng sông không còn là thứ vô tri vô giác mà trở nên có hồn, như một sinh thể đang sống và đang tồn tại. Với Nguyễn Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung cũng là một tác phẩm  nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc nên càng trở nên  đặc biệt.

Tác phẩm Người lái đò sông Đà đã miêu tả xuất sắc vẻ đẹp của con song Đà, đồng thời còn thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân. Tác phẩm xứng đáng là tác phẩm xuất sắc nhất và sẽ mãi neo đậu trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.


Cảm nhận của em về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi - Mẫu 2

nêu cảm nhận của em về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi

Nguyễn Đình Thi gọi Nguyễn Tuân là “người suốt đời đi tìm cái đẹp”. Ông cũng tự nhận mình là người “sinh ra để thờ nghệ thuật với hai chữ viết hoa”. Cuộc đời sáng tác của ông là hành trình đi tìm cái đẹp nên trong con mắt của nhà văn mọi hình ảnh, mọi đối tượng từ thiên nhiên đến con người đều được miêu tả sóng đôi cùng chuẩn mực của cái đẹp. Văn nhân chủ yếu khám phá thiên nhiên và sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ và phác họa con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đam mê với cái đẹp của quá khứ còn vang bóng lại, say sưa khám phá và thể hiện vẻ đẹp cội nguồn của văn học sùng cổ, đi sâu vào lớp người đặc tuyển của xã hội, những hình tượng siêu phàm như đao phủ nghệ sĩ, viết chữ nghệ sĩ… Sau năm 1945, Nguyễn Tuân dần tìm thấy cây cầu nối giữa cái đẹp ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Cùng với nhiều nhà văn chiến sĩ, Nguyễn hăm hở tham gia kháng chiến và sáng tác văn chương để phục vụ kháng chiến. Ông không lấy văn chương làm công cụ tuyên truyền một cách máy móc mà thể hiện nhiệt huyết và tình yêu đất nước ở một phương diện khác. Đó là sự ngây nhất trước vẻ đẹp thiên nhiên của non sông, đất nước; niềm ngợi ca vẻ đẹp người lao động bình dị mà phi thường, trong đó nổi bật là dòng sông Đà và người lái đò sông Đà.

“Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Người nghệ sĩ suốt đời săn tìm cái đẹp đã khiến sông Đà chảy tràn trên những trang văn đẹp. Dòng sống trữ tình được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn ở nhiều thời gian và không gian khác nhau. Đoạn trích được bắt đầu bằng những lời văn bồng bềnh như bầu trời mùa xuân, như bầu trời mùa thu nơi tác giả từ trên tàu bay nhìn xuống. Qua đó nổi bật lên sự tài hoa tài tình hiếm ai bì kịp ấy đã vẽ ra cả một bức tranh thủy mặc chỉ trong một câu văn “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân”. Dòng sông mang vẻ đẹp của một áng tóc trữ tình mềm mại thướt tha duyên dáng.

Nhưng cái hay cái mới của Nguyễn Tuân là ở vẻ biến hóa của sống Đà. Dòng sông vừa mới đây mang diện mạo của một kẻ thù số một của con người ngay trong chốc lát đã lột xác để mang nét đẹp mơ màng của một bông hoa còn phong nhụy – một mĩ nhân hiền dịu, và xuân sắc xinh đẹp, yêu kiều tình tứ đang khoe dáng hình, đang hòa nhan sắc vào đó. Nguyễn Tuân còn tô điểm cho dòng sống bằng những sắc màu rực rỡ chói lọi bằng sự hư ảo của khói núi mây ngàn Tây Bắc. Vẻ rực rỡ và huyền ảo ấy đã tạo nên một tấm voen bao phủ gương mặt của dòng sông. Như vậy bao nhiêu thơ mông quyến rũ của sông núi của mây trời đã ùa về thức dậy trong một câu văn. Chất văn trữ tình lãng mạn của Nguyễn Tuân cũng theo đó mà bộc lộ. Tác giả đã lồng cảnh vào cảnh, đan dệt tình vào tình để thú nhận nỗi đắm say của mình trước vẻ duyên dáng tuyệt mĩ của con sông Tây Bắc. Bằng lòng yêu và niềm tin tự hào về cảnh trí của con sông đất nước “Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”. Phải yêu phải hiểu và gắn bó với dòng sông và lao động nghệ thuật công phu đến nhường nào mới thấu tỏ từng đường nét uyển chuyển từng gam màu đậm nhạt của Đà Giang đến như vậy. Ai dám bảo rằng cái cốt cách phong lưu tài tủ cho phép nhà văn cứ thả sức rong chơi chờ đợi thần hứng đến với mình.

“Thi sĩ là người tình của thiên nhiên” – Hoài Thanh. Trong niềm thiết tha của tác giả dòng sông đã từ lúc nào đã trở nên rất gợi cảm, nhà văn đã nhìn Sông Đà như một cố nhân xa lâu thì nhớ mà gặp lại thì cuống quýt vui mừng. Nguyễn Tuân miêu tả khoảnh khắc sau nhiều ngày ở rừng đi núi bất ngờ gặp lại dòng sông. Khoảnh khắc ấy dạt dào khiến nhà văn tùy bút cũng muốn trở thành thi sĩ trong đôi mắt của Nguyễn Tuân. Sắc nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, hoe hoe vàng vàng lấp lánh trên sóng nước. Và chỉ trong một đoạn văn không dài Nguyễn Tuân đã hai lần thốt lên hai tiếng “Chao ôi”. Tâm trạng của con người đã tạo nên những cấu trúc đặc biệt chỉ gồm các cụm từ định danh “Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Đây thực sự là những trang văn tài hoa hiếm có thấm đượm tình của người yêu thiên nhiên hòa với duyên tình từ thâm của chính cảnh vật. Thật khó có thể phân biệt đâu là tiếng lòng của ngoại giới của thiên nhiên mĩ lệ đâu là tiếng lòng của một người nghệ sĩ đang say đắm trước một dòng sông đẹp.

Với niềm lì vọng mỗi trang văn là một trang nghệ thuật. Nguyễn Tuân đã thực sự thành công khi phác họa gương mặt trữ tình Sông Đà, người con gái của núi rừng Tây bắc dưới ngòi bút của tác giả trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo, tuyệt tác của thiên nhiên tạo hóa cũng là tấm lòng là tình yêu tác giả dành cho quê hương dân tốc. Đó còn là dòng sông được chinh phục và chi phối bởi quyền năng ngôn từ, một vốn ngôn ngữ giàu có, phong phú sống động gợi hình gợi cảm. Những câu văn trong sự hội tụ của thơ ca, âm nhạc và hội họa, những liên tưởng so sánh đầy bất ngờ và bay bổng. Tất cả góp phần tạo nên những đoạn tùy bút như những áng thơ được viết bằng những câu văn xuôi của một bật tài hoa tài tử số một của nên văn học Việt Nam.

Phạm Kim Chi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question