image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về khổ 5, 6, 7 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính

icon-time5/2/2023

Thời kỳ kháng chiến, hình ảnh những người lính chính là một trong những đề tài được nhiều tác giả sử dụng. Người lính với quê hương, người lính với những người đồng đội và hình ảnh người lính dũng cảm đều được các tác giả nhắc tới. Phạm Tiến Duật đã khai thác hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến bên cạnh những người đồng đội. Mời các em cùng Topbee tìm hiểu về nét đẹp ấy thông qua bài cảm nhận của em về khổ 5, 6, 7 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính.


Dàn ý cảm nhận của em về khổ 5, 6, 7 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và khái quát vị trí khổ 5, 6, 7 trong bài thơ.

Thân bài: 

Cảm nhận chung về 3 khổ thơ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tình cảm của những người lính trong khổ 5: gắn kết như anh em

Cảnh sinh hoạt của những người lính

Chí hướng và niềm tin của những người lính trẻ

Kết bài: Cảm nhận chung về hình ảnh những người lính và tình đồng đội


Cảm nhận của em về khổ 5, 6, 7 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Những thương đau và mất mát của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến không gì có thể đếm được. Xuyên suốt trong các cuộc chiến ấy, hình ảnh người lính trở thành niềm tin và hy vọng của nhiều người. Họ cũng trở thành những “nàng thơ” trong các tác phẩm văn học. Phạm Tiến Duật đã khai thác hình ảnh đẹp đẽ ấy ở một khía cạnh độc đáo. Trong 3 khổ cuối của tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính, thói quen sinh hoạt và tình cảm như gia đình của những người lính trẻ.

Không có những đau thương hay mất mát, Phạm Tiến Duật đã biến tất cả chúng thành một thái độ vui vẻ trong gian khó của những người lính trẻ. Đối mặt với bom đạn và những thiếu thốn nơi chiến trường, họ không nản lòng và luôn đi về một tương lai phía trước. 3 khổ cuối bài thơ khiến cho chúng ta thấy được những người lính đang đi về phía tương lai, đem biết bao nhiêu là hy vọng của nhân dân về phía trước.

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

Những chiếc xe trong các đoạn bên trên là những chiếc xe chịu nhiều tác động của chiến tranh. Những cửa kính vỡ chạy ra từ trong làn mưa đạn của chiến trường chính là một minh chứng rõ nhất trong lịch sử. Chiến tranh tàn khốc mà để lại nhiều đau thương, nhưng khi đã bước vào nơi làn mưa ấy thì họ không được chùn bước, thậm chí họ còn tìm được niềm vui bên trong gian khổ. Từ mọi phương tám hướng, những chiếc xe giống nhau đến lạ tập hợp lại thành một tiểu đội, cũng là một gia đình nhỏ. Bởi vốn dĩ, chúng ta là những người anh em cùng một mẹ sinh ra. Cửa kính vỡ từ những khổ thơ trước cũng xuất hiện tại đây, cũng là một cái “thú vui” của người lính mà thông qua đó, họ có thể bắt được tay nhau. Cái bắt tay trong hoàn cảnh này trở thành một động lực và là sự tiếp sức cho nhau.

Cảm nhận của em về khổ 5, 6, 7 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

Một khía cạnh độc đáo được khai thác bởi Phạm Tiến Duật chính là những hình ảnh sinh hoạt khó khăn của những người đồng chí. Khi chiến tranh mọi thứ đều thiếu thốn, họ sinh hoạt trong hoàn cảnh màn trời, chiếu đất. Bếp bắc giữ trời, chẳng cao sang phú quý nhưng nghe hai chữ “gia đình” lại khiến cho lòng người hạnh phúc. Bởi chẳng ở đâu mà lòng người lại gần như lúc ấy, những người lính lầm lem nhìn nhau cười và thấu hiểu cho nhau, cùng chung niềm tin và gian khổ. Có lẽ như bài Đồng chí, đây là thứ xây dựng tình cảm và gắn kết họ trở nên gần nhau hơn. 

"Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

Trong khổ cuối, chỉ bằng 4 câu thơ tác giả khái quát lại nội dung của toàn bộ bài thơ. Những chiếc xe không kính, không đèn rồi không mùi, thùng xe có xước,... Tất cả đó đều là hậu quả mà bom đạn chiến tranh để lại. Tuy khó khăn và thiếu thốn, nhưng mảnh đất quê hương còn chưa được thống nhất, chiếc xe ấy chẳng bao giờ dừng lại cả. Như những bước chân của người lính, hành trình đến miền Nam trở nên gần và thân thương đến vô cùng. Chỉ cần họ còn hy vọng, mà họ cũng chính là người mang hy vọng cho toàn bộ người dân Việt Nam, xung phong trên đoạn đường gian nan chỉ vì một tương lai thống nhất. Tại nơi ấy, có lẽ họ cũng chẳng được thấy, nhưng có những người đồng đội, những người thân sẽ thay họ hưởng rọn thái bình của đất nước.

Có lẽ hoàn cảnh này khó khăn thật đấy, có lẽ nguy hiểm đầy rẫy và thứ xây xát không chỉ là những chiếc xe. Tuy nhiên, chẳng ai có thể cản được họ trên con đường tiến về miền Nam thân thương. Họ vẫn sẽ nở nụ cười, truyền cho nhau động lực và tiền về một tương lai đẹp đẽ. Đây có lẽ cũng là những điều mà tác giả muốn cho độc giả thấy về những người lính trong các cuộc kháng chiến.

------------

Trên đây là bài viết cảm nhận của em về khổ 5, 6, 7 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Hy vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

Tô Thị Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question