image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền

icon-time15/11/2023

Đoạn trích Thề nguyền chững tỏ quan niềm mới mẻ đầy táo bạo của Nguyễn Du trong tình yêu đôi lứa. Thúy Kiều và Kim Trọng là hai minh chứng cho tình yêu đẹp. Hãy cùng Topbee đến với không gian thề nguyền để cảm nhận tình yêu đẹp đẽ, thơ mộng.


Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền - Mẫu số 1

“Không biết từ bao giờ ánh trăng đã là nguồn cảm hứng bất tận, muôn đời của các thi sĩ, văn nhân. Có thể coi đây là mối lương duyên suốt đời mà ông tơ bà nguyệt đã dành cho họ”.Nếu như hình ảnh ánh trăng trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương là vầng trăng khuyết, là cuộc đời nhiều dang dở, bất hạnh của người phụ nữ. Thì khi đến với Nguyễn Du trong tác phẩm “Thề nguyền” lại là vầng trăng sáng tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. “Thề nguyền” được trích từ câu 431 đến câu 452, đó là một buổi chiều tà, khi nàng Kiều trở về nhà biết tin cả nhà vẫn chưa về. Kiều quyết định quay lại gặp Kim Trọng, hai người đã làm lễ thề nguyền trước ánh trăng sáng. Đại thi hào Nguyễn Du đã khéo léo lựa chọn không gian của cuộc thề nguyền đầy tinh tế. Đó là một đêm trăng sáng, vầng trăng là nhân chứng cho tình yêu của họ. Trăng ở đây là vầng trăng tròn, tượng trưng cho mong ước có được hạnh phúc trọn vẹn của Thúy Kiều và kim Trọng. Vầng trăng đó chính là nhân chứng của tình yêu đẹp không tì vết, vượt qua mọi lễ giáo khắt khe của phong kiến. Không gian thơ mộng ấy khiến cho lời thề nguyền càng trở nên thiêng liêng. Chính tình yêu của họ chứng minh một điều rằng: dù sống trong bất kỳ xã hội nào, dù là trai hay gái thì con người vẫn luôn có mưu cầu hạnh phúc, luôn kiếm tìm hạnh phúc đích thực của riêng mình. 

Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền

Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền - Mẫu số 2

Trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, đoạn trích thề nguyền miêu tả lại khung cảnh gặp gỡ trong đêm trăng rất thơ mộng lãng mạn. Không gian thề nguyền lung linh, lãng mạn với “tiếng sen, khẽ  động giấc  hòe/ Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”. Không khí đêm thề nguyền hiện lên với ánh trăng sáng, cùng hương thơm của tiếng sen hoa lê. Đêm thề nguyền của Kim- Kiều diễn ra trong vườn với thiên nhiên đẹp đẽ, êm đềm cùng ánh trăng sáng minh chứng cho tình yêu trong sáng, vĩnh cửu của họ. Ánh trăng đã nhiều lần xuất hiện trong truyện Kiều, nhưng có lẽ ánh trăng trong đoạn trích thề nguyền là “vầng trăng vằng vặc giữa trời” tròn đầy, viên mãn nhất.  Vầng trăng tượng trưng cho sự sum vầy, cho hạnh phúc viên mãn, biểu tượng cho tình yêu trong sáng của Thúy Kiều và Kim Trọng. Không gian buổi thề là một khung cảnh đầy thi vị, mơ mộng. Dưới không gian tuyệt mỹ ấy nàng Kiều và chàng Kim đã khẳng định tình cảm dành cho nhau, ánh trăng sáng khiến lời thề nguyện của họ càng trở nên trân thành, thiêng liêng, khẳng định tình yêu dành cho nhau là mãi mãi. Đây là khung cảnh đẹp đẽ nhất và hạnh phúc nhất của cuộc đời Kiều. Ánh trăng sáng vằng vặc, bảo vệ cho tình yêu khỏi những tì vết, Khỏi định kiến của xã hội phong kiến xưa. Qua đây Nguyễn Du muốn gửi đến một thông điệp về sự chung thủy, son sắt trong tình yêu. Tình yêu ấy đã vượt qua mọi sự ngăn cản của lễ giáo, một tình yêu đích thực, đẹp đẽ nhất của con người.     

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question