image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về nét đẹp của một số hình ảnh thơ trong bài Thao thức trăng suông

icon-time27/11/2023

Nguyễn Tấn Sĩ là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông in đậm dấu ấn cá nhân và đặc biệt là tác phẩm Thao thức trăng suông. Sau đây, mời các em cùng Topbee tìm hiểu bài viết cảm nhận của em về nét đẹp của một số hình ảnh thơ trong bài Thao thức trăng suông. 


Đoạn trích Thao thức trăng suông

Đất quê nhà ở phía mọc vầng trăng 
Ở phía ngực mỗi người đang nhức nhối 
Là lính trạm chẳng ai cần phải dối
Sương đêm gầy, trăng đọng ở vành môi
Ba dáng nằm như thế để đêm trôi
Đêm dài lắm chẳng ai buồn ngủ cả 
Và như thế suốt mùa trăng mệt lả
Có ba người thao thức với trăng suông


Dàn ý cảm nhận của em về nét đẹp của một số hình ảnh thơ trong bài Thao thức trăng suông

Cảm nhận của em về nét đẹp của một số hình ảnh thơ trong bài Thao thức trăng suông - ảnh 1

1. Mở bài: 

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tấn Sĩ

- Giới thiệu về tác phẩm Thao thức trăng suông

- Nêu vấn đề cần nghị luận: cảm nhận của em về những nét đẹp của hình ảnh thơ trong bài

- Trích thơ

2. Thân bài:

- Nêu những đặc điểm nổi bật, phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Tấn Sĩ

- Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, xuất sứ, những thông tin nổi bật của tác phẩm Thao thức trăng suông

- Cảm nhận những hình ảnh thơ nổi bật trong đoạn trích:

- Hai câu thơ đầu: 

+ Hình ảnh đất quê nhà nằm dưới vầng trăng mang đến sự gần gũi, gắn bó không thể tách rời.

+ Trái tim của mỗi người đều nhức nhối, là sự lo lắng, bồn chồn và đồng thời đó chính là tình yêu quê hương, yêu đất nước, gắn bó mật thiết và chặt chẽ với nhau.

- Hai câu thơ tiếp: 

+ Lính trạm không cần phải dối đã làm nổi bật lên đức tính trung thực, chân chất, thật thà của con người.

+ Hình ảnh “Sương đêm gầy” đã nhân hoá sương như con người, gầy guộc nhưng lại đậm chất thơ mộng, trữ tình

+ Trăng đọng ở vành môi như sự lưu luyến, không thể tách rời.

- Hai câu thơ tiếp: 

+ Ba dáng nằm của những người lính trạm là sự tự do, ung dung, hiên ngang của những người lính.

+ Đêm dài nhưng những người lính trạm vẫn luôn ý thức được tầm quan trọng của công việc, họ hết lòng cống hiến, không buồn ngủ.

- Hai câu thơ cuối: 

+ Hình ảnh “trăng mệt lả” đã bộc lộ được dù đã trải qua một đêm dài, đến thiên nhiên cũng buồn ngủ nhưng những người lính vẫn vững vàng như thế.

+ Họ vẫn luôn “thao thức với trăng suông” để thực hiện nhiệm vụ cao quý của mình.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã phân tích, nội dung và ý nghĩa của bài

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm.


Cảm nhận của em về nét đẹp của một số hình ảnh thơ trong bài Thao thức trăng suông (hay nhất) 

Cảm nhận của em về nét đẹp của một số hình ảnh thơ trong bài Thao thức trăng suông - ảnh 2

Những tác phẩm văn học đều mang trong những vẻ đẹp đặc biệt nhờ vào phong cách sáng tác không trộn lẫn vào bất cứ ai. Nguyễn Tấn Sĩ là một tác giả nổi tiếng và tác phẩm thơ Thao thức trăng suông là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông.

Đất quê nhà ở phía mọc vầng trăng 
Ở phía ngực mỗi người đang nhức nhối 
Là lính trạm chẳng ai cần phải dối
Sương đêm gầy, trăng đọng ở vành môi
Ba dáng nằm như thế để đêm trôi
Đêm dài lắm chẳng ai buồn ngủ cả 
Và như thế suốt mùa trăng mệt lả
Có ba người thao thức với trăng suông

Nguyễn Tấn Sĩ là một nhà thơ tài năng, ông đã trở thành nhà thơ mặc áo lính chỉ ngay sau khi thống nhất hai miền Nam – Bắc, đất nước ta bước vào thời kì tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc. Tác phẩm Thao thức trăng suông là tác phẩm nằm trong chùm thơ nổi tiếng của ông, tác phẩm đã làm nổi bật hình ảnh của những người lính trạm.

Đất quê nhà ở phía mọc vầng trăng 
Ở phía ngực mỗi người đang nhức nhối 

Hình ảnh thơ “Đất quê nhà” hiện lên thể hiện sự gần gũi, gắn bó không thể tách rời vì đất quê nhà nằm dưới vầng trăng thân yêu. Cùng lúc đấy, trái tim của mỗi người cũng đang “nhức nhối”, tính từ nhức nhối đã thể hiện được trong lòng mỗi người đang có một sự bồn chồn, lo lắng, hay cũng chính là sự nhớ nhung dành cho quê hương, cho đất nước, cho quê nhà. 

Là lính trạm chẳng ai cần phải dối
Sương đêm gầy, trăng đọng ở vành môi


Mỗi người lính trạm “chẳng ai cần phải dối” đã làm nổi bật lên sự trung thực, thật thà và chất phác trong tâm hồn người lính. Khi tác giả Nguyễn Tấn Sĩ nhân hoá hình ảnh “sương đêm gầy” đã nhân hoá hình ảnh sương như con người, làm tăng thêm sự trữ tình và lãng mạn cho hình ảnh thơ, khiến hình ảnh thơ “trăng động ở vành môi” gây ấn tượng mạnh và in đậm dấu ấn trong lòng bạn đọc.

Ba dáng nằm như thế để đêm trôi
Đêm dài lắm chẳng ai buồn ngủ cả

Hình ảnh ba dáng nằm như là sự hiên ngang, oai hùng của những người lính đang nằm nghỉ ngơi và thực hiện nhiệm vụ. Dù cho đêm dài miên man nhưng họ không buồn ngủ vì công viên của những người lính trạm là vô cùng quan trọng và đặc biệt, họ hết lòng cống hiến và thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong hoàn cảnh và điều kiện khó khăn nhưng những người lính trạm vẫn nhìn trăng và biến đó thành một khung cảnh trữ tình, thi vị và thực hiện công việc.

Và như thế suốt mùa trăng mệt lả
Có ba người thao thức với trăng suông

Cả một mùa dài trôi qua, dù cho đến ánh trăng ở nơi xa cũng đã thấm mệt nhoài, lả mình đi thì những người lính vẫn hết lòng thực hiện công việc, không hề mệt mỏi. Nhan đề “Thao thức trăng suông” đã vô cùng phù hợp và đặc biệt vì đã phản ánh đúng nên những đức tính đáng trân trọng của những người lính trạm. Họ và trăng như những người bạn tri kỉ, gắn bó chặt chẽ không thể tách rời.

Bài thơ Thao thức trăng suông của nhà thơ Nguyễn Tấn Sĩ là sự kết hợp độc đáo của các hình ảnh thơ gợi cảm, giàu sức gợi hình, gợi tả, gây ấn tượng mạnh và ghi dấu trong trái tim bạn đọc. Bài thơ đã thể hiện được sự vất vả và mệt nhọc của những người lính khi phải thực hiện công việc của mình, nhưng họ vẫn luôn kiên cường và quyết tâm.

Thời gian là dòng chảy vô hình cuốn trôi đi tất cả nhưng sẽ không bao giờ làm phai mờ đi vị trí của những tác phẩm chân chính trong trái tim bạn đọc, bài thơ Thao thức trăng suông cũng là một tác phẩm hay và xuất sắc như thế.

Phạm Kim Chi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question