image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích: "vắng lặng đến phát sợ.... vô hình trên đầu"

icon-time1/4/2024

Nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - Tác giả Lê Minh Khuê gợi trong ta nhiều suy nghĩ. Dưới đây là bài cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích “vắng lặng đến phát sợ…. vô hình trên đầu” hay, chi tiết nhất. Mời các bạn theo dõi.


Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích: "vắng lặng đến phát sợ.... vô hình trên đầu"

Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài

1. Tóm tắt nội dung tác phẩm

- Sáng tác vào năm 1971 thời điểm cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ diễn ra vô cùng khốc liệt.

- Kể về cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định. Qua ba nhân vật tác giả muốn.

- Làm nổi bật lên vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

2. Phân tích nhân vật Phương Định qua đoạn trích

- Phương định là một cô gái trẻ, hằng ngày phá bom trên một cao điểm của tuyến lửa Trường Sơn.

* Là một cô gái rất kiên cường dũng cảm:

- Mặc dù công việc phá bom đã khá quen thuộc với cô, nhưng mỗi lần khoảng khắc ấy diễn ra là một lần phải đối diện với cái chết.

- Phương Định không hề nao núng “tôi cũng nghĩ đến cái chết, nhưng một cái chết rất mờ nhạt” không ám ảnh đến nỗi sợ hãi.

* Cô gái giàu lòng tự trọng:

- Không cho phép mình run sợ “tôi sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom”

- Luôn coi trọng danh dự của mình, luôn muốn hoàn thành xuất sắc công việc để không phụ lòng các anh chiến sĩ.

3. Nghệ thuật

- Câu văn ngắn gọn, nhịp điệu dồn dập 

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm

- Tình huống trong truyện vô cùng kịch tính 

Kết bài

- Khái quát vẻ đẹp những thanh niên trẻ

- Nêu thông điệp tác giả muốn nhắn gửi


Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích: "vắng lặng đến phát sợ.... vô hình trên đầu"

Đề tài về kháng chiến, về hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của biết bao thi sĩ. Lê Minh Khuê là cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bà từng là thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất thời kháng chiến chống Mỹ. Lê Minh Khuê đã thành công xây dựng nhân vật Phương Định- một trong ba thanh niên xung phong gan dạ dũng cảm chiến đấu trên tuyến đường Tường Sơn qua đoạn trích: vắng lặng đến phát sợ vô hình trên đầu.

Truyện ngắn “những ngôi sao xa xôi” sáng tác vào năm 1971, đây là thời điểm cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ diễn ra vô cùng khốc liệt. Tác phẩm kể về cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định. Qua ba nhân vật tác giả muốn làm nổi bật lên vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Vẻ đẹp của một thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cứu nước.

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích: "vắng lặng đến phát sợ.... vô hình trên đầu"

Phương Định là một cô gái trẻ, hằng ngày phá bom trên một cao điểm của tuyến lửa Trường Sơn. Phương Định hiện lên là một cô gái rất kiên cường dũng cảm. Mặc dù công việc phá bom đã khá quen thuộc với cô, nhưng mỗi lần khoảng khắc ấy diễn ra là một lần phải đối diện với cái chết. “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung”. Những chi tiết ấy được miêu tả rất chân thực, tái hiện lên khung cảnh khắc nghiệt. Tác giả càng làm nổi bật lên sự dũng cảm, không sợ hãi trước cái chết của cô gái trẻ. Cái chết luôn rình rình rập, người đọc như nghẹn thở trước thao tác đặt mìn và phá bom của Phương Định. “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom... Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng sắc nhọn đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình.” Cái rùng mình ấy chính là một thử thách tinh thần lớn đối với Phương Định. Thế nhưng bằng sự kiên cường và lòng can đảm của mình cô đã hoàn thành xuất sắc công việc. Lê Minh Khuê đã khéo léo sử dụng các câu văn với nhịp điệu nhanh chóng, khẩn trương để truyền đạt đúng tâm trạng và công việc của nhân vật. Giúp người đọc thấy rõ được tình trạng căng thẳng khi thực hiện công việc phá bom nổ chậm rất nguy hiểm. Mặc dù đối diện với cái chết nhưng Phương Định không hề nao núng “tôi cũng nghĩ đến cái chết, nhưng một cái chết rất mờ nhạt”. Phương Định cũng như cô gái khác với một lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống. Không phải chưa từng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết của Phương Định ở đây rất mờ nhạt, nghĩa là không ám ảnh đến nỗi sợ hãi. Bởi một khi đã quyết tâm ra đi bảo vệ tổ quốc, cô gái trẻ ấy đã mang trong mình một lý tưởng cao đẹp sẵn sàng hiến dâng trọn vẹn tuổi trẻ của mình cho tổ quốc. Giây phút chờ đợi “thật may bom đã nổ rồi. Thắng rồi”. Phương Định đã hoàn thành công việc, cuộc đấu trí vô cùng gan góc kiên cường. Thấy được tinh thần và lòng dũng cảm của người con gái nhỏ bình dị nhưng không bao giờ chịu khuất phục.

Phương Định còn là một người giàu lòng tự trọng. Cô cũng không cho phép mình run sợ, cô tự nhủ với chính mình rằng “tôi sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom”. Luôn coi trọng danh dự của mình, luôn muốn hoàn thành xuất sắc công việc để không phụ lòng các anh chiến sĩ. Chỉ qua những câu văn ngắn gọn, với nhịp điệu dồn dập cùng nghệ thuật độc thoại nội tâm. Các tình huống trong truyện vô cùng kịch tính tạo nên không khí căng thẳng nguy hiểm khi khắc họa nhân vật Phương Định.

Đoạn trích trên đã miêu tả thành công diễn biến tâm lý nhân vật Phương Định trong lần phá bom. Từ đó tác giả làm nổi bật lên vẻ đẹp phẩm chất anh hùng của những người thanh niên trẻ. Qua đoạn trích nhà văn muốn đem đến cho người đọc thông điệp về lòng dũng cảm, về cách chọn lý tưởng sống cao đẹp của con người.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question