image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích Chàng quỳ xuống đất...con đã chẳng phụ mẹ

icon-time18/10/2023

Viết về người phụ nữ hay viết về hình ảnh người vợ công dung ngôn hạnh đó không phải là đề tài xa lạ đối với nền văn học Việt Nam. Hãy cùng Topbee Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích: “ Chàng quỳ xuống đất…con đã chẳng phụ mẹ”.


Dàn ý đoạn trích: “ Chàng quỳ xuống đất...con đã chẳng phụ mẹ”

*Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận (trích đoạn) 

*Thân bài:

-Khái quát chung về tác phẩm 

+ Vũ Nương là một người con gái xinh đẹp, nết na lại tài đức vẹn toàn được Trương Sinh cưới về làm vợ 

+ Trương Sinh là con trai duy nhất của gia đình hào phú nhưng vì thất học nên phải đi lính 

-Vũ Nương là một người vợ thủy chung, biết yêu thương chồng 

+Vũ Nương rót chén rượu đưa tiễn chồng đi chỉ mong chồng được bình yên trở về mà không màng đến công danh 

+ Nàng lo về những khó khăn mà Trương Sinh sẽ gặp phải mà không một lời than trách về những hi sinh, vất vả của bản thân 

+ Sau khi Trương Sinh đi được vài tuần thì nàng hạ sinh bé Đản   + Hàng ngày nàng ôm nỗi cô đơn, nỗi nhớ chồng dai dẳng 

- Vũ Nương là một người mẹ hiền, dâu thảo 

+ Bà mẹ vì nhớ con mà sinh ốm

+ Vũ Nương vừa phải làm mẹ hiền, dâu thảo

-Đánh giá 

+ Nguyễn Dữ là một nhà văn tài năng khi xây dựng thành công hình tương nhân vật Vũ Nương với nhan sắc và phẩm chất đáng quý 

+ Nhà văn lên tiếng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa 

+ Liên hệ đức tính chung thủy, sự hiếu thảo ( Truyện Kiều-Nguyễn Du, Vợ Chồng A Phủ- Tô Hoài) 

- Nghệ thuật 

+ Hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, sinh động... 

*Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận & tài năng văn học của tác giả

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích: “ Chàng quỳ xuống đất...con đã chẳng phụ mẹ”

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích: “ Chàng quỳ xuống đất...con đã chẳng phụ mẹ”

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 16. Tên tuổi, sự nghiệp của ông đã gắn liền với tác phẩm “ Truyền Kỳ Mạn Lục“  . Đặc biệt nhà văn đã đi xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương qua đoạn trích “ Người con gái Nam Xương“ -một người con gái có nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp nhưng có số phận vô cùng bất hạnh. Vẻ đẹp ấy của nàng được thể hiện rõ qua đoạn trích : “ Chàng quỳ xuống đất...con đã chẳng phụ mẹ”. 

Trước tiên khi đến với tác phẩm, nhà văn đã ca ngợi rõ nét vẻ đẹp của Vũ Nương, hình ảnh nàng hiện lên là một người con gái hiền lành nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp được gả cho Trương Sinh - là con trai duy nhất trong gia đình hào phú , có tính đa nghi nhưng vì thất học nên lấy nhau chưa được bao lâu chàng đã phải đi lính . Vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương được thể hiện rõ khi nàng tiễn đưa chồng đi lính. Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:” Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu , mặc áo ấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn rút, quân triều còn gian lao”.  Có thể thấy nàng là một người phụ nữ biết yêu thương , lo lắng cho chồng mà không màng đến công danh. Một lòng một dạ chung thủy đợi chồng đến ngày được bình yên, tự do quay về Nàng lo cho nỗi vất vả, khó nhọc của chồng nơi chiến trường ngoài kia mà không một lời than vãn về khó nhọc về những hi sinh mà mình sẽ phải trải qua. Những câu nói, những lời tâm sự ấy đã khiến mọi người đều ứa hai dòng lệ. 

Bấy giờ , Vũ Nương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày quan tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi nhớ góc chân trời không thể nào ngăn được. Nỗi buồn ấy cứ mãi dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, bao trùm sự cô đơn, lạc lõng. Một lòng một dạ đợi chồng bình yên trở về. 

Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm, khi ấy nàng phải vừa làm trọn trách nhiệm của người mẹ hiền chăm con thơ, vừa phải là một người vợ ngoan, dâu thảo hàng ngày chăm sóc người mẹ bệnh. Sự hi sinh ấy nói biết bao nhiêu cho đủ, cho vừa nỗi lòng của người con gái tài đức vẹn toàn, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc gia đình mà không một lời than trách. Sự hiếu thảo ấy ta cũng có thể gặp trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nàng Kiều đã phải bán thân mình để cứu cha và em mà không màng đến số phận mình. Hay nhân vật Mị qua truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ “ của  nhà văn Tô Hoài. Mị cũng là một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo và có tài thổi sáo, nhưng vì mối nợ truyền kiếp của cha mẹ nên Mị phải hi sinh cả tuổi trẻ, tài năng và nhan sắc để bán thân mình làm dâu gạt nợ cho cha con nhà Thống Lí Bá Tra .Có thể nói đức tính hiếu thảo của người phụ nữ Việt Nam bao đời nay vẫn vậy, không chỉ có nhan sắc mà còn có những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, đáng .

Nhà văn như thấu được nỗi lòng của Vũ Nương, đã lên tiếng cảm thông, sót thương không chỉ cho nàng mà còn cho những người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung. Họ không chỉ có nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp, mà còn luôn sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc gia đình, sẵn sàng chịu thương, chịu khó để làm tròn trách nhiệm vợ hiền, dâu thảo. Đặc biệt, dưới ngòi bút văn học của Nguyễn Dữ vẻ đẹp phẩm chất đáng chân quý của người phụ nữ đã được thể hiện rõ đó chính là tấm lòng thủy chung, một lòng một dạ đợi chồng trở về mà không màng đến danh vọng, chỉ mong chồng được bình yên trở về. 

Như vậy, bằng tài năng văn học của mình, Nguyễn Dữ đã thành công xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương, một người con gái tài đức vẹn toài, có tấm lòng nhân hậu, chung thủy, sẵn sàng hi sinh và luôn khao khát có được hạnh phúc gia đình. Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm những lời ngợi ca, trân trọng về vẻ đẹp và phẩm chất của những người phụ nữ xưa đã không ngại khó khăn, gian khổ, sắn sàng hi sinh và luôn làm tròn trách nhiệm mà không một lời than trách. 

“Văn học nằm ngoài sự băng hoại, chỉ riêng mình nó, không chấp nhận quy luật của cái chết”. Quả thực, qua tác phẩm “ Truyền Kỳ Mạn Lục”, đặc biệt là đoạn trích “ Người con gái Nam Xương“ đã để lại những âm vang lớn trong lòng độc giả. Bằng con mắt nghệ thuật của mình, Nguyễn Dữ khắc họa rõ nét vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, để từ đó, chính tác giả cũng như người đọc phải biết trân trọng, biết yêu thương những người phụ nữ, đặc biệt là để lại trong lòng độc giả những suy ngẫm về tình cảm thủy chung vợ chồng , sự hiếu thảo của những người con đối với cha mẹ. Và có lẽ chính vì thế mà tác phẩm “ Truyền Kỳ Mạn Lục” của Nguyễn Dữ vẫn đọng mãi trong tâm hồn người đọc

Đào Hồng Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question