image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận đoạn thơ Ta đi ta nhớ những ngày...Chày đêm nện cối đều đều suối xa

icon-time30/10/2023
(1 đánh giá)

Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca”. “Việt Bắc” là đỉnh cao thơ ca của ông. Hãy cùng Topbee đến với cảm nhận núi rừng Tây Bắc qua đoạn trích dưới đây

Đề bài:

"Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)

Cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy ( Tố Hữu, Ngữ văn 11) để bình luận ngắn ý kiến sau: Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc ( SGK Ngữ văn 12, Tập I, NXBGD Việt Nam, năm 2010 tr 97)"

cảm nhận đoạn thơ Ta đi ta nhớ những ngày...Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Dàn ý cảm nhận đoạn thơ Ta đi ta nhớ những ngày...Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Mở bài: 

+ Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

+ Nêu vấn đoạn thơ cần cảm nhận

+ Liên hệ với bài thơ Từ ấy để bình luận ngắn ý kiến sau: Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc

Thân bài:

+ Phong cách Tố Hữu, hoàn cảnh ra đời, vị trí, nội dung bài thơ

+ Lối xưng hô mình-ta

+ “Nhớ những ngày” đó là những ngày cùng nhau gắn bó, chia sẻ ngọt bùi

+ “Mình đây ta đó” cách nói tình cảm gắn bó keo sơn

+“Sắn lùi”,  “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui” là những hình ảnh hiện thực cụ thể phản ánh một cuộc sống vô cùng thiếu thốn, khó khăn, đầy gian khổ => Tuy nghèo khổ nhưng người Việt Bắc vẫn luôn giữ tấm lòng bao dung, chia sẻ

=> không chỉ là tình đồng bào, đồng chí mà đã trở thành tình cảm mến thương ruột thịt, tình anh em gia đình

+ “nắng cháy lưng”, “địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô” nuôi con và góp phần phục vụ kháng chiến

+ Tiếng “lớp học i tờ” nghe tiếng đánh vần từ những lớp học bình dân học vụ

+ “Những giờ liên hoan” là những giờ vui liên hoan văn nghệ sau những ngày làm việc vất vả bận rộn, nơi cơ quan

+ “Nhớ sao ngày tháng cơ quan/Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”những ngày tháng thật khó khăn nhưng vẫn ca vang núi đèo, là tiếng ca yêu lao động, hăng say sản xuất, tiếng ca của những người chiến sĩ sau những giờ phút đối mặt với kẻ thù. 

+ Tiếng “mỏ rừng”, tiếng “chày đêm” tái hiện khung cảnh Việt Bắc rất thực

+ Điệp ngữ “nhớ sao” Cho thấy chủ thể trữ tình vừa đối thoại vừa đọc càng làm rõ hơn mối quan hệ gắn bó mình- ta, nhân dân- cách mạng

- Liên hệ với bài thơ Từ ấy để bình luận ngắn ý kiến sau: Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc

+ Cả hai bài thơ đều thể hiện cái tôi trữ tình của Tố Hữu. 

+ Quá trình sáng tác của ông luôn song hành với cách mạng các chặng đường thơ ca của ông tương ứng với từng giai đoạn của cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng. 

+ Bài thơ “từ ấy” là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, có vị trí đặc biệt trên con đường thơ của ông. “Từ ấy” được ông biết khi đứng trong đội ngũ đảng =>Thể hiện một cái tôi tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ chuẩn mực nào. 

+ Việt Bắc này thì hiện rõ nét tính dân tộc đó là lối xưng hô mình- ta 

Qua bài thơ “Việt Bắc” nói chung và cái tôi trữ tình của Tố Hữu nói riêng, trong chặng đường thơ này cái tôi cộng đồng luôn được tôn vinh, hình tượng con người kháng chiến. 

Nội dung: 

tình cảm thiết tha của mình với mảnh đất Việt Bắc, đầy ân nghĩa. Đoạn thơ là một khúc ca đẹp trong bản tình ca Việt Bắc, ca ngợi nghĩa tình cách mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

Nghệ thuât: 

+ Kết cấu đối 

+ Cách xưng hô mình- ta quen 

+ Thể thơ lục bát thể thơ đặc sắc 

+ Phép điệp được khai thác thành công ở nhiều dạng, lời thơ giản dị….

Kết bài: 

Khẳng định lại nội dung, tình cảm của tác giả


Cảm nhận đoạn thơ Ta đi ta nhớ những ngày...Chày đêm nện cối đều đều suối xa

    Nhà thơ chế Lan Viên đã từng nói: “khi ta ở, đất chỉ là nơi ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đầy hào hùng của lịch sử đã có một mảnh đất trở thành niềm thương niềm nhớ của bao cán bộ chiến sĩ về xuôi ấy chính là mảnh đất Việt Bắc bởi đây là mảnh đất mang bao chứng tích vô cùng vang dội cùng mức thời lịch sử vàng son vì lẽ đó mà khi nhắc về vùng đất này nhà thơ tối hữu đã không kìm nén nổi cảm xúc để bật thành tiếng thương qua lời bài thơ “Việt Bắc” Nổi bật trong bài thơ là tiếng lòng người ra đi hướng về Việt Bắc qua những câu thơ dạt dào cảm xúc và đầy nghệ thuật. Qua nhưng lời thơ đó, giúp ta thấy ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc:

"Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”

    Tối Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thực những cuộc cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều chiến thắng vinh quang của dân tộc. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc. Hồn thơ ông luôn hướng tới cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của dân tộc. Cái tôi Tố Hữu ban đầu là cái tôi chiến sĩ càng về sau càng là cái tôi nhân danh đảng và dân tộc.Thơ ông mang tính dân tộc rất đậm đà, ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Bài thơ “Việt Bắc” được in trong tập thơ cùng tên, đánh dấu chặng đường Tố Hữu trong kháng chiến chống Pháp. Đây là bài thơ đỉnh cao của Tố Hữu, đồng thời cũng là một trong những thi phẩm suất sắc nhất của thơ ca chống Pháp. Năm 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã giành được toàn thắng. Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng, một trang sử mới mở ra cho đất nước, cho dân tộc. Trung ương đảng và chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội. Những người kháng chiến từ miền núi về lại miền xuôi. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm, tái hiện lại những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến. Qua đó nói lên tình nghĩa sâu nặng giữa miền ngược và miền xuôi, giữa cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc. Tối Hữu sử dụng lối xưng hô mình-ta, đây cũng là một sự học tập của Tố Hữu từ dân ca dân tộc. Lối xưng hô ấy vốn vô cùng quen thuộc trong đời sống và trong ca dao, để chỉ những tình cảm thiết tha, mặn nồng như tình cảm vợ chồng hay tình yêu đôi lứa. Bằng việc mượn cặp đại từ này, nhà thơ đã mang lại cho người đọc một ấn tượng quen thuộc và trìu mến như khi đọc một bài ca dao, lắng nghe điệu hồn dân tộc. Đặc biệt trong bài thơ này tác giả đã vận dụng sáng tạo và linh hoạt lối xưng hô đó: mình có lúc là người ở lại nhưng vẫn có lúc chỉ người ra đi, ngược lại ta có lúc là người ra đi nhưng cũng có lúc là đồng bào Việt Bắc. Trong 12 câu thơ trên là tiếng lòng của người ra đi hướng về Việt Bắc.

cảm nhận đoạn thơ Ta đi ta nhớ những ngày...Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Nỗi nhớ thương sâu nặng thấm thía không chỉ dành cho thiên nhiên Bắc mà còn đậm đà đối với con người nơi đây. Vẫn sử dụng cách xưng hô mình- ta đầy thương mến nhà thơ đã khơi gợi bao kỉ niệm thiêng liêng và xúc động giữa đồng bào với những người cán bộ miền xuôi. Hai câu thơ đầu khái quát tình nghĩa thủy chung

“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”

Trong hai câu thơ người ra đi khẳng định trong nỗi nhớ của mình luôn có một nỗi nhớ tha thiết về những ai chia sẻ ngọt bùi đắng cay nhất. “Mình đây ta đó” cách nói tình cảm gắn bó keo sơn bởi mình và ta tuy hai mà một, luôn có nhau gắn bó keo sơn, không thể tách trời như anh em ruột thịt. Có thể nói tình cảm của người ra đi dành cho đồng bào Việt Bắc quá sâu nặng. “Nhớ những ngày” đó là những ngày cùng nhau gắn bó, chia sẻ ngọt bùi trong “mười lăm năm thiết tha mặn nồng” với “bát cơm chấm muối, muối thu nặng vai”. Hồi ức về cuộc sống của những tháng năm chiến tranh ác liệt đầy gian khổ ở Việt Bắc Tố Hữu đã tái hiện lại qua:

“Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

Câu thơ là sự kết hợp của biết bao tình cảm. Tuy nghèo khổ nhưng người Việt Bắc vẫn luôn giữ tấm lòng bao dung, chia sẻ thật lớn lao. “Sắn lùi”,  “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui” là những hình ảnh hiện thực cụ thể phản ánh một cuộc sống vô cùng thiếu thốn, khó khăn, đầy gian khổ. Con người nơi đây không chỉ chịu những đau thương từ bom đạn, chiến tranh mà còn phải đối mặt với bệnh tật, đói rét, khổ cực bao khó khăn. Khổ lại càng thêm khổ, vậy mà họ vẫn chia nhau cùng nhau sưởi ấm trong đêm đông lạnh giá. Đọc câu thơ trên ta chợt nhận ra tình nghĩa Việt Bắc dành cho cách mạng và kháng chiến không chỉ là tình đồng bào, đồng chí mà đã trở thành tình cảm mến thương ruột thịt, tình anh em gia đình. Họ đã vượt qua bao gian khổ, khó khăn của cuộc sống bằng lòng dũng cảm và tình yêu thương. bằng sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Nhà thơ đã chọn một cách nói giản dị nhưng vẫn tạo được sức lay động sâu sắc với người đọc. Nỗi nhớ con người Việt Bắc ấy còn được thể hiện qua hình ảnh người mẹ tần tảo:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”

Người mẹ luôn là nguồn cảm hứng vô tận, những người mẹ Việt Nam anh hùng chịu thương, chịu khó lam lũ, tảo tần. Trong cái “nắng cháy lưng”, người mẹ ấy “địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô” nuôi con và góp phần phục vụ kháng chiến. Giữa cái khắc nghiệt ấy, mẹ vẫn âm thầm với công việc, lặng lẽ công hiến cho cách mạng, cho bồ đội. Câu thơ Tố hữu gợi lên trong tâm trí ta hình ảnh “Bầm ơi”

“Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em”

Có thể thấy người mẹ trong thơ Tố Hữu hay qua những lời “Bầm ơi” đều thật vĩ đại, tất cả đều góp phần tô đẹp thêm bức tượng đài về người mẹ kháng chiến, về người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, tần tảo, thương con yêu lao động, cống hiến cho Tổ Quốc. Nỗi Nhớ những âm thanh quen thuộc, tươi vui, rộn rã, Tố Hữu đã tái hiện lại không khí lạc, quan phấn khởi của những ngày tháng kháng chiến nơi chiến khu Việt Bắc. 

“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”

Tiếng “lớp học i tờ” nghe tiếng đánh vần từ những lớp học bình dân học vụ, dù âm thanh ấy được phát ra một cách ngây ngô nhưng lại vô cùng quan trọng bởi đảng, chính phủ nhận ra rằng chỉ có ánh sáng của con chữ mới giúp dân thắng được giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Tiếng tộc bài đã xua bớt đi không khí lặng lẽ của núi rừng. “Những giờ liên hoan” là những giờ vui liên hoan văn nghệ sau những ngày làm việc vất vả bận rộn, nơi cơ quan. Họ là thế dù phải đối mặt với biết bao gian nan, với sự hy sinh họ vẫn luôn tìm được niềm vui trong đó, đó là tâm hồn nghệ sĩ ẩn sâu trong mỗi người cán bộ.

“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”

Gợi bao kỉ niệm về cuộc sống làm việc nơi cơ quan chiến khu Việt Bắc. Đó là những ngày tháng thật khó khăn nhưng vẫn ca vang núi đèo, là tiếng ca yêu lao động, hăng say sản xuất, tiếng ca của những người chiến sĩ sau những giờ phút đối mặt với kẻ thù. 

“Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”

Hai câu thơ cuối đoạn nhà thơ đã dành nỗi nhớ của mình cho những âm thanh quen thuộc nơi núi rừng Tây Bắc. Tiếng “mỏ rừng”, tiếng “chày đêm” giã gạo bằng sức nước và rừng, suối đã tái hiện khung cảnh Việt Bắc rất thực. Nếu như không có cảm nhận tinh tế, quan sát có chiều sâu, nếu nhà thơ thờ ơ, bàng quan trước cảnh vật thì sẽ chẳng có gì lên thơ nhưng sự lưu luyến gắn bó yêu thương thực sự khiến tác giả thấy có ngọn lửa lung linh, có sự sống.

Sáu câu thơ với ba cặp lục bát đều bắt đầu bằng điệp ngữ “nhớ sao” Cho thấy chủ thể trữ tình vừa đối thoại vừa đọc càng làm rõ hơn mối quan hệ gắn bó mình- ta, nhân dân- cách mạng. Điệp ngữ còn mang âm điệu luyến láy của một khúc hát ngập tràn nỗi thương nhớ.12 dòng thơ là tiếng lòng của người ra đi hướng về Việt Bắc. Đây là những kỷ niệm về một Việt Bắc tươi vui, với con người thuỷ chung, tình nghĩa.

Cảm nhận trong đoạn thơ trên, khiến ta liên tưởng tới bài thơ “từ ấy” của Tố Hữu. Cả hai bài thơ đều thể hiện cái tôi trữ tình của Tố Hữu. Quá trình sáng tác của ông luôn song hành với cách mạng các chặng đường thơ ca của ông tương ứng với từng giai đoạn của cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng. Không như phần lớn các nhà thơ, văn đường thời, Tố Hữu giác ngộ cách mạng rất sớm. Và cũng hiếm ai tự nguyện buộc cuộc đời mình với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của tác giả “từ ấy”. Ngồi bút Tố Hữu từ đầu đã nhất kiến trung thành với lý tưởng của đảng Cộng sản, với nhân dân, với non sông đất nước Việt Nam. Bài thơ “từ ấy” là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, có vị trí đặc biệt trên con đường thơ của ông. “Từ ấy” được ông biết khi đứng trong đội ngũ đảng. Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc, phấn khởi của chàng thanh niên khi giác ngộ được lý tưởng cách mạng. Nó chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sưa của những người đồng chí. Thể hiện một cái tôi tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ chuẩn mực nào. Qua “từ ấy” nhà thơ đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính, ở phương diện tích cực và mạnh mẽ vô cùng. Đến với Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, của thơ ca cách mạng kháng chiến.Cái hay trong Việt Bắc này thì hiện rõ nét tính dân tộc đó là lối xưng hô mình- ta, Ở đây pháp lý của sự nhỏ bé của đời sống vợ chồng hay tình yêu đôi lứa. Tớ hữu đã đặt mình vào vị trí của những người kháng chiến để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với những ân tình cách mạng. Bài thơ “Việt Bắc” vừa quen mà cũng vừa mới, vừa ngọt ngào xong cũng rất kiên cường. Qua bài thơ “Việt Bắc” nói chung và cái tôi trữ tình của Tố Hữu nói riêng ,trong chặng đường thơ này cái tôi cộng đồng luôn được tôn vinh, hình tượng con người kháng chiến. Luôn được ngợi ca trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, niềm cảm phục trước sự hy sinh cao cả của những người chiến sĩ. Qua đây ta cần khẳng định rằng “ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh đảng, nhân danh cộng đồng đất nước và dân tộc”.

Qua đó nhà thơ đã nói lên tình cảm thiết tha của mình với mảnh đất Việt Bắc, đầy ân nghĩa. Đoạn thơ là một khúc ca đẹp trong bản tình ca Việt Bắc, ca ngợi nghĩa tình cách mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ viết theo kết cấu đối đáp của ca dao trữ tình với sự luân phiên của người ở lại với người ra đi tạo riêng cho bài thơ sự nhịp nhàng, cân đối. Cùng với cách xưng hô mình- ta quen thuộc trong ca dao tạo sự biến đổi linh hoạt giữa mình và ta, người ở lại có lúc là mình có lúc là ta, người ra đi có lúc là ta lúc lại là mình, tạo lên tình cảm gắn bó mật thiết. Nhà thơ đã sử dụng thể thơ lục bát thể thơ đặc sắc của dân tộc với những vần điệu nhịp nhàng khiến cho bài thơ càng sâu đậm. Phép điệp được khai thác thành công ở nhiều dạng, lời thơ giản dị….Tất cả đã góp phần làm nên màu sắc đậm đà và cảm trữ tình chính trị trong phong cách nhà thơ Tố hữu.

“Chín năm làm một Điện Biên
Nên  vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

   Hai câu thơ trên của Tố Hữu còn sáng mãi với thời gian, Thì hiện tầm vóc với thời đại của cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là những trang sử chói lọi của một thời vàng son, thể hiện sự kiên cường bất khuất trước khó khăn của quân và dân Việt Nam. 12 câu thơ trên thể hiện một khía cạnh khác của chiến sĩ Việt Bắc. Họ không chỉ gan dạ, can trường trong chiến đấu, mà họ còn là những chiến sĩ với tâm hồn nghệ sĩ. Họ vẫn luôn tìm ra niềm vui trong khó khăn. Thể hiện sự quan sát tinh tế tình cảm sâu nặng gắn bó giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ chiến sĩ về xuôi. Bài thơ còn là thình cảm của Tố Hữu, sự tôn vinh và ca ngợi con người Việt Nam.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question