image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận đoạn trích "Ít lâu nay cùng đẩy xe bò về" và nhận xét tình huống truyện

icon-time1/4/2024

Đề bài: Cảm nhận đoạn trích:

“Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này !
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì ! 
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ :
– Kìa anh ấy gọi ! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy !
Thị cong cớn :
– Có khối cơm trắng mấy giò đấy ! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy? Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười :
– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên !
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.
Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.
– Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói :
– Điêu ! Người thế mà điêu !
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ địa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt,
– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.
– Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
– Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
– Đấy, muốn ăn gì thì ăn. Hắn vỗ vỗ vào túi.
– Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả :
— Ăn thật nhá ! Ừ ăn thì ăn sợ gì. Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở:
– Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười :
– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái :
– Chậc, kệ !
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”

Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về tình huống truyện.

(Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018

Bài làm


Dàn ý Cảm nhận đoạn trích “Ít lâu nay… cùng đẩy xe bò về” và nhận xét tình huống truyện

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết: Nhận xét về tình huống truyện trong đoạn trích

II. Thân bài

1. Tìm hiểu chung

a) Tác giả 

- Hoàn cảnh gia đình: khó khăn, Kim Lân phải làm nhiều nghề để kiếm sống, đồng thời là cách ông khẳng định mình có nghị lực, ý thức vượt qua hoàn cảnh.

- Đặc điểm sáng tác: Đề tài: Viết về nông thôn và người nông dân, thể hiện sự am hiểu với cảnh ngộ và tâm lý của người lao động. Những trang viết của ông hắc họa rất chân thực và xúc động về cuộc sống của người dân quê. Thể hiện sự trân trọng của ông với vẻ đẹp tâm hồn của những người dân quê. Đó là những người yêu đời, thật thà , chất phác, thông minh, hóm hỉnh, tài hòa.

b)Hoàn cảnh ra đời

- Tiền thân:”Xóm ngụ cư” => thất lạc bản thảo=> hòa bình lập lại(1954) sau 9 năm => ông viết lại tác phẩm.

- Hoàn cảnh:

+ Nạn đói năm 1945, hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật

+ Từ Bắc Kỳ trở ra hơn 2 triệu người chết đói

=> Bối cảnh đó trở thành đề tài cho nhiều tác giả. Cái đói là nỗi ám ảnh, ấn tượng mạnh, khẳng định sức mạnh và sức sống của người Việt. Họ có khả năng để vượt qua cái hoàn cảnh nghiệt ngã từ đó ta cần biết trân trọng và biết ơn thế hệ đi trước.

c. Nhan đề:

- Đặt từ “Vợ” ngay cạnh từ “Nhặt”

+ Vợ: Một người quan trọng trong gia đình, muốn lấy về cần phải có sự bàn bạc, hỏi cưới kỹ lưỡng
+ Nhặt: Động từ diễn tả hành động nhặt được hoặc vô tình nhặt những thứ rất bèo bọt, rẻ rúng mà người ta bỏ đi. Hạ thấp giá trị của người vợ: Không phải được hỏi về, lấy về mà nhặt về, thậm chí không phải chủ động mà tự theo về.

Cảm nhận đoạn trích "Ít lâu nay cùng đẩy xe bò về" và nhận xét tình huống truyện (ảnh 1)

- Mục đích của tác giả: Trong cái đói người ta không nghĩ đến cái chết mà nghĩ về sự sống. Tình cảnh khốn khó, đường cùng của con người trong nạn đói từ đó cho thấy giá trị của con người bị hạ thấp. Lên án thực dân Pháp và phát xít Nhật đẩy con người vào tình cảnh thê thảm, ánh lên vẻ đẹp của tình người trong hoàn cảnh khốn khó

d. Tình huống truyện độc đáo

Quan niệm của người phương Đông: Lấy vợ là một trong ba việc quan trọng của đời người.

=> Cần phải có sự cẩn trọng, quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng, phải trải qua cưới hỏi lễ nghi. 

Giữa cái đói năm 1945, người ta chỉ nghĩ đến là sao để có miếng ăn, được sống chứ không ai dám nghĩ đến chuyện lập gia đình.

Bản thân Tràng xấu xí, thô kệch, nghèo, tính tình không bình thường do đó khó có thể lấy được vợ. Tự nhiên lại dẫn theo một cô gái về làm vợ=> bất ngờ.

*Éo le: Tràng lấy vợ vào giữa nạn đói=> 1 đám cưới nhỏ giữa đam ma khổng lồ của dân tộc không làm người ta cảm thấy lo lắng, xót xa.

Tràng cưới vợ trong không khí nặng nề, căng thẳng của người xung quanh với tiếng thở dài và giọt nước mắt.

=> Khẳng định tình người được sáng lên giữa hoàn cảnh sống nghiệt ngã

=> Bộc lộ tính cách của nhân vật:

+ Tố cáo giặc ngoại xâm

+ Ca ngợi vẻ đẹp tình yêu thương đồng loại, khát vọng sống mãnh liệt.

e. Phân tích: 

- Tình huống truyện:

+ Nhân vật Tràng

+ Nhân vật thị

- Nét đặc sắc trong nội dung nghệ thuật

f.Tổng kết: Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Nội dung:

+ Giá trị hiện thực :Sức sống của con người trong nạn đói

+  Nhân đạo: 

+ Đồng cảm với số phận của con người

+ Lên án, tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật

+ Trân trọng vẻ đẹp của con người

+Đồng tình và có niềm tin vào khát vọng và khả năng đổi đời của con người.

Xây dựng tình huống truyện độc đáo, xây dựng nhân vật thông qua nội tâm, cử chỉ, hành động và các cho tiết đặc biệt.

Kết hợp ngôn ngữ dân giã, giản dị, gần gũi, gần với lời ăn tiếng nói của người dân.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của tác phẩm và vị trí của tác giả


Cảm nhận đoạn trích “Ít lâu nay… cùng đẩy xe bò về” và nhận xét tình huống truyện

“ Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và thời đại”. Có lẽ, bi kịch của con người vào thời điểm đó đều giống nhau. Nó vừa cay đắng, tủi nhục, ám ảnh lại vừa nhục nhã, u tối. Nhưng để nhìn cái đói ở một phương diện khác, nơi lóe lên những tia sáng về đạo đức thì ‘Vợ Nhặt” đã khai thác về một phương diện khác hẳn những tiếng văn bi lụy não nùng thời bấy giờ, hiện lên một khung cảnh hết sức đầm ấm và giản dị.

“Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh….Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”

Kim Lân được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học và phải bươn chải từ rất sớm. Chính vì vậy, ông có nhưng kinh nghiệm và cảm nhận rất sâu sắc về cuộc đời. Là một cây bút viết truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống con người ở nông thôn một cách thật xúc động và chân thực thông qua “Vợ nhặt”. Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo và khắc họa sâu tâm lý nhân vật, “Vợ nhặt” là sự trân trọng của ông đối với những người nông dân thật thà chất phác, hóm hỉnh tài hoa. Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhưng lại bị dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ và viết nên tác phẩm “Vợ Nhặt”. In trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962, tác phẩm lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, hậu quả của chính sách cai trị do thực dân Pháp và phát xít Nhật cai quản. Từ Bắc Kỳ đổ ra hơn 2 triệu người chết đói, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh đi vào sáng tác của những tác giả thời bấy giờ. Nhưng riêng Kim Lân lại lấy bối cảnh nạn đói để làm nền cho sức sống con người:

“Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng con người ấy vẫn không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, sống cho ra con người”

Cảm nhận đoạn trích “Ít lâu nay… cùng đẩy xe bò về” và nhận xét tình huống truyện (ảnh 2)

Nhan đề hé mở số phận bất hạnh của nhân vật, góp phần tạo nên tình huống éo le: Tràng nhặt được vợ chỉ sau 2 lần gặp. Lần thứ nhất thị gặp Tràng đang đẩy xe bò. Đến lần thứ hai, Tràng đã không nhận ra thị và mời thị ăn 4 bát bánh đúc cùng câu nói đùa bâng quơ: “Này nói đùa chứ có về với tớ lên xe đẩy xe cùng về”. Thị về thật, sau khi gặp mẹ Tràng: bà cụ Tứ, bà đã rất ngạc nhiên nhưng vẫn hiểu và chấp nhận hai vợ chồng. Câu chuyện kết thúc vào buổi sáng hôm sau với không khí đầm ấm vui vẻ. Trong óc Tràng vẫn hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phẩm, thể hiện được sự tài hoa trong việc xây dựng tâm lý và hành động của nhân vật, từ đó tạo nên tình huống truyện độc đáo nhưng đầy éo le.

Những ngày tháng năm 1945, nạn đói và cảnh túng quẫn đã bao trùm lên làng quê nhỏ của Tràng. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, và những cơn đói đang ngày càng cắn rứt vào cơ thể mỗi người dân trong làng. Trong bối cảnh khó khăn ấy, Tràng cũng không tránh khỏi cuộc sống bần hàn và cơ cực. Tuy nhiên, giữa những thách thức và khó khăn, có một người phụ nữ xuất hiện, là tia sáng trong cuộc sống của Tràng. Trong bức tranh về cuộc sống nông thôn khắc nghiệt của "Vợ Nhặt" của Kim Lân, tình huống là yếu tố quan trọng tạo nên sự độc đáo và sâu sắc cho câu chuyện. Từ những tình tiết nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa, chúng ta nhìn thấy sự phát triển của mối quan hệ giữa Tràng và thị, cũng như sự trỗi dậy của lòng nhân ái giữa những người dân nghèo đói. Thị đã tới để và mang lại hy vọng cho Tràng. Sự xuất hiện bất ngờ của thị đã tạo ra một sự giao tiếp hài hước và đáng yêu giữa họ, mở ra một hành trình kỳ diệu của tình yêu thương đồng loại trong cái đói. Việc Tràng lấy vợ có vẻ vô tình, không nghiêm túc nhưng qua từng cử chỉ hành động ta thấy anh là một con người hoàn toàn trái ngược và rất trân trọng người vợ của mình. Tràng là một nhân vật xấu xí, kì quặc do cái đói bám riết, từ đó ta thấy một anh chàng đáng thương hơn là đáng trách. Cũng vì cái đói mà bố và em gái bị chết, gia đình Tràng phải chịu cái đói từ đời này sang đời khác. Hình ảnh của Tràng là đại diện cho hình ảnh người lao động trong cái đói nhưng từ số phận của Tràng, nhà văn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp ánh lên từ bất hạnh và đau thương. Ta thấy được sự vận động theo đúng sự vận động của cách mạng, thể hiện sự đặc trưng của văn học thời kì xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh của tình yêu thương sẽ tạo nên những điều kì diệu mang lại hy vọng và mở ra trang mới cho cuộc đời của mỗi người, khẳng định vẻ đẹp của người lao động sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Họ luôn luôn chủ động, tự tin, làm chủ hoàn cảnh, tự tìm đến với cách mạng để vượt qua khó khăn. Mặc cho môi trường khắc nghiệt, Tràng vẫn giữ được tinh thần lạc quan, khao khát hạnh phúc và hy vọng vào một ngày mới tốt đẹp hơn. Sự kiên nhẫn, sức sống và niềm tin của Tràng là nguồn động viên, gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng và những suy tư về ý nghĩa của cuộc sống.Kim Lân đã khắc họa một hiện thực xã hội đau thương, nơi mà nạn đói đã đẩy con người đến bước đường cùng, tha hóa cả nhân tính. Tuy vậy, trong bức tranh u ám đó, vẫn tồn tại những tia hy vọng, những hành động nhân đạo như của Tràng và thị, thể hiện niềm tin vào sức sống và giá trị của tình yêu thương giữa con người.
Kim Lân khắc họa người vợ nhặt là một người phụ nữ không có tên tuổi, không có quê quán hay gia đình chính là để thể hiện rằng, hình ảnh của người vợ nhặt không chỉ là một trường hợp cá biệt trong xã hội. Hình tượng của cô là tình trạng phổ biến, thân phận nhỏ bé, hèn mọn, vô danh. Thị không phải là một người phụ nữ sống giả tạo, không phải kiểu người thay đổi linh hoạt để thích ứng với hoàn cảnh mà cô là một con người thật thà, lương thiện và thẳng thắn. Cô có những biểu hiện gây mất thiện cảm do sự chua chat đanh đá, trơ trẽn nhưng chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, là vũ khí mà cô phải gồng mình lên để đối mặt với nạn đói. Cái đói đã hằn sâu, tước đi sức sống, sức xuân của người phụ nữ. Đáng ra ở một người con gái đang ở tuổi mới lớn thì phải căng tràn sức sống nhưng thị chỉ giống như một bộ khung xương biết di chuyển. Ta thấy được một hình ảnh đáng thương khi mà từ trên đến dưới, từ trong ra ngoài, thị không có một thứ gì là lành lặn. Cái đói ăn mòn thị một cách khủng khiếp, chính vì vậy mà đến lần thứ 2 gặp lại, Tràng đã không còn nhận ra thị nữa. Để dành lấy miếng ăn mà thị phải tỏ ra trơ trẽn, mất tự trọng, mặc cả để có được miếng ăn. Khi được ăn thì 2 mắt của nàng sáng lên, ta thấy đó chỉ là những cử chỉ xuất phát từ nhu cầu muốn sống cho nên bất chấp tất cả. Phía sau cô gái ấy là nỗi thẹn thùng và sự xấu hổ nhưng để sống, để tiếp tục tồn tại, thị bám víu và hy vọng sống duy nhất ở trước mắt bằng cách theo Tràng về nhà làm vợ. Cái đói làm cho con người bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính. Nhưng đó chỉ là tạm thời, cái trao tách, đanh đá chỉ là phương tiện để thị có được miếng ăn. Ta thấy một cô gái nhỏ nhắn, đáng thương có khát vọng sống mãnh liệt, bỏ đi mọi giới hạn và tự trọng của mình để dành giật sự sống. Dù bản thân cô rất biết giá trị của một người con gái, phía trước có thể là những chông gai thậm chí là cái chết. Nhưng đó là lựa chọn cuối cùng, cách cuối cùng, con đường cuối cùng mà cô có thể chọn trước khi cái đói đang dần ăn mòn cô từ trong ra ngoài. Ta thấy được sự thấu hiểu của tác giả dành cho những đau khổ mà người lao động phải chịu, từ đó trân trọng, nâng niu và tôn vinh họ, mở cho họ một con đường đến với hạnh phúc: cách mạng.

Bằng cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, sử dụng bối cảnh nạn đói năm 1945 được mô tả với sự tuyệt vọng và khốc liệt, nơi mà mỗi ngày trôi qua là một cuộc chiến với sự sống. Trong thế giới u ám và áp lực đó, hành động "nhặt" vợ của Tràng nổi bật như một tia sáng hiếm hoi giữa bóng tối. Dường như đó là một điều kỳ lạ và bất ngờ, nhưng đồng thời lại đầy ý nghĩa và ý nghĩa.Trong cái tăm tối của nạn đói, tình thương giữa hai người trở nên vô cùng quý giá và thiêng liêng, đây không chỉ là một hành động trong câu chuyện, mà còn là một thông điệp sâu sắc về lòng nhân ái và tình thương giữa con người. Sự kết hợp giữa nghịch lý và bất ngờ khi thị đồng ý "đi" với Tràng một cách dễ dàng đã tạo ra một cung bậc cảm xúc phức tạp và đầy ý nghĩa.Trong cơn đói khát kéo dài, Tràng và thị phải đối mặt với nỗi đau và khó khăn hàng ngày nhưng tình thương và hy vọng vẫn hiện hữu trong họ. Mặc cho hoàn cảnh khốc liệt, họ không từ bỏ hy vọng vào một ngày mai tươi sáng, và điều này làm nổi bật sự mạnh mẽ và kiên cường. Tràng và thị là một biểu tượng cho sự đấu tranh của hàng triệu người dân Việt Nam trong cuộc khủng hoảng năm 1945. Bằng sự đoàn kết và lòng yêu thương, họ vượt qua mọi thách thức và khó khăn, tạo ra một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của con người. Câu chuyện về Tràng và thị không chỉ là một câu chuyện cá nhân, mà còn là một biểu tượng cho sự đoàn kết và hy vọng của cả một dân tộc. Trong bối cảnh đen tối của nạn đói, tình thương và lòng nhân ái vẫn tồn tại, là ngọn đèn sáng soi đường cho con người đi qua những thử thách khó khăn.

Trong bối cảnh khốc liệt của nạn đói năm 1945 tại Việt Nam, đoạn trích "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân không chỉ là một câu chuyện, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy sức mạnh và ý nghĩa nhân văn. Với cách xây dựng nội dung sâu sắc và việc thể hiện nghệ thuật tinh tế, tác phẩm đã góp phần làm nổi bật những giá trị hiện thực và nhân đạo của con người, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết và hy vọng trong cuộc sống. Tác phẩm là một bức tranh chân thực về cuộc sống trong cảnh khốn khổ của nạn đói, trong cái cảnh u ám đó, Tràng và thị đã tìm thấy nhau trong sự đau đớn và tuyệt vọng. Hành động "nhặt" vợ của Tràng không chỉ là một biểu hiện của sự nhân ái và lòng từ bi, mà còn là một tín hiệu về sức mạnh và ý chí sống giữa những khó khăn. Tác phẩm cũng lên án và tố cáo sự cường bạo của thực dân pháp và phát xít Nhật, những kẻ đã gieo rắc phá hủy mùa màng của cả một dân tộc. Không chỉ là sự oán trách, lên án, tác phẩm còn là một lời kêu gọi đồng tình và niềm tin vào khát vọng và khả năng đổi đời của con người. Tác phẩm được xây dựng tình huống truyện độc đáo và nhân vật sâu sắc, kết hợp giữa éo le và bất ngờ trong hành động của Tràng và thị đã tạo ra một cung bậc cảm xúc phức tạp và đầy ý nghĩa. Từ ngữ giản dị, gần gũi và gần với lời ăn tiếng nói của người dân làm cho câu chuyện trở nên thực tế và chân thực hơn bao giờ hết.

Ở đời không có những con đường cùng mà chỉ có những ranh giới, đời quan trọng là phải biết vượt qua những ranh giới đó.

“Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question