image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận khổ 6 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

icon-time2/1/2023

Việt Bắc là khúc hùng ca hào hùng nhưng cũng là một khúc tình ca nồng nàn về cách mạng, về cuộc kháng chiến và những con người nơi chiến khu. Đến với đoạn 6 của tác phẩm, người đọc sẽ thấy được những vẻ đẹp của bức tranh nhiên nhiên và con người nơi mảnh đất Tây Bắc này. Hãy cùng Topbee đến với bài văn Cảm nhận khổ thơ 6 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu sau đây.


Dàn ý cảm nhận khổ thơ 6 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

I. Mở bài 

- Khái quát tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu khổ thơ thơ thứ 6.

II. Thân bài

* Tác giả, tác phẩm

- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quản Thọ, Quản Điền, Thừa Thiên Huế 

- Việt Bắc được sáng tác vào khoảng Tháng 10/1945, khi đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra quyết định cho dời khu căn cứ quân sự và các cơ quan đầu não trung ương Đảng cũng như Chính phủ từ Việt Bắc về Hà Nội.

* Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của Tố Hữu về vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của cảnh vật và con người nơi núi rừng Việt Bắc.

- Nhớ Việt Bắc, Tố Hữu nhớ tới thiên nhiên núi rừng và con người:

“ Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người ”

- Bức tranh thiên nhiên mùa đông của Tây Bắc hiện ra:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”

- Việt Bắc vào mùa xuân:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

- Mùa hạ bao trùm núi rừng nơi đây:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

- Bức tranh cuối cùng là khi Việt Bắc bước vào mùa thu:

“ Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

III. Kết bài 

Sự kết hợp màu sắc giữa cổ điển và hiện đại, đem lại cảm giác vừa gần gũi, quen thuộc nhưng vẫn rất mới mẻ mới mẻ. Âm hưởng đoạn thơ tha thiết, giọng điệu thơ tâm tình. “ Việt Bắc” đã để lại cho người đọc bao ấn tượng sâu sắc.

Cảm nhận khổ 6 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận khổ 6 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Việt Bắc là khúc hùng ca hào hùng nhưng cũng là một khúc tình ca nồng nàn về cách mạng, về cuộc kháng chiến và những con người nơi chiến khu. Bao trùm lên cả bài thơ là một nỗi nhớ nồng nàn, da diết. Qua dòng hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp muốn màu muôn vẻ của cảnh sắc thiên nhiên và con người nơi Việt Bắc dần dần hiện lên. Đặc biệt là trong khổ thơ thứ sáu, hình ảnh thiên nhiên vào con người nơi đây đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng mỗi độc giả.

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam, ngay từ nhỏ đã có một tình yêu đối với văn học dân gian. Thơ Tố Hữu bình dị nhưng tâm tình, ngọt ngào đã thấm sau vào tâm hồn bao thế hệ người Việt. Tố Hữu đã sáng tác rất nhiều tác phẩm để cổ vũ tinh thần của quân và dân ta trong những năm kháng chiến gian khổ. Tiêu biểu trong đó chính là Việt Bắc.

“Việt Bắc” được ra đời vào cuối năm 1954 khi Chính phủ cùng các cơ quan trung ương Đảng dời căn cứ địa Việt Bắc để về thủ đô. Biết bao niềm lưu luyến, tiếc nuối không rời của cán bộ cách mạng và đồng bào miền núi. Tình cảm đó đã gợi cảm hứng để Tố Hữu viết nên tác phẩm “ Việt Bắc”.

Nỗi niềm thương đã bao trùm lên toàn bài thơ, tới khổ thứ thơ sáu, tác giả đã khắc họa rõ những nét đẹp nơi chiến khu Việt Bắc trong lòng người ra đi.

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Lối đối đáp quen thuộc, cách xưng hô mình- ta, làm cho những câu thơ về chính trị không còn khô khan, ngược lại càng làm cho tác phậm đậm nét trữ tình, thơ mộng. Câu hỏi tu từ là lời ướm hỏi của người về Thủ đô hỏi người Việt Bắc, và đây có thể chỉ là cái cớ để bộc lộ nỗi nhớ da diết và tấm lòng thủy chung của người ra đi. Hình ảnh “những hoa cùng người” chính là sự khẳng định sâu sắc, dù đi đâu, về đâu, nhưng thiên nhiên và con người nơi Tây Bắc sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm chí người cán bộ về xuôi.

Thiên nhiên rừng núi Việt Bắc kết hợp hài hòa với hình ảnh người dân nơi đây, tạo vẻ đẹp tươi mới, rực rỡ.

Mùa đông nơi chiến khu Việt Bắc đã làm cho người ra đi lưu luyến không nỡ rời: 

 “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Màu xanh bạt ngàn của “ rừng” được hòa quyện với mùa đỏ của “ hoa chuối” làm cho cảnh sắc nơi đây sáng bừng và rực rỡ hẳn lên. Không chỉ nhớ về thiên nhiên, nhà thơ còn nhớ đến cuộc sống thường ngày của đồng bào nơi đây, hình ảnh những con người cần cù, chăm chỉ xuất hiện giữa núi đồi hùng vĩ. Người ở trên đèo cao, đã được ánh sáng ấm áp của mặt trời rọi chiếu vào một vật dụng luôn mang theo bên mình đó chính là con dao. 

Khép lại những tháng ngày mùa đông, bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mới dần dần hiện ra.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Nơi đây khi xuân về chẳng giống như miền nam, có hoa mai vàng rực rỡ hay như những miền đồng bằng là các cành đào đua nở. Mà khi xuân đến, những bông hoa mơ sẽ phủ trắng xóa cả một vùng Tây Bắc. Và giữa không gian tuyệt đẹp ấy, hình ảnh người dân Tây Bắc lao động cần cù, chăm chỉ lại hiện lên với công việc “đan nón”. Động từ “chuốt” được nhà văn sử dụng rất khéo léo, qua đó đã thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn thận con người nơi đây.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Tiếng ve kêu vang là một âm thanh đặc trưng báo hiệu một mùa hè đã đến. Mùa hè miền Tây Bắc trong tâm trí nhà thơ là một mùa hè mang màu vàng rực rỡ, lấp lánh bao phủ toàn không gian nơi đây. Giữa cả một khu rừng vàng ấy, hình ảnh “ cô em gái hái măng” thấp thoáng xuất hiện. Cô gái thôn sơn cứ lặng lẽ với công việc “hái măng” của mình, tuy lặng lẽ nhưng lại gần gũi, hài hòa, và đây cũng chính là điểm nhấn lắng lại của một không gian đang ngập tràn sự sôi động, rộn ràng.  

"Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Mùa thu núi rừng Tây Bắc là một đêm khuya yên bình với có ánh trăng thanh mát, soi rọi cả khu rưng rùng, làm sáng bừng cả bức trang thiên nhiên. Giữa cánh rừng yên ả ấy, “ tiếng hát ân tình thủy chung” cất lên, đó là tiếng hát của tình yêu thủy chung, son sắt. Có lẽ tiếng hát ấy cũng chính là biểu hiện cho tấm lòng của tác giả, dù đã rời Việt Bắc, nhưng lòng vẫn nhớ thương chiến khu, nơi mà Tố Hữu đã gắn bó lòng mình với cách mạng, với đồng bào. Qua những câu thơ trên ta có thể thấy được, tình cảm nghĩa tình, sâu nặng của Tố Hữu đối với mảnh đất Việt Bắc.

Tố Hữu đã thành công khắc họa vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người nơi đây. Qua đoạn thơ, chúng ta thấy được tình cản thủy chung son sắt, keo sơn nghĩa tĩnh của nhân dân và các cán bộ cách mạng, đồng thời cũng thể hiện tình thần đoàn kết đấu tranh giành lại độc lập tự do về cho đất nước của quân và dân ta

-------------------------------

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận khổ 6 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu do Topbee biên soạn, rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tốt bộ môn Ngữ Văn!

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question