image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách

icon-time29/3/2024

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài đã tái hiện lại cuộc sống hiện thực của con người ở vùng núi Tây Bắc hùng vĩ. Sau đây, hãy cùng Topbee Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách nhé!

Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách

Đoạn trích tác phẩm

Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

[…]

Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.


Dàn ý Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác giả Tô Hoài

- Giới thiệu nội dung chính tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Nêu vấn đề nghị luận: Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách

2. Thân bài

a. Giới thiệu phong cách sáng tác của tác giả Tô Hoài và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Vợ chồng A Phủ

b. Tóm tắt tác phẩm ngắn gọn

Mị là cô gái trẻ, có tài thổi sáo, chăm chỉ, hiếu thảo, là nhân vật đại diện cho phẩm chất và vẻ đẹp của con người Tây Bắc. Vì thương cha, Mị sẵn sàng làm dâu nhà thống Lí Pá Tra để gán nợ. Những chuỗi ngày làm dâu ở nhà thống Lí Pá Tra, Mị trở nên lầm lì, ít nói, mặt mày ủ rũ, buồn rầu, làm việc quần quật cả ngày, không được nghỉ ngơi. Trong dịp Tết đến xuân về, trước khung cảnh xuân sang đầy ấm áp, tiếng cười đùa vui vẻ của bọn trẻ con, tiếng sáo gọi bạn tình,… lòng Mị trở nên xốn xang, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng khi A Sử biết được liền trói đứng Mị lên cột nhà, Mị đau đớn đến tột cùng nhưng chẳng thể chống cự. Trong một đêm đông lạnh giá, Mị bắt gặp A Phủ, Mị đồng cảm với số phận hẩm hiu của chàng nên đã giúp và trốn thoát cùng A Phủ. Sau, họ trở thành vợ chồng, bắt đầu một cuộc sống mới với sự giác ngộ của cách mạng, họ tham gia vào đội du kích, chiến đấu theo đường lối và lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước.

c. Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách

- Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài

- Những chiếc váy hoa sặc sỡ, những con bướm

- Tiếng nô đùa của bọn trẻ con, tiếng chó sủa, tiếng sáo gọi bạn tình

=> Ngoại cảnh tác động đến tâm hồn như xác sống của Mị

- Trong đêm tình mùa xuân: Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi

=> Ngoại cảnh, cùng những âm thanh quen thuộc và men rượu đã tái hiện lại những kí ức tươi đẹp của Mị, thôi thúc Mị sống và tươi tỉnh lại

- Hiện thực cuộc sống kéo Mị quay về => Mị muốn tự tử cùng nắm lá ngón.

=> Những kí ức nỗi đau, sự bóc lột tàn bạo của thời đại phong kiến đã phá hủy tâm hồn của một cô gái đôi mươi

=> Lên án sự độc tài của chế độ phong kiến thối nát

- Những hành động liên tiếp của Mị: “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng

=> Những câu văn ngắn, nhịp điệu cao trào, gấp gáp

=> Mị muốn phản kháng, chấm dứt sự tù đày tăm tối ấy

d. Nghệ thuật

- Lối kể chuyện chân thật 

- Nghệ thuật tái hiện khung cảnh, tâm lí đầy hấp dẫn

- Tài hoa miêu tả nội tâm nhân vật đầy chân thực 

- Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo

=> Mị là một người con gái đầy mạnh mẽ với sức sống tiềm tàng mãnh liệt

=> Chế độ phong kiến tàn bạo có thể trói buộc thể xác Mị nhưng không thể trói buộc tâm hồn Mị. 

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm nghĩ của bản thân

Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách

Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách.

Giáo sư Phong Lê đã nhận định rằng: “Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20. Ông thuộc thế hệ 20, từ năm 1920 ngược về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học thế kỉ 20 – làm nên mùa màng 1930-1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận”. Thật vậy, Tô Hoài là “cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì cách mạng, những tác phẩm của ông là sự am hiểu sâu sắc phong tục và văn hóa các vùng miền. Điển hình là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, tái hiện lại cuộc sống hiện thực của con người ở vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, câu chuyện đã khắc họa nên vẻ đẹp sức sống của nhân vật Mị và sự phản kháng mãnh liệt, đấu tranh cho sự tự do, ánh sáng của con người lao động lúc bấy giờ.

Tô Hoài là ngòi bút hiện thực xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ngòi bút của ông hướng đến sự đa dạng của cuộc sống và tâm hồn của con người đầy biến đổi. Với ngòi bút đầy tinh tế, tài hòa, lối viết đi sâu vào nội tâm nhân vật, những tác phẩm của ông luôn mang đến một nguồn cảm hứng, ý nghĩa nhân văn, những câu chuyện đời thường, khía cạnh thực của cuộc sống, từ đó mang đến cho bạn đọc những cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người. “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn rút từ tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Lấy bối cảnh số phận của Mị và A Phủ dưới sự chuyên chế, bóc lột tàn bạo của phong kiến ở vùng núi hoang vu Tây bắc, câu chuyện đã phản ánh sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của cuộc sống.

Mị là cô gái trẻ, có tài thổi sáo, chăm chỉ, hiếu thảo, là nhân vật đại diện cho phẩm chất và vẻ đẹp của con người Tây Bắc. Vì thương cha, Mị sẵn sàng làm dâu nhà thống Lí Pá Tra để gán nợ. Những chuỗi ngày làm dâu ở nhà thống Lí Pá Tra, Mị trở nên lầm lì, ít nói, mặt mày ủ rũ, buồn rầu, làm việc quần quật cả ngày, không được nghỉ ngơi. Trong dịp Tết đến xuân về, trước khung cảnh xuân sang đầy ấm áp, tiếng cười đùa vui vẻ của bọn trẻ con, tiếng sáo gọi bạn tình,… lòng Mị trở nên xốn xang, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng khi A Sử biết được liền trói đứng Mị lên cột nhà, Mị đau đớn đến tột cùng nhưng chẳng thể chống cự. Trong một đêm đông lạnh giá, Mị bắt gặp A Phủ, Mị đồng cảm với số phận hẩm hiu của chàng nên đã giúp và trốn thoát cùng A Phủ. Sau, họ trở thành vợ chồng, bắt đầu một cuộc sống mới với sự giác ngộ của cách mạng, họ tham gia vào đội du kích, chiến đấu theo đường lối và lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước.

Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn Mị thấy phơi phới trở lại ...Mị lấy cái váy hoa vắt ở sát vách

Trong đêm tình mùa xuân rạo rực, tràn đầy sức sống, hiện lên là một cô gái tuổi đôi mươi với tâm hồn đã nguội lạnh, dật dờ như cái bóng, sống mà như chết. Thế nhưng, không khí ngày tết đậm sắc xuân ấy đã thức tỉnh niềm khao khát cuộc sống của Mị “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Những âm thanh của cuộc sống, tiếng cười đùa của trẻ con, tiếng chó sủa và đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, bồi hồi, " Anh ném pao. Em không bắt. Em không yêu. Quả pao rơi rồi...", những âm thanh quen thuộc ấy dần hiện lên, tái hiện lại những kí ức tươi đẹp của Mị. Kí ức ấy cùng men rượu đưa Mị sống với ngày xưa cũ “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

Thế nhưng, thực tại cuộc sống lại giết chết tâm hồn Mị, “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Những kí ức nỗi đau, sự bóc lột tàn bạo của thời đại phong kiến đã phá hủy tâm hồn của một cô gái đôi mươi, qua đó, Tô Hoài đã phản ảnh và lên án sự tàn khốc, khốc liệt của phong kiến thối nát, nó trói buộc con người về thể xác lẫn tinh thần.

Một loạt các hành động liên tiếp của Mị “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng … Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…”, cùng tiếng sáo rập rờn trong đầu, những điều ấy đã gợi lên khát vọng tự do mãnh liệt, sức sống tiềm tàng trong con người Mị, Mị muốn phản kháng, chấm dứt sự tù đày tăm tối ấy. Những câu văn ngắn với nhịp điệu cao trào, nhanh, gấp gáp cho thấy sự lột xác về cả tâm hồn lẫn thể chất của Mị, Mị đang dần trở lại chính mình, một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và đầy khát vọng.

Với lối kể chuyện chân thật cùng nghệ thuật tái hiện khung cảnh, tâm lí đầy hấp dẫn, tài hoa miêu tả nội tâm nhân vật đầy chân thực và nhiều xúc cảm, ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, Tô Hoài đã thành công khắc họa một nhân vật Mị chứa đựng đầy tâm tư, tình cảm, người con gái đầy mạnh mẽ và tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Chế độ phong kiến tàn bạo có thể trói buộc thể xác Mị nhưng không thể trói buộc tâm hồn Mị. 

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ẩn chứa những giá trị nhân đạo sâu sắc, giúp người đọc thấu hiểu và đồng cảm với số phận đau khổ của con người lao động trong thời kì phong kiến. Qua đó, tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, thống trị tàn bạo, ca ngợi vẻ đẹp của Tây Bắc và vẻ đẹp của con người miền núi, sức sống tiềm tàng, sẵn sàng đấu tranh vì tự do, hạnh phúc, ấm no.

“Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi” – Tô Hoài

Phùng Bảo Ngọc
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question