image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích: “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho…nước mắt chảy xuống ròng ròng”

icon-time16/10/2023

 Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân luôn mang lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc bởi cách xây dựng cốt truyện vô cùng xuất sắc.Hãy cùng Topbee trả lời đề cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích: “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho…nước mắt chảy xuống ròng ròng"  trong truyện ngắn “Vợ nhặt” để thấy rõ nội dung tác phẩm nhé ! 


Dàn ý cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích: “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho…nước mắt chảy xuống ròng ròng"

 A. Mở bài   

- Giới thiệu khái tác giả Kim Lân

- Giới thiệu tác phẩm “Vợ nhặt”

B. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Vợ nhặt”

- Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ.

+ Là mẹ của Tràng- một người mẹ nhân hậu luôn yêu thương các con

+ Bà chấp nhận con dâu giữa thời buổi khốn khó

+ Luôn tin vào những điều lạc quan trong tương lai

- Bà cụ Tứ được xây dựng với hình ảnh giản dị, gần gũi, tượng trung cho người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

C.Kết bài

- Khái quát nội dung đoạn trích

- Khẳng định giá trị của tác phẩm “ Vợ nhặt”


Cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích: “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho…nước mắt chảy xuống ròng ròng"       

 Nhà văn Kim lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông được mệnh danh là cây bút tài hoa với những tác phẩm xuất sắc nói về đề tài người nông dân và làng quê Việt Nam. Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm nổi bật của ông nói về tình cảm, nghị lực sống và khát khao hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh khốn khổ của nạn đói năm 1945.

Tác phẩm “Vợ nhặt” được in trong tập truyện "Con chó xấu xí", tiền thân của tác phẩm là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Truyện ngắn xoay quanh những người nông dân nghèo khổ và cuộc sống của họ luôn bị bao chùm bởi sự u ám, đói khổ trong nạn đói năm 1945.

Cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích trong tác phẩm " Vợ nhặt''

 

Bà cụ Tứ là một nhân vật được xây dựng trong tác phẩm với hình tượng là một bà lão nghèo khổ, gầy gò, ốm yếu. Bà cụ là mẹ của Tràng-một người đàn ông là dân ngụ cư, nghèo, xấu xí và đã lớn tuổi nhưng chưa lấy được vợ. Thế mà có một ngày con trai bà lại dắt một người phụ nữ về làm vợ, điều đó khiến bà ngạc nhiên vì con trai bà vừa xấu lại thô kệch hơn nữa lại đang trong nạn đói sao con bà lại lấy được vợ ?

Dẫu vậy, bà cụ vẫn đồng ý nhận Thị- người mà Tràng đưa về làm vợ, làm con dâu của bà, bà coi Thị như con mà cảm thấy thương xót "Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá". Bà thương đôi trẻ giữa cái lúc khốn khó nhất, cái lúc mà bản thân còn chưa chắc đã nuôi nổi mình lại chọn đến với nhau. Nhưng dù sao cũng là cái duyên, bà cụ cũng vẫn vui mừng vì các con được yên bề gia thất.

Bà cụ Tứ là người mẹ nhân hậu, đáng kính bởi dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất bà vẫn cố xua tan đi những nỗi buồn, nỗi lo sợ về cơm áo gạo tiền để tạo bầu không khí vui mừng khi đón con dâu mới. Bà là người tạo niềm tin, tạo hi vọng về cuộc sống bằng những câu chuyện vui, những hứa hẹn trong tương lai. Bà là hình tượng điển hình của những người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, kiên cường, cố gắng vượt qua khó khăn, thoát khỏi số phận cực cùng. Không những vậy bà cụ Tứ còn là người mẹ vô cùng nhân hậu, bao dung và luôn dành tình yêu cho các con của mình. Bà luôn giữ niềm tin vào một tương lai hạnh phúc và bà cũng hướng các con mình đến với niềm hạnh phúc ấy.

Nhà văn Kim Lân đã xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ vô cùng giản dị, gần gũi nhưng bà mang lại những điều tích cực, là chỗ dựa tinh thần cho các con của mình. Bằng nghệ thuật tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo, văn phong mộc mạc, giản dị mà tinh tế, nhà văn đã khắc họa một bức tranh ngôn từ vô cùng chân thực giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh sống của con người trong nạn đói, qua cái đói cái khổ ấy mà cảm nhận được tình người, cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống.

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question