image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận về bài thơ anh thợ gốm

icon-time11/11/2023

Anh thợ gốm là bài thơ của nhà thơ Huy Cận sáng tác dành tặng tới người bạn của mình. Hãy cùng Topbee viết bài văn Cảm nhận về bài thơ anh thợ gốm nhé!


Dàn ý Cảm nhận về bài thơ anh thợ gốm

a. Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm cần cảm nhận

b. Thân bài:

- Thơ của ông thường mang nét đẹp buồn thương, ảo não của cuộc sống con người giữa hiện thực cuộc sống và thời đại đang diễn ra, thế nhưng thông qua đó vẫn gợi lên được niềm yêu sống, lòng tin vào tương lai ngày mai của đất nước.

- Bài thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh đẹp đẽ của người thợ làm gốm, cũng như là tình cảm mà người thợ gốm dành cho công việc của mình.

- “Hình đẹp nở trong tay” điều đó đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng qua từng động tác xoay chuyển của người thợ, từ cục đất thô cằn ban đầu được dần dần tạo hình thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

- Khung cảnh mùa xuân ngập tràn màu xanh của cỏ cây, khiến tâm hồn con người dường như được sống lại, được hồi sinh cùng với đất trời.

- Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động “ngực anh màu nắng đượm”, cũng như là vẻ đẹp giữa mối quan hệ giữa người lao động và công việc của họ.

- Những chiếc bình dường như đã gợi lại cho chúng ta những văn hóa, nghệ thuật, cũng như giá trị xa xưa mà cha ông ta đã gửi gắm từ biết bao đời.

- Vẻ đẹp của nghệ thuật được tạo nên từ vẻ đẹp của con người.

c. Kết bài: Đánh giá và nêu cảm nhận về tác phẩm

Cảm nhận về bài thơ anh thợ gốm

Cảm nhận về bài thơ anh thợ gốm

Được mệnh danh là nhà thơ đa tài, Huy Cận đã có được cho mình một gia tài thơ đồ sộ được ông sáng tác từ năm mười bốn tuổi. Bài thơ “Anh thợ gốm” là bài thơ được Huy Cận sáng tác dành tặng cho người bạn của mình là một chuyên gia gốm. Bài thơ là sự tôn vinh vẻ đẹp của người thợ làm gốm, cũng như tôn vinh giá trị của nghề làm gốm đối với cuộc đời.

Được biết đến là một nhà hoạt động văn hóa hăng hái và một nhà cách mạng đã được khẳng định vững chắc trong lịch sử văn học Việt Nam, nhà thơ Huy Cận dường như đã chứng minh được vị thế của mình trong làng văn thơ nước nhà. Cuộc sống từ nhỏ đã được gắn liền với thơ ca cũng như thiên nhiên bình dị của làng quê Việt Nam, có lẽ vì vậy hồn thơ Huy Cận càng trở nên nhạy cảm hơn với cuộc sống của mình. Thơ của ông thường mang nét đẹp buồn thương, ảo não của cuộc sống con người giữa hiện thực cuộc sống và thời đại đang diễn ra, thế nhưng thông qua đó vẫn gợi lên được niềm yêu sống, lòng tin vào tương lai ngày mai của đất nước. “Anh thơ gốm” là một bài thơ được Huy Cận viết để dành tặng cho chuyên gia gốm Nguyễn Văn Y. Bài thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh đẹp đẽ của người thợ làm gốm, cũng như là tình cảm mà người thợ gốm dành cho công việc của mình. Không chỉ vậy, đó còn là sự tôn trọng mà Huy Cận dành cho những người thợ góp sức mình để tạo nên vẻ đẹp cho đất nước.

Ngay từ khổ thơ đầu tiên, hình ảnh anh thợ gốm đã được khắc họa thật rõ nét, thật đẹp làm sao:

Nắng lên hồng ban mai
Anh thợ gốm ngồi xoay
Đất mịn nhào với nắng
Hình đẹp nở trong tay.

Cứ mỗi ngày mới đến, lại là một ngày hăng hái làm việc của người thợ hăng say lao động. Tốc độ nhịp nhàng, nhịp độ uyển chuyển, tưởng chừng như công việc ấy chẳng có gì là vất vả, nhọc nhằn cả. “Hình đẹp nở trong tay” điều đó đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng qua từng động tác xoay chuyển của người thợ, từ cục đất thô cằn ban đầu được dần dần tạo hình thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Cục đất bình thường, vô giá trị ấy giờ đây đã có được giá trị riêng của mình, không những thế những tác phẩm đó còn mang lại những giá trị tinh thần cho con người.

Đến với khổ thơ thứ hai, tác giả Huy Cận đã phác họa lên cho chúng ta cho một khung cảnh mùa xuân thật căng tràn sức sống, đầy sự hứng thú với một cuộc đời:

Gió xuân man mác thổi
Cỏ non rờn ngoài đê
Mùa xuân đang tạo lại
Cây lá trên đồng quê.

Khung cảnh mùa xuân ngập tràn màu xanh của cỏ cây, khiến tâm hồn con người dường như được sống lại, được hồi sinh cùng với đất trời. Màu xanh là màu của cây cối, của sự sống, của sự xanh tốt đối với mỗi người. Dường như anh thợ gốm cũng đang có sứ mệnh giống như mùa xuân. Nếu như mùa xuân của đất trời mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên, cho cuộc sống vật chất của con người, thì những tác phẩm gốm của anh thợ gốm lại mang lại vẻ đẹp cho tinh thần của con người. Con người như được làm sống động lại tâm hồn đã khô héo của mình, nở rộ như những cỏ non ngoài đê mùa xuân.

Khổ thơ thứ ba đã thể hiện rõ cho chúng ta được hình ảnh thật đẹp củ người thợ gốm khi đang làm việc:

Anh ngồi xoay ung dung
Ánh sáng rọi theo cùng
Ngực anh màu nắng đượm
Đẹp hồng như đất nung.

Vẻ đẹp của anh không chỉ là bởi vì anh tạo ra những sản phẩm mang giá trị cao mà bởi vì anh đã dành hết tâm huyết của mình để tạo nên tác phẩm ấy. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động “ngực anh màu nắng đượm”, cũng như là vẻ đẹp giữa mối quan hệ giữa người lao động và công việc của họ.

Hai khổ thơ tiếp theo đã gợi nên cho độc giả về những vẻ đẹp độc đáo, tuy bình dị nhưng lại đầy ý nghĩa, giá trị ẩn chứa trong từng tác phẩm gốm được tạo ra:

Bình đẹp nghìn xưa cũ
Tay ông cha giao về
Đang sống lại tươi tắn
Trong bàn tay vuốt ve....

Bình cao dáng trẻ thon
Lọ nhớn thân đẫy tròn
Đẹp phúc đầy của mẹ
Đẹp duyên hiền của con.

Những chiếc bình dường như đã gợi lại cho chúng ta những văn hóa, nghệ thuật, cũng như giá trị xa xưa mà cha ông ta đã gửi gắm từ biết bao đời. Mỗi chiếc bình lại có hình dáng khác nhau, mang những ý nghĩa khác nhau. Từ đó mang đến cảm nhận riêng cho mỗi người sở hữu của tác phẩm nghệ thuật ấy.

Kết thúc bài thơ, lại là hình ảnh của người thợ gốm:

Xoay xoay bàn gỗ ơi,
Nước mát nhào đất tơi
Anh làm thêm cái đẹp
Chưa có ở trong đời....

Người thợ gốm đã tạo ra cho con người, cho cuộc đời những vẻ đẹp mới lạ, đặc biệt làm tô điểm cho cuộc sống của chúng ta càng đặc sắc hơn. Vẻ đẹp của nghệ thuật được tạo nên từ vẻ đẹp của con người. Con người chính là nguồn động lực lớn nhất để tạo ra cuộc sống tốt đẹp cho chính mình.

Tác giả đã khéo léo sử dụng những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá và ẩn dụ để tạo nên sự sinh động cho từng câu thơ. Ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc đầy gần gũi với cuộc sống thường ngày cũng là một nhân tố quan trọng giúp tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Vẻ đẹp của con người lao động đã khiến cho con người ta cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh, tiếp thêm động lực cho chúng ta cố gắng phát triển vì một tương lai tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét về Huy Cận như sau: “Huy Cận không chỉ cho ra đời những tác phẩm xuất sắc trong những thời khắc quyết định. Điều quan trọng hơn là anh đã thể hiện được tài năng, tầm vóc và sức sáng tạo bền bỉ của mình. Từ tuổi thiếu niên thi sĩ cho đến những ngày cuối đời, cuộc đời Huy Cận là một chuỗi sáng tạo không ngừng”. Nhà thơ Huy Cận sẽ sống mãi trong lòng độc giả chúng ta bởi sự tài năng cũng như những tác phẩm đầy giá trị mà ông đã để lại cho cuộc đời.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question