image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn

icon-time1/1/2024

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Thật vậy, nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân chính là đại diện tiêu biểu cho tình yêu làng và yêu nước đã hòa làm một, hòa quyện và thắm thiết trong tiềm thức và tình cảm của ông Hai. Sau đây, hãy cùng Topbee Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn nhé!

Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn

Dàn ý Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác giả Kim Lân

- Giới thiệu nội dung chính tác phẩm Làng

- Nêu vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn

2. Thân bài

 a. Giới thiệu phong cách sáng tác của Kim Lân

 b. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Làng

 c. Tóm tắt tác phẩm

Truyện ngắn Làng được viết vào những năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp – thời kỳ chính phủ kêu gọi nhân dân tản cư, người dân ở vùng tạm chiến được kêu gọi, phát động đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài. Nhân vật ông Hai là đại diện cho lòng yêu nước, được mô tả một cách chân thực, sâu sắc, đầy xúc cảm về tinh thần kháng chiến luôn sục sôi trong lòng người dân lao động. Ông Hai là một nông dân cần cù, chăm chỉ, chất phát, hiền hậu, đặc biệt là rất yêu làng – làng Chợ Dầu. Vì gia đình, vợ con, ông phải đi tản cư ở nơi khác, xa ngôi làng yêu dấu của mình. Ông luôn rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi tin tức về làng trên các phương tiện truyền thông, khi đọc những bài báo ông đều cảm thấy tự hào về làng và luôn đi khoe làng với mọi người: làng Chợ Dầu giàu đẹp lắm,… Không những vậy ông luôn giữ một ngọn lửa, một tinh thần sẵn sàng kháng chiến. Bỗng một hôm, ở nơi tản cư, nghe tin quân ta thắng khiến ai cũng vui vẻ, nhưng bên cạnh đó lại có một tin động trời khiến ông cảm thấy suy sụp và nhục nhã – dân làng chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Từ đó, ông chỉ quanh quẩn ở nhà chẳng dám ra ngoài trong nhiều ngày liền, luôn giữ tâm trạng cọc cằn với gia đình và thất vọng, xấu hổ, buồn bã vì ngôi làng của mình. Thậm chí, mụ chủ nhà còn muốn đuổi gia đình ông đi, không cho ở nhờ nữa vì ông là người làng Việt gian. Hàng ngày ông chỉ có thể thủ thỉ, tâm sự, giãi bày nổi lòng của mình với đứa con trai nhỏ. Vài ngày sau, khi nghe tin làng ông không theo Tây, đó chỉ là tin đồn thất thiệt, ông mới vui vẻ trở lại. Ông Hai lại tiếp tục những ngày khoe về làng của mình, ông mừng vì làng bị Tây đốt, ngay cả khi ngôi nhà của mình cũng vậy. Bởi vì cả làng ông vẫn yêu nước, vẫn theo cách mạng. “Phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không được theo bọn giặc, hại nước còn làng theo giặc thì phải thù làng”. 

 d. Cảm nhận về nhân vật ông Hai

- Tình yêu làng:

+ Là một người nông dân, cả đời chỉ biết quanh quẩn, gắn bó với ngôi làng của mình

+ Lưỡng lự, không chịu đi, muốn ở lại làng sát cánh cùng anh em, bộ đội chống giặc, kháng chiến nhưng vì gia đình đành phải xa làng

+ Ở nơi tản cư xa xôi, ông vẫn luôn dành hết tâm tư, tình cảm, trái tim của mình dành cho con người, mảnh đất chôn rau cắt rốn. 

+ Luôn khoe những điều tốt đẹp của làng mình với người dân ở nơi tản cư mặc cho người khác có thèm nghe hay chú ý hay không

=> Tình yêu làng sâu sắc, dành trọn trái tim, làng Chợ Dầu là niềm kiêu hãnh của ông Hai

- Tình yêu gia đình, yêu đất nước:

+ Tin tức làng theo Tây chẳng khác nào vết dao cứa vào tim, xé nát trái tim ông Hai.

+ Cả người ông bần thần

+ Những bước chân nặng trĩu

+ Cúi gằm mặt đi về nhà

+ Trong người luôn cáu gắt, giận hờn, gắt gỏng vợ con

+ Chỉ có thể nằm vật ra giường mà đau khổ

+ Chỉ biết ôm đàn con lủi thủi một chỗ, giãi nỗi niềm với đứa con trai nhỏ, tự chất vấn trong đầu để vơi đi nỗi nhục nhã

+ Mụ chủ nhà không cho gia đình ông tiếp tục ở nhờ vì ông, gia đình ông là người làng Việt gian

→ Ông thương cho những đứa trẻ tội nghiệp của mìn

=> Đưa ra quyết định vĩ đại nhưng đầy day dứt, giằng xé nội tâm: “Làng thì yêu thật nhưng nếu làng theo giặc thì phải thù”

=> Ông Hai không chỉ dành tình yêu cho ngôi làng, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mà ông còn dành trái tim mình cho đất nước, cho nền hòa bình, độc lập dân tộc.

+ Tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính

+ “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”

+ “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn!”

+ Cuộc sống ông lại quay về quỹ đạo cũ, ngày ngày đi khoe về ngôi làng giàu đẹp của mình

=> Chứng tỏ làng của ông không theo Tây, luôn theo cụ Hồ kháng chiến

=> Tình yêu làng và yêu nước đã hòa làm một, hòa quyện và thắm thiết trong tiềm thức, tình cảm của ông Hai

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm nghĩ của bản thân

Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn

Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn

Lê Thành Nghị đã từng nhận xét về Kim Lân rằng: “Nhà văn Kim Lân viết không nhiều và chuyên về một thể loại, lại" gác bút "sớm nhưng dấu ấn của ông để lại trong lòng độc giả thì rất sâu đậm. Chỉ với 3 thiên truyện: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí.. câu chữ của Kim Lân" gan lỳ "thách thức thời gian, đi vào chỗ sâu nhất của tâm trí người đọc". Thật vậy, tuy số lượng tác phẩm của nhà văn Kim Lân không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm đều để lại những ấn tượng, giá trị nhân văn, sâu sắc. Qua đó, không thể không kể đến truyện ngắn “Làng” – tác phẩm là lòng yêu nước tha thiết và tinh thần kháng chiến mạnh mẽ, quyết liệt trong bối cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Kim Lân – cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam. Thông qua biệt danh đặc biệt ấy, người đọc có thể dễ dàng cảm nhận và hình dung được phong cách sáng tác tài hoa của ông. Ngòi bút của ông luôn vững vàng và chân thực, khiến độc giả dễ dàng đồng cảm những câu chuyện mà ông kể. Trước cách mạng tháng Tám, ông hướng ngòi bút tái hiện cuộc sống sinh hoạt văn hóa và những thú vui bình dị như: đánh vật, chọi gà, thả chim,… Đến những năm sau cách mạng tháng Tám, ông tập trung khám phá vẻ đẹp của người nông dân – những con người với cuộc đời cực nhọc, nghèo khổ nhưng vẫn luôn chăm chỉ làm lụng, hy vọng về một tương lai tốt đẹp. Tóm lại, nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về nông thôn và người nông dân. Người nông dân trong sáng tác của Kim Lân tuy nghèo khổ nhưng lại thật thà, chất phát, yêu đời, hóm hỉnh và tài hoa. Bên cạnh đó, ông còn có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật một sách tài tình, sắc sảo.

Nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng chính là đại diện tiêu biểu cho sự tài hoa của Kim Lân. Truyện ngắn “Làng” lấy bối cảnh đất nước đang trong thời kì vô cùng khó khăn và nghèo đói bởi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam. Tác phẩm như nguồn động lực, sức mạnh kết nối mọi người lại với nhau, cùng nhau đoàn kết chống giặc và hy vọng về một tương lai tươi sáng, hòa bình.

Truyện ngắn Làng được viết vào những năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp – thời kỳ chính phủ kêu gọi nhân dân tản cư, người dân ở vùng tạm chiến được kêu gọi, phát động đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài. Nhân vật ông Hai là đại diện cho lòng yêu nước, được mô tả một cách chân thực, sâu sắc, đầy xúc cảm về tinh thần kháng chiến luôn sục sôi trong lòng người dân lao động. Ông Hai là một nông dân cần cù, chăm chỉ, chất phát, hiền hậu, đặc biệt là rất yêu làng – làng Chợ Dầu. Vì gia đình, vợ con, ông phải đi tản cư ở nơi khác, xa ngôi làng yêu dấu của mình. Ông luôn rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi tin tức về làng trên các phương tiện truyền thông, khi đọc những bài báo ông đều cảm thấy tự hào về làng và luôn đi khoe làng với mọi người: làng Chợ Dầu giàu đẹp lắm,… Không những vậy ông luôn giữ một ngọn lửa, một tinh thần sẵn sàng kháng chiến. Bỗng một hôm, ở nơi tản cư, nghe tin quân ta thắng khiến ai cũng vui vẻ, nhưng bên cạnh đó lại có một tin động trời khiến ông cảm thấy suy sụp và nhục nhã – dân làng chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Từ đó, ông chỉ quanh quẩn ở nhà chẳng dám ra ngoài trong nhiều ngày liền, luôn giữ tâm trạng cọc cằn với gia đình và thất vọng, xấu hổ, buồn bã vì ngôi làng của mình. Thậm chí, mụ chủ nhà còn muốn đuổi gia đình ông đi, không cho ở nhờ nữa vì ông là người làng Việt gian. Hàng ngày ông chỉ có thể thủ thỉ, tâm sự, giãi bày nổi lòng của mình với đứa con trai nhỏ. Vài ngày sau, khi nghe tin làng ông không theo Tây, đó chỉ là tin đồn thất thiệt, ông mới vui vẻ trở lại. Ông Hai lại tiếp tục những ngày khoe về làng của mình, ông mừng vì làng bị Tây đốt, ngay cả khi ngôi nhà của mình cũng vậy. Bởi vì cả làng ông vẫn yêu nước, vẫn theo cách mạng. “Phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không được theo bọn giặc, hại nước còn làng theo giặc thì phải thù làng”. 

Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn

Có thể thấy, phẩm chất đầu tiên, nổi bật nhất ở ông Hai đó chính là tình yêu làng sâu sắc. Là một người nông dân, cả đời chỉ biết quanh quẩn, gắn bó với ngôi làng của mình, đó cũng chính là tiền đề tạo nên một tình cảm thắm thiết của ông dành cho ngôi làng của mình. Bên cạnh đó, hình ảnh ông lưỡng lự, không chịu đi, muốn ở lại làng sát cánh cùng anh em, bộ đội chống giặc, kháng chiến nhưng vì gia đình đành phải xa làng của ông Hai đã khiến người đọc tăng thêm sự ấn tượng về tình yêu, niềm tự hào, kiêu hãn của ông Hai về làng Chợ Dầu. Ở nơi tản cư xa xôi, ông vẫn luôn dành hết tâm tư, tình cảm, trái tim của mình dành cho con người, mảnh đất chôn rau cắt rốn. 

Ông Hai luôn khoe những điều tốt đẹp của làng mình với người dân ở nơi tản cư: cái làng Chợ Dầu lát toàn gạch đá xanh, có cái chòi thông tin cao quá ngọn tre, phòng thông tin rộng lắm,… Có thể nói, ngôi làng Chợ Dầu chính là máu thịt của ông, ông dành trọn trái tim mình với ngôi làng ấy. Ông yêu nó đến mức lo lắng, nhớ đến làng ngay cả khi đang làm việc: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”. Ông cứ kể, cứ khoe say sưa mặc cho người khác có thèm nghe hay chú ý hay không. Làng chính là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của ông.

Sự việc được đưa lên đỉnh điểm, khi ông Hai nghe tin làng của mình là Việt gian theo Tây. Ngay lúc này, ta có thể cảm nhận được tài hoa trong nghệ thuật xây dựng tình huống và biệt tài phân tích tâm lí nhân vật một sách tài tình, sắc sảo của Kim Lân. Tình huống này cho thấy đỉnh điểm của sự đau khổ, tuyệt vọng đến tột cùng của ông Hai. Với một người có lòng yêu nước vô bờ, yêu bằng cả trái tim như ông, tin tức làng theo Tây chẳng khác nào vết dao cứa vào tim, xé nát trái tim ông Hai.

Từ biểu cảm, thái độ háo hức, hớn hở khoe về làng, lúc này đi ông lại vô cùng xấu hổ, chỉ biết cúi mặt, bần thần đi hỏi mọi người liệu tin tức có là sự thật. Đến khi nghe câu trả lời chắc nịt “Cả làng nó đi theo Tây rồi ông ạ. Từ thằng chủ tịch trở xuống hết”, chính là phút giây suy sụp của ông. Cả người ông bần thần, những bước chân nặng trĩu, cúi gằm mặt đi về nhà, trong người luôn cáu gắt, giận hờn, gắt gỏng vợ con, chỉ có thể nằm vật ra giường mà đau khổ. Những ngày sau, ông chỉ quanh quẩn trong nhà, bởi ông sợ, sợ những cái nhìn phán xét, xét nét ông và ngôi làng Chợ Dầu. Ông chỉ biết ôm đàn con lủi thủi một chỗ, giãi nỗi niềm với đứa con trai nhỏ, tự chất vấn trong đầu để vơi đi nỗi nhục nhã. Trái tim ông chua xót, không thể chịu đựng thêm được điều gì nữa.

Tình tiết câu truyện càng được đẩy lên cao khi mụ chủ nhà không cho gia đình ông tiếp tục ở nhờ vì ông, gia đình ông là người làng Việt gian. Lúc này, tình yêu gia đình của ông lại trỗi dậy. Ông thương cho những đứa trẻ tội nghiệp của mình, mới bé tí mà đã mang tiếng con của làng Việt gian. Nỗi đau ấy càng ngày càng lớn, âm thanh trong trẻo của bọn trẻ đã đánh thức tâm hồn ông, vì thế ông đã đưa ra quyết định vĩ đại nhưng đầy day dứt, giằng xé nội tâm: “Làng thì yêu thật nhưng nếu làng theo giặc thì phải thù”. Có thể thấy, ông Hai không chỉ dành tình yêu cho ngôi làng, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mà ông còn dành trái tim mình cho đất nước, cho nền hòa bình, độc lập dân tộc.

Cảm nhận về nhân vật ông Hai ngắn gọn

Tuy nhiên, dưới ngòi bút nhân văn của Kim Lân, sau bao ngày đen tối, ông Hai đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời mình. Tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, tình yêu làng, yêu nước của ông đã được khắc họa một cách hoàn chỉnh, đầy nhân văn. “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Niềm kiêu hãnh trong con người ông dần sống lại. Niềm vui của ông thật đặc biệt, khi “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn!”. Có lẽ, chỉ duy nhất ông Hai mới có thể vui mừng khi làng của mình, nhà của mình, của cải bị đốt hết nhẵn. Bởi điều đó chứng tỏ, làng của ông không theo Tây, cả làng vẫn luôn kháng chiến chống giặc, vẫn luôn yêu nước, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh. Cuộc sống ông lại quay về quỹ đạo cũ, ngày ngày đi khoe về ngôi làng giàu đẹp của mình. Ông Hai là nhân vật tiêu biểu, đại diện cho lòng yêu quê hương, yêu nước vô cùng cao cả và cao quý.

Qua tác phẩm “Làng”, ta có thể cảm nhận được bút tài hoa, biệt tài phân tích, miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Kim Lân. Khi thì miêu tả cử chỉ, hành động, khi thì độc thoại nội tâm, đấu tranh tâm lí, lột tả tính cách nhân vật qua những chi tiết nhỏ nhưng đầy sáng giá. Thêm vào đó, là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, đậm chất dân dã, bình dị và gần gũi, kết hợp cùng lối viết chậm rãi, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, giàu cảm xúc, những tài hoa ấy đã tạo nên một tác phẩm “Làng” đầy nhân văn sâu sắc và giá trị thẩm mỹ. Có thể nói, Kim Lân là mẫu nhà văn của “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (quý ở sự tinh, chứ không quý ở sự nhiều).

Từ một người dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng và yêu nước đã hòa làm một, hòa quyện và thắm thiết trong tiềm thức, tình cảm của ông Hai. Ông Hai là đại diện tiêu biểu cho nét đẹp truyền thống của người nông dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp – một người nông dân tuy nghèo khổ nhưng lại có một tấm lòng chất phác, mộc mạc, bình dị, cao cả, tốt đẹp, luôn hy vọng, hướng về một tương lai tươi sáng.

“Nhà văn Kim Lân đã cống hiến trọn đời cho nền văn học mới, nêu một tấm gương cao đẹp về lòng yêu mến, gắn bó mật thiết với cách mạng và kháng chiến, kiên định, vững vàng về bản lĩnh nhà văn để lại cho hậu thế những tác phẩm đặc sắc, có sức sống lâu dài, làm giàu thêm văn chương Việt, tâm hồn Việt" (Hữu Thỉnh).

“Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ” (Nguyễn Khải)

Phùng Bảo Ngọc
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question