image hoi dap
image hoi dap

Cảm thụ bài thơ cổ tích Mẹ gieo

icon-time25/12/2023

Những bài thơ cổ tích luôn để lại rất nhiều bài học sâu sắc và đặc biệt, không những vậy nó còn để lại ấn tượng trong lòng người đọc, bài thơ cổ tích Mẹ gieo cũng là một tác phẩm như thế. Sau đây, mời các em cùng Topbee tìm hiểu bài viết cảm thụ bài thơ cổ tích Mẹ gieo. 


Dàn ý cảm thụ bài thơ cổ tích Mẹ gieo

Cảm thụ bài thơ cổ tích Mẹ gieo - ảnh 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nội dung chính của bài thơ Mẹ gieo

- Giới thiệu về tác giả Châu Thành

- Trích dẫn thơ

2. Thân bài:

- Nêu những phong cách sáng tác nổi bật, đặc điểm của tác giả Châu Thành

- Thế nào là thơ cổ tích? Nêu khái niệm, giải thích

- Phân tích và cảm thụ nội dung bài thơ:

- Phân tích bốn câu thơ đầu:

Con về thăm lại vườn xưa 

Trưa hè nắng nhuộm đung đưa lá cành 

Bủa vây hương bưởi hương chanh 

Thoảng như tóc mẹ xõa xanh thuở nào.

+ Tác giả về lại quê hương để thăm người mẹ của mình dù đã đi xa.

+ Khung cảnh nơi “vườn xưa” được tác giả Châu Thành miêu tả vô cùng đẹp đẽ, nào là “Trưa hè nắng nhuộm” và cây cối trong vườn “Đung đưa lá cành”.

+ Không chỉ cảm nhận khung cảnh bằng thị giác, tác giả còn sử dụng thêm khứu giác, khi ngửi thấy được mùi bưởi, mùi chanh trong khu vườn.

+ Khi nghe những âm thanh, mùi hương quen thuộc thì tác giả lại nhớ đến người mẹ thân thương. 

+ Thời tóc mẹ còn “xoã xanh” chính là lúc mẹ còn trẻ, còn nhiều sức khoẻ. Sau từng ấy năm tác giả đi xa, có lẽ giờ đây mẹ đã già.

- Phân tích hai câu thơ tiếp: 

Dậu mùng tơi biết sắc trời 

Canh cua mẹ nấu ngọt trôi nắng hè

+ Tác giả nhớ đến vị ngon của những món ăn mà mẹ nấu cho mình, những giây phút tuyệt vời và hạnh phúc.

+ Nhớ đến dậu mùng tơi, nhớ đến canh cua mẹ nấu, điều đặc biệt là canh cua của mẹ lại còn rất ngọt, trôi đi sự oi ả và nóng bức của mùa hè.

+ Mẹ là người quan trọng, luôn ở bên và xua tan đi những vất vả, khó khăn của mỗi người con thân yêu.

- Phân tích bốn câu thơ tiếp: 

Đầy vườn oi ả tiếng ve 

Trái mít căng cuộn nắng hoe vào lòng 

Ổi đào thơm thảo chờ mong 

Dậy hương vườn sổ lông tiếng chim.

+ Khung cảnh trong khu vườn căng tràn nhựa sống, vui vẻ đón chào người mẹ thân yêu.

+ Tác giả miêu tả khung cảnh vô cùng đẹp đẽ: Tiếng ve, trái mít, ổi đào căng mọng, tiếng chim hót ríu rít,…

+ Các biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng và lồng ghép vào các câu thơ: Trái mít biết căng cuộn mình, mang trên mình màu vàng hoe vô cùng đẹp đẽ. Ổi đào biết chờ mong người mẹ thân yêu. 

+ Từ khung cảnh thiên nhiên, tác giả nhớ đến người mẹ của mình, nhớ đến sự vất vả, tần tảo của mẹ ngày xưa và dành tình cảm đặc biệt cho người mẹ thân yêu của mình.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ. 


Cảm thụ bài thơ cổ tích Mẹ gieo (hay nhất) 

Cảm thụ bài thơ cổ tích Mẹ gieo - ảnh 2

Châu Thành là một nhà thơ tài ba của nền văn học Việt Nam với những sáng tác để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, bài thơ cổ tích Mẹ gieo cũng là một tác phẩm xuất xắc như thế. Thông qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm đặc biệt của mình dành cho người mẹ thân yêu.

Con về thăm lại vườn xưa 

Trưa hè nắng nhuộm đung đưa lá cành 

Bủa vây hương bưởi hương chanh 

Thoảng như tóc mẹ xõa xanh thuở nào.

Dậu mùng tơi biết sắc trời 

Canh cua mẹ nấu ngọt trôi nắng hè

Đầy vườn oi ả tiếng ve 

Trái mít căng cuộn nắng hoe vào lòng 

Ổi đào thơm thảo chờ mong 

Dậy hương vườn sổ lông tiếng chim.

Những bài thơ cổ tích là một thể loại đặc biệt, là thể loại văn học độc đáo nhằm nói lên những tâm tư và tình cảm của chính tác giả. Bài thơ Mẹ gieo dùng không có những yếu tố huyền ảo như những câu chuyện cổ tích thông thường nhưng vẫn truyền đạt thành công tình cảm của chính tác giả dành cho mẹ của mình.

Đến với bốn câu thơ đầu tiên: 

Con về thăm lại vườn xưa 

Trưa hè nắng nhuộm đung đưa lá cành 

Bủa vây hương bưởi hương chanh 

Thoảng như tóc mẹ xõa xanh thuở nào.

Khi người con về thăm lại vườn xưa sau một khoảng thời gian dài xa cách, khu vườn vẫn đẹp đẽ như thế, khung cảnh vô cùng lung linh và nên thơ với “trưa hè nắng nhuộm” còn cây cối thì “đung đưa lá cành”.

Không chỉ cảm nhận vẻ đẹp xung quanh bằng thị giác hay thính giác, tác giả Châu Thành còn vận dụng thêm cả khứu giác để có nhìn nhận rõ nhất vẻ đẹp của khu vườn xưa. Tác giả đã ngửi được trong hương gió “Bủa vây hương bưởi và hương chanh” hoà quyện với nhau. Từ những vẻ đẹp ấy, tác giả nhớ đến mẹ của mình thuở tóc mẹ “xoã xanh”, có thể đó là hình bóng người mẹ của tác giả lúc còn trẻ và còn tràn đầy sức khoẻ.

Dậu mùng tơi biết sắc trời 

Canh cua mẹ nấu ngọt trôi nắng hè

Tác giả nhớ đến vị ngon của những món ăn mà mẹ nấu cho mình, những giây phút tuyệt vời và hạnh phúc khi được ở cùng mẹ. Nào là dậu mùng tơi, nào là canh cua mẹ nấu, vị ngọt của canh cua làm xua tan đi sự oi bức và nóng nực của nắng hè. Ta có thể cảm nhận được tầm quan trọng của mẹ, mẹ luôn ở bên và đồng hành cùng mỗi người, là chỗ dựa vững chắc để ta có thể vượt qua khó khăn, vất vả trong cuộc sống. 

Đầy vườn oi ả tiếng ve 

Trái mít căng cuộn nắng hoe vào lòng 

Ổi đào thơm thảo chờ mong 

Dậy hương vườn sổ lông tiếng chim.

Đến với bốn câu thơ cuối cùng, tác giả cảm nhận những vẻ đẹp trong khu vườn cổ tích, đó chính là tiếng ve oi ả, là trái mít được nhân hoá “căng cuộn” vào lòng của ánh nắng như một đứa trẻ, là những trái ổi đào căng mọng, thơm thảo đang rất “chờ mong” được  hái xuống và cống hiến vị ngon, ngọt cho đời, nào là tiếng chim hót ríu rít.

Đó chính là vẻ đẹp của khu vườn, có thể do mẹ chăm sóc, cũng có thể tất cả kí ức đều gợi nhắc về người mẹ thân thương. Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm đặc biệt mà chính tác giả đã dành cho mẹ của mình, thấy được sự vất vả và tần tảo của người mẹ, từ đó mỗi người càng thêm yêu thương mẹ của mình.

Bài thơ cổ tích Mẹ gieo đã vận dụng thành công nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh thơ và khắc hoạ thành công tình cảm mà tác giả dành cho mẹ của mình, đây xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất viết về mẹ. 

Phạm Kim Chi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question