image hoi dap
image hoi dap

Câu hỏi đọc hiểu Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

icon-time14/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung văn bản: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

HỒ CHÍ MINH VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Thứ Bảy, 1-9-2018.

Bằng chính sự gan góc, quyết tâm của cả dân tộc vì một nền Cộng hoà Dân chủ, quyền tự do, độc lập thật sự, Tuyên ngôn Độc lập khẳng định dân tộc Việt Nam phải được tự do và độc lập; “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”.

[…]

(1) Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Giữa tháng 5, Người yêu cầu Trung uý Giôn, báo vụ của OSS (cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ), điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

(2) Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời; chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân. Ngày ra mắt Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hoà.

Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt quốc dân và đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị.

Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt, đề nghị duyệt kĩ, vì ta sẽ đọc không phải chỉ để đồng bào cả nước ta nghe, mà còn cho cả Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, cho cả các nước đồng minh nghe. […]

Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn.

Ngày 30-8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Người đọc cho mọi người nghe và hỏi ý kiến. Ngày 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.

(3) 14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

(Theo baodanang.vn)


Đề Đọc hiểu Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập (Trắc nghiệm)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản thông tin

C. Hành chính công vụ

D. Ý kiến khác

Đáp án: B. Văn bản thông tin

Giải thích: văn bảo thông báo những thông tin cấp thiết, quan trọng công bố độc lập chủ quyền Việt Nam.

Câu 2. Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập cung cấp thông tin về?

A. Bác Hồ

B. Bản Tuyên ngôn Độc lập

C. Bác Hồ và bản Tuyên ngôn độc lập

D. Bác Hồ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Đáp án: C. Bác Hồ và bản Tuyên ngôn độc lập

Giải thích: Bác Hồ: người đọc bản tuyên ngôn độc lập; bản Tuyên ngôn độc lập: xác nhận, tuyên bố chủ quyền Việt Nam.

Câu 3. Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A. Đúng

Câu 4. Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào vào thời gian nào?

A. 1/5/1945

B. 2/5/1945

C. 3/5/1945

D. 4/5/1945

Đáp án: D. 4/5/1945

Giải thích:Đọc thông tin văn bản tại đoạn (1)

(1) Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Giữa tháng 5, Người yêu cầu Trung uý Giôn, báo vụ của OSS (cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ), điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

Câu hỏi đọc hiểu Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

Đáp án đề Đọc hiểu Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập (Tự luận)

Câu 5. Nêu nội dung chính của văn bản.

Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập đề cập và cung cấp những thông tin cấp thiết và quan trọng về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 6. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

Thời gian là thông tin cần chú ý nhất, bởi thời gian mang là sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng và đòi hỏi cần chính xác.

Câu 7. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự tự do.

Hỏi rằng mấy ai thích sự sắp đặt, kiểm soát? Chắc hẳn bất cứ cá nhân nào cũng đều mong muốn có được sự tự do. Tự do ở đây được hiểu là quyền của con người. Quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm những điều hợp pháp mà mình muốn,… hơn hết sự tự do còn mang ý nghĩa lớn hơn khi gắn liền với câu nói của Bác “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tự do khiến bản thân được thoải mái, thư thái, tự do cho chúng ta được làm chính mình. Đặc biệt tự do cũng chính là cơ sở tiên quyết để dẫn đến thành công. Nhưng tự do không có nghĩa là chúng ta được sống buông thả, sống ngược với thuần phong mỹ tục và pháp luật của đất nước. Tự do không có giới hạn, nhưng tự do có ranh giới, đòi hỏi chúng ta cần biết hành động và tuân thủ theo đúng quy định và pháp luật. Có thể thấy tác hại của một số ít những cá nhân sống buông thả, không làm chủ được bản thân va vào những vòng xoáy của xã hội, khiến họ không còn là chính mình đồng thời phải chịu trách nhiệm theo pháp luật và sự xa lánh kì thị từ mọi người. Bởi vậy là một công dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự do dân chủ, tự do về mọi mặt, nhưng hãy để sự tự do đó trong tầm kiểm soát của quy định chung. 

Ngọc Hương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question