image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

icon-time21/6/2023

Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam bao gồm Giới thiệu tác giả - tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - SGK Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức.


A. Tác giả - Tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam


I. Tác giả

Các tác phẩm dân gian bao gồm sáng tác của nhiều tác giả khác nhau.


II. Tác phẩm 

1. Thể loại

Truyện dân gian

2. Bố cục

- Phần 1: Truyện Lợn cưới, áo mới

- Phần 2: Truyện Treo biển

- Phần 3: Truyện Nói dóc gặp nhau

3. Giá trị nội dung

Là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy thường biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ.

4. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ kể, dễ trao đổi, lan truyền

- Tình huống gây cười ấn tượng, hài hước.

- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

B. Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Câu 1. Các truyện Lợn cưới, áo mới, Treo biển; Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người? 

Các truyện Lợn cưới, áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau đã phê phán tính xấu của con người: thói khoe khoang của con người, nói dối, nói khoác, nói sai sự thật, không có chính kiến. 

Câu 2. Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?

Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có điều đặc biệt thể hiện ở chi tiết khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” đáng lẽ ra anh ta phải trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Ở đây câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Đối với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ với mục đích “khoe” của anh ta. Quả là tình huống rất buồn cười và lố bịch.

Câu 3. Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?

Tính cách anh chàng có áo mới thể hiện qua chi tiết:

- Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng mong có ai đi qua thì khen, nhưng từ sáng đến chiều không thấy ai ngó đến.

- Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Câu 4. Nhà hàng bán cả trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?

Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã làm theo tất cả những ý kiến của mọi người. Nếu em là chủ của nhà hàng thì em sẽ giữ vững lập trường của mình và em chỉ coi những ý kiến đó là những lời tham khảo. 

Câu 5. Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê - gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì? 

Trong truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần nhằm phê phán những người không có chính kiến của bản thân, chỉ biết làm theo những lời góp ý mà không biết phân biệt đúng sai.

Câu 6. Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau?

Ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau, có sự khác thường ở chỗ những điều họ nói đều viển vông, ít khả năng xảy ra trong thực tế

Câu 7. Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?

Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho câu chuyện là lời đáp của anh chàng thứ 2: “Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?”

Câu 8. Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

- Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có ý bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo, để rồi khiến cho chính nhân vật sẽ tự nhận ra cái sai trái của mình.

→ Về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này, chúng đều mang giọng điệu mỉa mai, châm biếm, tạo ra những yếu tố vô lí, thiếu lô-gic để tạo nên tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu. Đó là những lời đối đáp mang sắc thái ý nghĩa tương tự nhằm giúp đối phương nhận ra hành vi của mình.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức tổng hợp về tác giả -  tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy của văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question