image hoi dap
image hoi dap

Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để khai hoá văn minh?

icon-time26/3/2024

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”. Em hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này vì: thực chất là để xâm lược thị trường và mở rộng thuộc địa. Chúng vơ vét tài nguyên ở nước thuộc địa để làm giàu cho chính đất nước của họ. Điều này được lý giải như sau:

Key Points:

Bản chất xâm lược, mở rộng thuộc địa và vơ vét tài nguyên


Khái niệm “Khai hóa văn minh”

Khai hóa văn minh là việc đem lại những ánh sáng, thành tựu của nền văn minh cao, phát triển rực rỡ (công nghệ, văn hoám khoa học,…) để soi rọi, thúc đẩy sự phát triển cho những nền văn minh kém phát triển.

Tuy nhiên, việc khai hóa văn minh phải thực hiện có ý thức. Một số trường hợp lấy cớ “khai hóa văn minh” để thực hiện mục tiêu xấu xa, làm ảnh hướng đến một đất nước. Trong đó có việc “khai hóa văn minh” mà thực dân Pháp đem đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.


Bản chất của “Khai hóa văn minh” mà thực dân phương Tây đưa đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á

Bản chất của “Khai hóa văn minh” mà thực dân phương Tây đưa đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á lại hoàn toàn trái ngược với khái niệm “khai sáng văn minh”. 

- Mục đích chúng đến các nước thuộc địa này là do đây là miếng mồi béo bở, có tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhân công rẻ mạt. Thực dân phương Tây đến đây là để vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm mà đất nước họ làm ra.

Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để khai hoá văn minh?

- Chính sách cai trị của chúng đem lại nhiều hệ quả nghiêm trọng:

+ Về kinh tế: ra sức vơ vét tài nguyên, tịch thu ruộng đất, bắt dân nộp đủ thứ thuế. Tiến hành khai thác hầm mỏ, công nghiệp chế biến phát triển, hệ thống giao thông được mở rộng, nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện. Ở đây, công nghiệp có những chuyển biến nhưng thực chất là phục vụ cho việc vận chuyển tài nguyên, sản phẩm công nghiệp về đất nước của họ.

+ Về chính trị: đả kích phản động trong nước. Tăng cường đàn áp nhân dân Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Về xã hội: Thực hiện chính sách ngu dân, chúng khuyến khích duy trì tập quán lạc hậu, xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện,…) để làm suy yếu nhân dân thuộc địa, dần dần sẽ không còn ý chí đấu tranh để giải phóng đất nước.

Có thể thấy, các chính sách này đều làm cho Ấn Độ và các nước Đông Nam Á bị kìm hãm, phát triển thụt lùi.

=> “khai hóa văn minh” mà thực dân phương Tây đem đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á thực chất là chúng đem đến một chính sách cai trị hà khắc nhằm xâm lược thị trường và mở rộng thuộc địa. Chúng vơ vét tài nguyên ở nước thuộc địa để làm giàu cho chính đất nước của họ.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question