image hoi dap
image hoi dap

Đoạn văn trình bày suy nghĩ Cười là một hình thức chế ngự cái xấu (7-9 câu)

icon-time10/6/2023
(1 đánh giá)

Trước những thói hư tật xấu, những vấn đề tiêu cực của con người, ngoài biện pháp ngăn chặn, tuyên truyền pháp luật hoặc trực tiếp nghe lời dạy của thầy cô, gia đình, thì chúng ta còn thể áp dụng việc giáo dục nhận thức thông qua việc đọc - về câu truyện cười dân gian chẳng hạn. Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu." (Phương Lựu – Trần Đình Sử – Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241). Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. 


Mục lục nội dung

Mẫu 1 

Một trong những chức năng quan trọng của văn chương ấy là tính giáo dục. Vậy nên, trong một số tác phẩm nhất là truyện cười dẫu mang đến sự giải trí cho người đọc song đồng thời còn để lại bài học về cuộc sống. “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu”, quả vậy, đằng sau tiếng cười giòn đối với “Lợn cưới áo mới” là lời phê phán về tính khoe khoang của một số bộ phận người trong tầng lớp xã hội. Hoặc như “Thầy bói xem voi” - một câu chuyện kinh điển của văn học dân gian Việt Nam chỉ trích những người không có sự hiểu biết nhưng lại tỏ ra thông minh hơn người. Đặc điểm chung của những tác phẩm mang tính giải trí này là đều lên án thói hư tật xấu, từ đó hướng con người loại trừ sự độc hại nhằm xây dựng bản thân trở thành người tốt, người có đạo đức. Mỗi một câu chuyện không đơn thuần chỉ để đọc bằng nhãn quan, phải đọc bằng cả suy nghĩ mới có thể thấm nhuần. Cuộc sống vốn dĩ là vậy. Giáo dục một con người, một thế hệ, một tầng lớp, một xã hội đâu nhất thiết phải nghe lời căn dặn của các bậc phụ huynh, lời thầy cô giảng trên trường, chúng ta có thể thay đổi chính mình theo chiều hướng tốt hơn bằng chính những trang văn mà người xưa để lại. 


Mẫu 2 

“Cười là một hình thức chế ngự cái xấu”, đằng sau lớp vỏ hài hước trong câu chuyện cười là bài học giáo dục đạo đức con người. Nhân vô thập toàn, dù ít hay nhiều, trong cuộc đời, sẽ có những lúc chúng ta phạm phải sai lầm. Đó là điều không thể tránh khỏi có chăng vì thế mà văn chương ra đời, đặc biệt là thể loại cười. Nhằm giáo dục con người mỗi ngày một hoàn thiện hơn, hạn chế những thói hư tật xấu, từ đó xâu dựng cộng đồng xã hội văn minh, đó là lời dặn dò thâm thuý của những người cầm bút. Hãy ngừng đọc bằng đôi mắt, nghe bằng đôi tai, hãy đọc bằng cả trái tim và cả sự vận động của trí não để hạn chế hoặc bỏ những thứ xấu xa đang có nguy cơ hay đang bủa vây chính mình. Mỗi người sinh ra được ví như tờ giấy trắng, hãy điểm tô lên đó những gam màu sặc sỡ thay vì những sắc màu u tối. Có như vậy, giá trị của văn chương nói riêng, bài học của người đời nói chung mới có ý nghĩa. 


Mẫu 3 

Nếu văn chương chỉ tồn tại bằng ca từ sáo rỗng, tất là văn chương “thối nát”. Văn chương muốn được lưu truyền và ghi dấu đậm trong lòng công chúng, thì văn chương trước hết hay bắt nguồn từ chữ tâm. Văn chương tồn tại được với đời chính là nhờ lớp nhân bên trong đằng sau vỏ bọc ngôn từ. Tác phẩm văn học, nhất là văn học dân gian là một trong những điều có thể làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của con người. Thông qua những thước chuyện gần gũi với cuộc sống về những thói hư tật xấu còn tồn tại, xây dựng nhân vật bằng cái tên hoặc sự vật hiện tượng quen thuộc, mỗi một câu chuyện vừa mang đến tiếng cười giải toả vừa gửi gắm bài học thông điệp. Có lẽ chính vì thế mà văn cười lúc nào cũng được quý độc giả săn đón, từ đó khơi dậy lên suy nghĩ, hành động sao cho phải phép, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật của xã hội. Nói “cười là một hình thức chế ngự cái xấu” là vậy.

-----------------------------------------

Trên đây là bài viết “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu." (Phương Lựu – Trần Đình Sử – Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241). Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Nguyễn Thị Bình
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question