image hoi dap
image hoi dap

Dẫn chứng liên hệ mở rộng bài Tây Tiến

icon-time25/3/2024

Mở bài dẫn chứng liên hệ Tây Tiến 

Mỗi bài thơ là một chất riêng của người viết, là một cách cảm nhận khác nhau của những hồn thơ bay bổng. Vậy nên dù viết về một đề tài, chẳng có nhà thơ làm giống nhà thơ nào, chẳng có nhân vật nào có chung niềm “cảm xúc” với nhân vật nào. Như Raxun Gamzatop từng nói: Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ. Như cùng về đề tài người lính, người lính của Chính Hữu khác với người lính của Tố Hữu, người lính trong thơ Chế Lan Viên lại khác với Quang Dũng. Nhưng khi phân tích sâu vào đó, ta lại thấy được bóng những người lính trở thành đoàn quân, có những vẻ đẹp trùng nhau đến lạ! Trong đó, đoàn quân Tây Tiến qua thơ của Quang Dũng gần như quy tụ hết những điểm giống, điểm khác của người lính trong nét bút đương thời.


Gợi ý dẫn vào phần giới thiệu tác giả, tác phẩm 

Với lí tưởng đã ra đi là không quay đầu nhìn lại, băng qua bao khó khăn và trập trùng, băng qua sương muối và gió Tây Bắc, họ vẫn nắm chặt ba lô và tiến về phía trước. Trong đoàn lính hành quân ngày đêm đó, ta như bắt gặp những bóng hình quen thuộc. Đó chính là Quang Dũng, một chàng trai trí thức trẻ của Hà Nội cũng háo hức gia nhập đội quân cứu nước. Vậy nên, từng câu từng chữ trong bài thơ Tây Tiến sao lại quá đỗi chân thực! Hóa ra, đó chính là những trải nghiệm, những cảm xúc mà ông đã từng trải qua, sau đó mới chắp bút và viết lên Tây Tiến.

Dẫn chứng liên hệ mở rộng bài Tây Tiến (ảnh 1)

Gợi ý dẫn vào phần hình ảnh liên hệ

Người lính của Quang Dũng vẫn có những điểm giống, giữ được những nét đẹp của người lính lúc bấy giờ. Không phải “ý tưởng lớn gặp nhau”, mà những yếu tố đó là vẻ đẹp không thể chối cãi, vậy thì làm sao có thể “khác” ở những điểm này? Mở đầu bài thơ chính là hình ảnh non sông quê hương với con sông Mã cuộn gầm:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Và khung cảnh ấy cũng đẹp, cũng hùng vĩ như … trong bài thơ … từng viết:...


Dẫn chứng bài Tây Tiến

Dẫn chứng 1

“Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng…”
(Vũ Thu Hương – Vẻ đẹp văn học cách mạng)

=> Sự “trẻ”, sự “mới” của Tây Tiến nằm ở giọng thơ hào hùng, không bi lụy, không tiếc thương. Dường như đó đúng và giọng điệu hăng hái của những chàng trai mới đôi mươi, với lý tưởng cao cả và không sợ hy sinh.

Dẫn chứng 2

“Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng. Nó như cánh cửa dẫn dắt anh bước vào làng thơ cách mạng. Như mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức nói đến Quang Dũng là người ta nhắc đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại” (Trần Lê Văn)

=> Khi nhắc đến đề tài người lính, dường như Tây Tiến luôn là bài thơ hiện hữu đầu tiên trong lòng người đọc. Vì lời thơ hào hùng và hình ảnh lại quen thuộc quá đỗi, vậy nên người ta nhắc đến cái tên Quang Dũng, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến bài thơ Tây Tiến.

Dẫn chứng 3

“Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.” (Ngữ văn 12 tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, tr.87.)

=> Chỉ tính riêng hình tượng người lính, ta đã cảm nhận được sự hào hùng mà ít bài thơ làm được. Trên nền khung cảnh Tây Bắc hùng vĩ, dường như không bị lu mờ đi, mà đoàn quân áo xanh “đầu trọc” càng nổi bật hơn, càng đẹp đẽ lạ thường!


Liên hệ bài Tây Tiến

Liên hệ 1 - Đoàn lính hành quân

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
(Tây Tiến – Quang Dũng)

với:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng”
(Việt Bắc – Tố Hữu)

=> Hình ảnh đoàn lính hành quân đầy hào hùng, không quản ngại, không quản nguy mà luôn tiến về phía trước. Cả đoàn quân không chỉ là sức mạnh của dân tộc, mà đó còn là những người có chung lý tưởng cao đẹp, đạp cỏ băng núi, hướng đến tương lai giải phóng dân tộc.

Liên hệ 2 - Tình yêu đất nước

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(“Tây Tiến” – Quang Dũng)

Với

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
(“Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

=> Cả Quang Dũng và Nguyễn Khoa Điềm đều lồng ghép tình yêu đất nước vào bài thơ của mình. Nhưng trong Tây Tiến, người lính yêu nước qua nghĩa cử cao đẹp “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” thì trong Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm khẳng định, nhắc nhở giới trẻ về trách nhiệm với đất nước, xây dựng đất nước cha anh gìn giữ đến muôn đời.

Liên hệ 3 - Hình ảnh người lính

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
(Đồng chí - Chính Hữu)

Với

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
(Tây Tiến - Quang Dũng)

=> Dù đều nói về hình tượng người lính và tình đồng đội gắn kết, nhưng người lính trong trong thơ Chính Hữu lại “bình phàm”, xuất thân từ nông thôn. Những chàng lính trẻ trong Tây Tiến lại chủ yếu là phần tử trí thức thành thị, ở Hà Nội và bỏ học, nguyện ra chiến trường. Nhưng cả hai người lính đều chung lý tưởng, chẳng phân biệt giàu hèn.

Liên hệ 4 - Vẻ đẹp con người và thiên nhiên Tây Bắc

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Tây Tiến - Quang Dũng)

Với Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

=> Đều là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa hung hiểm nhưng chẳng ai ngại, một người lái đò vẫn gắn bó bao năm, và một đoán lính vẫn trăm ngày băng qua.

Dẫn chứng liên hệ mở rộng bài Tây Tiến (ảnh 2)

Liên hệ 5 - Khó khăn trên đường hành quân

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”
(Tây Tiến - Quang Dũng)

Với Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

=> Bao khó khăn trên đường hành quân, đó là thời tiết khắc nghiệt khiến người “trọc đầu” trong Tây Tiến, đó là gió cát mưa sa trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính.

Liên hệ 6 - Vẻ đẹp người lính cụ Hồ

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Với

“Vui vẻ chết như như cày xong thửa ruộng.
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê vui sướng
Nằm trên liếp cỏ ngủ ngon lành”
(Trăng trối - Tố Hữu)

=> Không chùn bước trước hiểm nguy, luôn sẵn sàng tinh thần hy sinh vì đất nước.

Liên hệ 7 - Tư thế làm chủ thiên nhiên

“Đèo cao thì mặc đèo cao
Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo”
Với hình ảnh “súng ngửi trời” của Tây Tiến - Chính Hữu.

=> Hình ảnh tinh nghịch của người lính, dù khó khăn vẫn mang nét ngông cuồng, với tư thái làm chủ cả non sông. 

Liên hệ 8 - Niềm vui trong ngày hành quân

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Mơ về Hà Nội với bóng Kiều thơm trong Tây Tiến và 
“Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ”
(Hoàng Trung Thông)

=> Niềm vui trong những ngày hành quân vất vả, tận hưởng trọn từng phút giây.


Kết bài dẫn chứng liên hệ Tây Tiến 

Dù sau này qua bao thế hệ, dù những khái niệm có thay đổi ngả nghiêng thì vẻ đẹp Tây Tiến của Quang Dũng vẫn mãi trường tồn. Bởi vì không có gì chân thật như Tây Tiến, cũng chẳng có gì đẹp đẽ như người lính trong Tây Tiến cả. Dù có điểm giống, điểm khác với những bài thơ ngày xưa - bây giờ thì Tây Tiến vẫn là bài thơ về tượng đài người lính trong những năm kháng chiến.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question