image hoi dap
image hoi dap

Dẫn chứng tôn trọng sự khác biệt

icon-time28/12/2023

Vận động viên bóng chày Barry Bonds đã từng nói rằng: “Mỗi người trong xã hội nên là một tấm gương, không chỉ vì sự tự trọng dành cho bản thân mà còn vì sự tôn trọng đến từ người khác”. Thật vậy, tôn trọng sự khác biệt là một phẩm chất cao quý và cần có của mỗi người, đồng thời cũng là tấm gương phản ảnh nhân phẩm, bản chất con người của chúng ta. Sau đây, hãy cùng Topbee tham khảo bài viết Dẫn chứng tôn trọng sự khác biệt nhé!

Dẫn chứng tôn trọng sự khác biệt

Tôn trọng sự khác biệt là gì?

- Tôn trọng sự khác biệt chính là tôn trọng sự tự do cá nhân của mỗi người, biết chấp nhận và sống dung hòa, tôn trọng sự khác biệt của người khác

- Là yếu tố, phẩm chất cần có trong cuộc đời mỗi người. Đồng thời cũng là tấm gương phản ảnh nhân phẩm, con người.

Biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt

- Không có thái độ phân biệt đối xử, chê bai người khác

- Tôn trọng thói quen, sở thích, ngoại hình,… sự khác biệt của người khác

- Có thái độ, cư xử đúng mực, lễ độ

- Tiếp thu và trao đổi ý kiến với người khác

- Tôn trọng và thấu hiểu ý kiến, ngoại hình,… của mọi người

Ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt

- Góp phần gắn kết, kết nối mọi người lại với nhau

- Xây dựng một cộng đồng, xã hội văn minh, tốt đẹp

- Tôn trọng sự riêng tư, khác biệt của người khác cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình, được người khác tôn trọng

- Hoàn thiện nhân cách, con người

- Được mọi người yêu mến, tôn trọng, tin tưởng

Cần làm gì để tôn trọng sự khác biệt?

- Biết lắng nghe và cảm thông, thấu hiểu, chấp nhận với mọi sự khác biệt với mình

- Tôn trọng và giúp đỡ người khác

- Có thái độ, lời nói văn minh, đúng mực. Không sử dụng những lời lẻ chỉ trích, trịch thượng, hay những hành động, lời nói thiếu tôn trọng, xúc phạm, phân biệt đối xử với một ai.

- Coi trọng và tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người.

Dẫn chứng tôn trọng sự khác biệt

10 dẫn chứng về tôn trọng sự khác biệt

1. 

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Trong cuộc sống, chúng ta phải học cách tôn trọng sự khác biệt của người khác như: gu ăn mặc, gu thời trang, gu ăn uống,… đặc biệt là học cách tôn trọng idol của họ. Ngày nay, có rất nhiều người lạm dụng câu nói: “Tôi nghĩ….” Hay “Không có ý gì đâu nhưng mà….”, để sử dụng những lời lẽ xúc phạm idol của người khác như: “Sao bạn lại đi hâm mộ cái người này….”, hay phán xét về ngoại hình đặc biệt của họ: “Nam chẳng ra nam, nữa chẳng ra nữ, cứ tóc xanh tóc đỏ, trông mập vậy,…”. Những lời nói ấy được phát ra  chỉ đơn giản là vì idol của họ không giống idol của mình, hay mình ghét họ nên mình có quyền sử dụng những lời lẽ thiếu tôn trọng. Những người có hành động hay thái độ như vậy là đang thiếu tôn trọng sự khác biệt của mọi người.

2. Trong thế chiến thứ hai, Hoàng tử nước Anh – Edward là người có thân phận vô cùng cao quý và quý tộc. Thế nhưng trong một lần đi thị sát ở một khu dân nghèo, ông lại trịnh trọng nói với một bà lão nghèo rằng: “Xin hỏi, tôi có thể vào được không”. Có thể thấy, dù là một nhà quý tộc chân chính hay chỉ đơn giản là một dân thường thì chúng ta phải luôn luôn tôn trọng người khác, tôn trọng sự khác biệt với mình, dù đó là một người nghèo không một xu dính túi

3. Mỗi đất nước đều có cho mình một ngôn ngữ riêng để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Khi chúng ta làm việc hay sinh sống trong một môi trường đa ngôn ngữ, việc tôn trọng những văn hóa, ngôn ngữ của người khác chính là ta đang tôn trọng truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ của nước mình. Từ đó sẽ tạo được ấn tượng và đánh giá cao trong giao tiếp và hợp tác toàn cầu

4. Ta có thể dễ dàng cảm nhận sự khác biệt rõ ràng nhất trong gia đình chính là khoảng cách thế hệ. Mỗi một thế hệ đều có những mục đích, nhu cầu, thói quen, sở thích khác nhau. Vì thế để có thể dung hòa mối quan hệ, mỗi người trong gia đình cần phải có sự tôn trọng khác biệt lẫn nhau. Học cách thích nghi và chấp nhận thói quen, sở thích, sinh hoạt của người khác để gia đình ấm no, hạnh phúc.

5. Cuộc sống có vô vàn màu sắc, nhưng dưới góc nhìn và cảm nhận của mỗi người thì lại càng có nhiều ý kiến, cảm quan riêng mới lạ.Mỗi màu sắc ấy cũng chính là những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của mỗi người. Chúng ta cần phải lắng nghe, thích nghi và tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác một cách có chọn lọc và tôn trọng. Từ đó, có thể nhận được sự tôn trọng khi mình nêu lên ý kiến, cảm nghĩ riêng. Góp phần xây dựng một xã hội, cộng đồng văn minh.

Dẫn chứng tôn trọng sự khác biệt

6. Sự tôn trọng sự khác biệt giới tính, bình đẳng giới cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh. Bẳng đẳng giới không chỉ đơn giản là sự bình đẳng giữa nam và nữ, mà còn là những người đồng tính, song tính, vô tính. Mỗi người chúng ta dù có giới tính như thế nào đều có quyền nhận được sự tôn trọng, đối xử như nhau.

7. Trong giáo dục, khi thầy cô, cha mẹ dạy học cho học sinh, con cái của mình, mỗi người đều cần phải có sự tôn trọng những thế hệ trẻ, mầm non của đất nước. Học sinh cũng chỉ là những đứa trẻ đang lớn, chúng cần có sự giáo dục và thấu hiểu, để có thể phát triển toàn diện, đa dạng. Thầy cô cần có sự tôn trọng, không nên phân biệt đứa trẻ học tốt hay học kém, giúp học sinh nhận được những kiến thức bổ ích và đúng đắn.

8. Trong một gia đình, bố mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách và đạo đức của con. Khi bố mẹ có sự phân biệt đối xử giữa những đứa con, sẽ hình thành trong chúng những nỗi sợ đối với đứa trẻ bị ghẻ lạnh, còn những đứa trẻ được nuông chiều quá mức sẽ sinh hư, có thái độ trịch thượng, không tốt đối với người khác. Vì vậy, bố mẹ cần có sự quan tâm, yêu thương, dạy bảo đúng đắn với những đứa con của mình.

9. Mỗi người đều sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm của riêng mình. Việc của mình là tôn trọng sự khác biệt của họ. Những người khiếm khuyết, tuy họ bị khiếm khuyết ở một số bộ phận nhưng họ vẫn có thể cảm nhận được sự kì thị của những người có thái độ không tốt. Vì vậy, chúng ta cần có thái độ tôn trọng với mọi sự khác biệt của người khác, đó cũng chính là đang tôn trọng chính mình

10. Tôn trọng sự khác biệt chính là phẩm chất cao quý được ông cha ta truyền lại từ xưa đến nay qua những câu ca dao, tục ngữ:

- Tục ngữ:

+  Đường mòn nhân nghĩa cũng không mòn

+ Tự trọng người lại trọng thân

+ Áo rách cốt cách người thương

- Ca dao:

“Nói người phải biết đến ta

Thử sờ lên gáy xem xa hay gần

Nói người phải biết đến thân

Thử sờ lên gáy xem gần hay xa”

 

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

 

“Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”


NLXH về tôn trọng sự khác biệt

Bậc lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng - Dalai Lama đã từng nói rằng: “Hãy theo ba chữ “T”: Tôn trọng chính bạn, Tôn trọng những người khác và Trách nhiệm với mọi hành động của bạn”. Thật vậy, tôn trọng là phẩm chất cần có của mỗi người, có thể nói, nó là tấm gương phản ánh nhân cách, cách sống của chúng ta.

Tôn trọng là một hành động văn minh, là một cảm giác, thái độ hay hành động tích cực, đối với một vấn đề, về con người, về quan điểm.Tôn trọng sự khác biệt chính là tôn trọng sự tự do cá nhân của mỗi người, biết chấp nhận và sống dung hòa, tôn trọng sự khác biệt của người khác. Tôn trọng sự khác biệt của người khác góp phần đem lại những giá trị đẹp, nhân văn cho xã hội.

Người có thái độ tôn trọng sự khác biệt sẽ nhận lại sự tôn trọng đến từ mọi người. Bên cạnh đó, còn được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng, từ đó giúp ta tự tin, thể hiện những quan điểm, phong cách, văn hóa của mình. Sự tôn trọng giúp mang đến những mỗi quan hệ tốt đẹp, lành mạnh và văn minh, góp phần xây dựng một xã hội, cộng đồng lành mạnh, phát triển.

Trong thế chiến thứ hai, Hoàng tử nước Anh – Edward là người có thân phận vô cùng cao quý và quý tộc. Thế nhưng trong một lần đi thị sát ở một khu dân nghèo, ông lại trịnh trọng nói với một bà lão nghèo rằng: “Xin hỏi, tôi có thể vào được không”. Có thể thấy, dù là một nhà quý tộc chân chính hay chỉ đơn giản là một dân thường thì chúng ta phải luôn luôn tôn trọng người khác, tôn trọng sự khác biệt với mình, dù đó là một người nghèo không một xu dính túi.

Hay trong một gia đình, bố mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách và đạo đức của con. Khi bố mẹ có sự phân biệt đối xử giữa những đứa con, sẽ hình thành trong chúng những nỗi sợ đối với đứa trẻ bị ghẻ lạnh, còn những đứa trẻ được nuông chiều quá mức sẽ sinh hư, có thái độ trịch thượng, không tốt đối với người khác. Vì vậy, bố mẹ cần có sự quan tâm, yêu thương, dạy bảo đúng đắn với những đứa con của mình.

Dẫn chứng tôn trọng sự khác biệt

Có thể thấy, tôn trọng sự khác biệt trong đời sống là vô cùng cần thiết và quý giá. Nó giúp gắn kết mọi mối quan hệ lại gần nhau, xây dựng một cộng đồng, xã hội văn minh, tốt đẹp. Tôn trọng sự riêng tư, khác biệt của người khác cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình, góp phần hoàn thiện nhân cách, con người, sẽ nhận lại được sự tôn trọng và tin tưởng.

Tuy nhiên, ngày nay vẫn tồn tại không ít một số bộ phận không nhỏ có thái độ vô lễ, thiếu suy nghĩ, không tôn trọng người khác. Họ thường có cái nhìn khá tiêu cực, và thái độ khinh thường, thô lỗ. Trong cuộc sống thì không có nề nếp, văn mình, tôn trọng người khác. Trong công việc thì thường trốn tránh trách nhiệm, ganh đua, nói xấu, phân biệt ma cũ ma mới, lợi dụng người khác, để đạt những lợi ích riêng. Những người có thái độ, hành động như vậy sẽ bị mọi người xã lánh, khinh thường, sẽ hội sẽ thiếu văn minh, không thể phát triển vững mạnh.

Để có thể tôn trọng sự khác biệt, ta có thể biểu hiện và cảm nhận qua: thái độ, cử chỉ, lời nói hay hành động. Chúng ta cần học cách lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu, chấp nhận với mọi sự khác biệt với mình, chẳng hạn như: những người khiếm khuyết, những đứa trẻ mồ côi,… Sự tôn trọng ấy không chỉ mang đến lợi ích cho bản thân mình, mà còn xoa dịu nỗi đau, chữa lành những tâm hồn đang phải chịu nhiều tổn thương, gieo những hạt mầm tích cực trong tâm hồn họ. Ngoài ra, cũng cần phải có thái độ, lời nói văn minh, đúng mực, giúp đỡ người khác như: lễ phép, chào hỏi người lớn, biết cảm ơn và biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ, lắng nghe và tôn trọng những ý kiến, quan điểm của người khác,… Đặc biệt, không nên sử dụng những lời lẻ chỉ trích, trịch thượng, hay những hành động, lời nói thiếu tôn trọng, xúc phạm, phân biệt đối xử với một ai. Đối với ta, đó chỉ đơn giản là những lời nói, hay hành động thoáng qua, vô tình, nhưng đối với người khác, ấy chính là những con dao sắc bén đang âm thầm làm tổn thương lòng tự trọng, con tim của họ. Chính vì vậy, ta cần phải suy nghĩ kĩ càng trước khi nói hay làm một việc gì đó, bởi đó có thể là con dao hai lưỡi làm tổn thương đến những mối quan hệ thân thiết với mình.

Đặc biệt là phải biết tôn trọng chính bản thân mình. Tôn trọng chính mình cũng chính là bạn đang tôn trọng người khác. Khi biết tôn trọng chính mình, bạn sẽ tăng thêm phần tự tin, cảm thấy tích cực với mọi điều trong cuộc sống. Từ đó lan tỏa nguồn năng lượng tươi sáng đến mọi người, góp phần xây dựng nên một cuộc sống tràn đầy năng lượng và văn minh.

Cuộc sống là một cuộc hành trình dài mà ở đó mỗi người sẽ tự viết nên những trang sách khác nhau. Trên hành trình đó, ta cần phải rèn luyện cho mình những đức tính và phẩm chất tốt đẹp như: tôn trọng sự khác biệt. Người có thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ nhận lại sự tôn trọng ngược lại. Đồng thời, đó cũng là cách giúp ta nâng cao giá trị của bản thân, xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp.

“Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác.” (Khuyết danh)

Phùng Bảo Ngọc
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question