image hoi dap
image hoi dap

Dẫn chứng về định kiến xã hội

icon-time14/1/2024

Thời điểm hiện tại không phải phong kiến, cũng chẳng phải thời địa chủ xã hội đặt nặng những tiểu tiết. Nhưng đâu đó trong xã hội hiện đại này, vẫn còn có những người áp đặt những chuyện phải làm thế này, phải như thế kia. Bài viết dưới đây cung cấp những dẫn chứng về định kiến xã hội hay nhất cho những bài văn nghị luận.


Định kiến xã hội là gì?

J.P Chaplin đã từng đưa ra một khái niệm của định kiến là: “Thái độ tích cực hoặc tiêu cực được hình thành trên cơ sở của các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách không thiện cảm làm cho chủ thể có cách nghĩ hoặc cách ứng xử tương tự đối với người khác.”

Fischer cho rằng: “Định kiến có thể được định nghĩa như những thái độ của cá nhân bao hàm sự đánh giá một chiều. Sự đánh giá đó thường là tiêu cực đối với cá nhân hoặc nhóm tùy theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác định kiến là một loại phân biệt đối xử. Định kiến bao gồm hai thành tố chính đó là nhận thức và ứng xử.”

Từ hai khái niệm trên, ta có thể đưa ra một khái niệm chung của định kiến, đó là những suy nghĩ, quan điểm, thái độ hoặc hành vi của cá nhân hoặc nhóm người đối với một cá nhân hoặc nhóm người khác dựa trên các đặc điểm của họ, chẳng hạn như giới tính, chủng tộc, dân tộc, tôn giáo hoặc địa vị xã hội. Định kiến xã hội thường mang tính tiêu cực, dẫn đến phân biệt đối xử, gây ra những tổn hại về thể xác lẫn tinh thần những người bị buộc phải nhận những định kiến đó. 

Dẫn chứng về định kiến xã hội

15 dẫn chứng về định kiến xã hội

- Phân biệt chủng tộc là một dạng định kiến xã hội phổ biến, dựa trên đặc điểm màu da hoặc chủng tộc của một người. Chế độ phân biệt ác liệt nhất trước đây chính là Apacthai, dù đã bị xóa bỏ nhưng không thể thay đổi khái niệm của những người da trắng với những người da đen. Điển hình là mới đây, một người da đen đã bị 5 cảnh sát da trắng đàn áp và tác động dẫn đến mất mạng.

- Phân biệt giới tính là một dạng định kiến xã hội dựa trên giới tính mà đã tồn tại qua hàng ngàn năm, từ những năm phong kiến đến thời hiện đại ngày nay, được thể hiện qua tư tưởng trọng nam khinh nữ. Phụ nữ trước đây không được đi học, không được quyết định hôn nhân, bị áp đặt nhiều gánh nặng gia đình,... Hiện nay, phụ nữ không được đánh giá cao bằng đàn ông, không được thăng tiến cao trong công việc.

- Phân biệt giai cấp trong ngày nay đã dần trở nên nhạt nhòa hơn, nhưng không phải không có. Trước đây, loại định kiến ăn sâu vào tiềm thức của con người, khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày trở nên rõ rệt.

- ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng chia sẻ: “Trước đây, khi nhận thức của xã hội về LGBT không đầy đủ, nhiều người vẫn xem LGBT là “bệnh” nhưng bắt đầu năm 1990 thì tổ chức Y tế thế giới WHO đã loại LGBT ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Như vậy, LGBT không khác gì những người dị tính khác trong xã hội”. Hiện nay, định kiến về tính dục của một người không còn gay gắt như trước nhưng một phần xã hội vẫn không thể chấp nhận được. 

- Định kiến về những người mắc bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS và thậm chí là những bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Họ bị cho là “quái vật” lây lan những bệnh truyền nhiễm và bị tỏ ra ghê sợ, dù có thể chính họ chỉ là một người “vô tình” bị lây nhiễm hoặc mắc phải.

- Chú Sơn là người vừa đi trại cải tạo về. Ở làng đang xây lại chùa, vậy nên khoảng đất trống phía trước đặt rất nhiều khúc gỗ to để làm chùa. Một hôm, người ta phát hiện bị mất 5 khúc gỗ, liền vu cho chú Sơn là người lấy cắp. Mọi người chỉ trỏ sau lưng chú, kéo vào nhà chú lục soát. Cuối cùng, họ tìm thấy khúc gỗ bị lăn xuống mép ao chùa và chìm sâu xuống nên không ai phát hiện.

- Những người khuyết tật luôn gặp phải ánh mắt kì thì, thương hại của mọi người xung quanh. Nhưng chính họ cũng không cần sự thương xót đó của mọi người, và những ánh mắt đó với họ chính là áp lực, là một loại “kỳ thị” công khai.

- Những cô gái có ngoại hình quá mập thường bị mọi người gắn cho cái mác “xấu”, hay những cô gái không biết trang điểm đều bị nhận xét là quê mùa. Còn những bạn trẻ chăm chút ngoại hình cho mình nhiều hơn lại bị nói là bánh bèo, đỏm dáng, làm màu,…

- Xã hội phát triển, con người ngày càng năng động, sáng tạo, nhu cầu tìm kiếm “cái tôi” trở nên nhiều hơn, nhiều bạn trẻ trong thế hệ này được gọi là Gen Z bị quy chụp với hình ảnh ngạo mạn, kiêu căng, lười biếng, lố lăng, không chăm chỉ, cần cù như thế hệ trước.

- Những nạn nhân bị xâm phạm tình dục chịu sự chỉ trích của nhiều người chỉ vì phong cách ăn mặc hay được gọi với từ “style” mang hơi hướng quyến rũ, phô bày nét đẹp trên cơ thể, đồng thời họ cũng bị gắn cho mác “ăn chơi”, “buông thả” cho dù họ chỉ muốn thể hiện cá tính của chính mình. 

- Trong hôn nhân, nhiều gia đình ly hôn vì chồng ngoại tình, nhưng thay vì lên án hành vi vụng trộm, thói trăng hoa không chung tình của người chồng thì nhiều người trong xã hội lại cho rằng là vì người vợ không biết cách giữ chồng, chăm chút nên chồng mới phải ngoại tình. 

- Người chồng đi làm, kiếm tiềm cho gia đình và người vợ luôn làm việc nhà, chăm sóc cho chồng con đã trở thành hình tượng không thể xóa nhòa trong suy nghĩ của nhiều người, thế nên khi xuất hiện hình ảnh người chồng ở nhà chăm lo cho con còn vợ thì đi làm trở thành trụ cột kinh tế của gia đình đã khiến nhiều người bất bình, phê phán, đánh giá người chồng lười biếng, vô dụng, không kiếm được tiền. 

- Hiện nay, tình trạng định kiến, đánh giá về những người không lựa chọn con đường đại học ngày càng gia tăng, nhiều người cho rằng chỉ có con đường đại học mới có thể đạt được thành công, sớm giàu có. 


Nghị luận về định kiến xã hội

Một tác giả viết tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng người Nhật Bản tên là Higashino Keigo từng nói: "Trên thế giới này có duy nhất hai thứ không thể nhìn trực tiếp: Một là mặt trời, và hai là nhân tâm." Nhân tâm của một người bình thường không đáng sợ, đáng sợ hơn cả là con người đầy những định kiến nhưng lại tự nhận mình là người bình thường. Từ những suy nghĩ đánh giá người khác trên cái nhìn của mình, mà định kiến xã hội dù cho bao năm qua vẫn còn tồn tại một cách dai dẳng.

Fischer cho rằng: “Định kiến có thể được định nghĩa như những thái độ của cá nhân bao hàm sự đánh giá một chiều. Sự đánh giá đó thường là tiêu cực đối với cá nhân hoặc nhóm tùy theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác định kiến là một loại phân biệt đối xử. Định kiến bao gồm hai thành tố chính đó là nhận thức và ứng xử.” Vậy định kiến là những suy nghĩ, quan điểm, thái độ hoặc hành vi của cá nhân hoặc nhóm người đối với một cá nhân hoặc nhóm người khác dựa trên các đặc điểm của họ, chẳng hạn như giới tính, chủng tộc, dân tộc, tôn giáo hoặc địa vị xã hội. Định kiến xã hội thường mang tính tiêu cực, dẫn đến phân biệt đối xử, gây ra những tổn hại về thể xác lẫn tinh thần những người bị buộc phải nhận những định kiến đó.

Dẫn chứng về định kiến xã hội

Chẳng ai giải thích được những định kiến xuất hiện hay bắt nguồn từ đâu. Chẳng lẽ nó là do con người vẫn còn tồn tại những suy nghĩ từ ngày phong kiến? Vậy thì những định kiến sinh ra từ phong kiến lại bắt đầu từ đâu? Hay như nhận định của Higashino Keigo, thứ đáng sợ nhất chính là nhân tâm của con người, từ đó tạo ra những định kiến áp đặt vào con người và ích kỷ đến đáng sợ. Từ khi con người xuất hiện giai cấp, các tầng lớp xã hội thì cũng là lúc những nguyên tắc được đặt ra. Và đến nay, chúng được hình thành một cách “kiên cố” trong cuộc sống con người hiện nay.

ThS. Thanh Tùng, một diễn giả nổi tiếng, đi đầu trong phong trào chống kỳ thị LGBT đã từng nói: Có rất nhiều trường hợp, khi một đứa trẻ thể hiện bản dạng giới và xu hướng tính dục của mình thì cha mẹ sẽ tìm mọi cách nắn “thẳng” con mình lại bằng việc dẫn con đến bệnh viện nhờ bác sĩ chữa trị. Trong trường hợp bác chẩn đoán bình thường, họ lại đưa con đến bác sĩ tâm lý. Khi bác sĩ tâm lý cho biết LGBT không phải bệnh, họ tiếp tục đưa con đến những nơi thăm khám về bệnh tâm thần hoặc sử dụng các cách chữa trị mang tính mê tín dị đoan. Thậm chí, cha mẹ còn sử dụng các hình thức bạo lực khác nhau lên con: la mắng, đe dọa, thậm chí là đánh đập. 

Đáng sợ biết bao khi hiện nay, vẫn còn hàng nghìn, hàng triệu người đấu tranh chỉ vì xu hướng tính dục của mình. Bởi trong suy nghĩ của mọi người, nam với nữ, âm với dương mới đi đúng theo “lẽ thường”. Nó trở thành một định kiến khiến cho bao đứa trẻ đổ vỡ, bao mối tình và cuộc sống chìm xuống đáy biển. Định kiến đáng sợ như vậy! Tôi đã từng gặp một người bỏ nhà ra đi vì cha mẹ không chấp nhận người anh ấy thích cũng là con trai. Nhưng tại sao phải làm như vậy, trong khi anh ấy không làm gì sai trái, không gây ra lỗi lầm gì không thể tha thứ? Không chỉ gây xung đột ở một bộ phận gia đình, mà những định kiến về màu da, chủng tộc còn khiến chiến tranh nổ ra liên miên, bao nhiêu người phải chịu cảnh lầm than, ly biệt. Nhưng tại sao chúng ta phải làm như vậy, tại sao không lựa chọn một cuộc sống bình yên mà luôn chọn những phương pháp tệ nhất?

Để xóa bỏ những định kiến của các thế hệ, các nhóm người khác nhau là điều bất khả thi và không hề dễ dàng. Chỉ có bắt đầu từ những lứa tuổi nhỏ, thanh thiếu nhi và thay đổi nhận thức của các bạn ngay từ đầu. Và tất nhiên, đây chính là một công cuộc dài hạn và cần sự chú ý từ những tổ chức, nhà nước, chính quyền,... Bởi tất cả chúng ta đều hy vọng, một ngày nào đó, trái đất này sẽ trở nên xinh đẹp, hòa bình, con người bình đẳng.

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question