image hoi dap
image hoi dap

Dẫn chứng về lòng trung thực

icon-time13/1/2024

Trung thực là đức tính không thể thiếu của mỗi người, cần trau dồi, tích lũy những kiến thức, kĩ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Hãy cùng Topbee tìm Dẫn chứng về lòng trung thực để thấy được tầm quan trọng của đức tính đó nhé!


Lòng trung thực là gì? 

Trung thực là sự ngay thẳng, thật thà, không dối trá, là sự thống nhất trong cả suy nghĩ, lời nói và hành động của mỗi con người.


15 Dẫn chứng về lòng trung thực

1. Một ông vua nọ tìm người đủ tài đức để trao lại ngôi vua. Vua quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc và ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”. Đến vụ mùa, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, chỉ có một cậu bé đến tay không, kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành. Cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ của mình. 

2. Trên đường đi học, nhặt được một bọc tiền lớn, 3 em học sinh ở huyện Đô Lương, Nghệ An đã cầm đến trường, sau đó trả lại người đánh mất.

3. Chu Văn An (1292- 1370)- nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (Thất trâm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách.

4. “Hãy trung thực tronng những việc nhỏ bởi sức mạnh của bạn nằm ở đó" (Motherteresa)

5. “Một cái đầu tỉnh táo,một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng”. (Walter Scott).

6. Sinh viên Lê Doãn Ý, 23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng, đã nhặt được và trả lại hơn 1,3 tỷ đồng cho người mất

7. Sự Trung thực trong Quân Đội: Các lính cụ Hồ luôn trung thực và trung thành với Đảng và Nhà nước. Họ cam kết theo đuổi con đường cách mạng mà Bác Hồ đã chỉ dẫn.

8. Vị cha già lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta - chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng về lòng trung thực. Bác luôn có trách nhiệm với bản thân, với dân, với đất nước. “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” đây là điều cuối cùng trong năm điều Bác Hồ dạy, Bác có nói đến sự thật thà, vậy mới thấy sự trung thực quan trọng như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người.

9. Thomas Jefferson đã từng nói: “Lòng trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ”

10. Wiliam Shakespeare đã từng nói  “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực"

11. Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 – 1865) đã gửi bức thư sau cho thầy giáo của con mình: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật."

12. Theo Samuel Johnson: “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình” 

13. Hai em Vi Đức Đại và em Leo Duy Tiệp, học sinh lớp 11A8 và em Leo Duy Tiệp, lớp 11A3 cùng là học sinh Trường THPT Lục Ngạn số 1. Chiều ngày 4/10, hai em nhặt được một chiếc ví da khi đang di chuyển trên đoạn đường mới, thuộc TDP Trường Chinh, thị trấn Chũ, kiểm tra bên trong ví có chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân; giấy phép lái xe; đăng ký xe mô tô và 5 triệu đồng tiền mặt. Ngay sáng hôm sau, hai em đã cùng với gia đình mang số tài sản trên nhờ Công an huyện Lục ngạn tìm lại chủ nhân và trao trả cho người đánh rơi.

14. Mother Teresa: “Hãy trung thực trong những điều nhỏ nhất bởi vì điều này giúp lời nói dối của bạn mạnh mẽ ” 

15. Ngày 30/9/2021 chị Nguyễn Thị Mỷ - sinh năm 1974, hộ khẩu thường trú tại Ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau nhặt được một cái ví, qua kiểm tra trong ví có 17 triệu đồng tiện mặt và một số giấy tờ tuỳ thân của ông Nguyễn Minh Thi - Trưởng Trạm y tế xã Đông Thới. Bằng đức tính trung thực và tấm lòng nhân ái, không tham lợi, đến 18 giờ cùng ngày bà Mỷ đã trao trả lại toàn bộ tài sản cho người bị mất dưới sự chứng kiến của Công an xã Đông Thới. 

Dẫn chứng về lòng trung thực

Đoạn văn nghị luận xã hội về lòng trung thực

Thomas Jefferson đã từng nói: “Lòng trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ”, qua đó ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tính trung thực. Trung thực là sự ngay thẳng, thật thà, không dối trá, là sự thống nhất trong cả suy nghĩ, lời nói và hành động của mỗi con người. Người có tính trung thực là người không bịa đặt hay không nói sai sự thật, biết nhận lỗi khi làm sai. Người có tính trung thực luôn là người chấp nhận lỗi sai để hoàn thiện bản thân, họ không che đậy đi những khiếm khuyết cũng như không đi lừa đảo, lợi dụng niềm tin của mọi người. Chính bởi vậy mà những người trung thực luôn được mọi người xung quanh quý mến và coi trọng. Nhìn chung, tính trung thực có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống, góp phần làm cho xã hội trở nên nhân văn hơn, đạo đức hơn. Như hai em Vi Đức Đại - học sinh lớp 11A8 và em Leo Duy Tiệp - học sinh lớp 11A3 cùng là học sinh Trường THPT Lục Ngạn số 1. Chiều ngày 4/10, hai em nhặt được một chiếc ví da khi đang di chuyển trên đoạn đường mới, thuộc TDP Trường Chinh, thị trấn Chũ, kiểm tra bên trong ví có chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân; giấy phép lái xe; đăng ký xe mô tô và 5 triệu đồng tiền mặt. Ngay sáng hôm sau, hai em đã cùng với gia đình mang số tài sản trên nhờ Công an huyện Lục ngạn tìm lại chủ nhân và trao trả cho người đánh rơi. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hiện tượng thiếu trung thực như gian lận thi cử, nâng điểm trong học tập và kì thi, nói dối, không thật thà - đó là những lối sống, hành động chúng ta cần phê phán và lên án. Tóm lại, mỗi con người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực từ những điều đơn giản nhất để mỗi ngày càng hoàn thiện bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội.

Quan Diễm Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question