image hoi dap
image hoi dap

Dẫn chứng về sự chân thành áp dụng vào NLXH

icon-time12/12/2023

Chân thành là việc con người thẳng thắn, thật thà, đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình yêu thương, không vụ lợi, sẵn sàng ở cạnh, giúp đỡ nhau khi cần.Hãy cùng Topbee tìm hiểu về chân thành qua bài viết sau nhé !


Chân thành là gì ?

Cuộc sống của chúng ta có được hoàn thiện hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và chân thành là một trong số đó. Các mối quan hệ với người thân bạn bè, hay các mối quan hệ trong học tập, công việc đều cần đến sự chân thành. Vậy thì sự chân thành là gì mà lại ảnh hưởng đến đời sống của con người ? phải chăng đó là điều gì lớn lao khiến người ta luôn trân quý ?

Sự chân thành là việc con người thẳng thắn, thật thà, đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình yêu thương, không vụ lợi, sẵn sàng ở cạnh, giúp đỡ nhau khi cần. Sự chân thành là đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có, cần sống và đối xử với nhau để cho xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn.

Biểu hiện của sự chân thành đó chính là:

-> Đối xử tốt với người khác bằng cả tấm  lòng, thật thà, trung thực, không gian dối, tôn trọng sự thật và tôn trọng mọi người xung quanh

-> Sống chan hòa, yêu thương, sẵn sàng sẻ chia với mọi người, cho đi mà không mong nhận lại.

-> Người chân thành là người giản dị, chất phác, mộc mạc, không khoa trương, không có tính đố kỵ ghen ăn tức ở với người khác.

Ý nghĩa của sự chân thành trong cuộc sống

- Giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên gắn bó, gần gũi và đoàn kết hơn

- Giúp bản thân mỗi người sống theo hướng tích cực, lạc quan và yêu đời.

- Chân thành sẽ khiến xã hội ngày càng phát triển hơn, xuất hiện nhiều những điều tốt đẹp khi con người đối xử với nhau bằng cả tấm lòng nhân ái.

Dẫn chứng về sự chân thành áp dụng vào NLXH

Những dẫn chứng về sự chân thành

1.Thầy giáo Chu Văn An

Thầy giáo Chu Văn An là tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính chân thật. Năm ấy khi nhìn thấy chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, thầy đã thẳng thắn dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần. Vua không đồng ý, thầy bèn cáo quan về quê sống. Nếu ai sống với bộ mặt đạo đức giả, kẻ đó đang tiếp tay cho cái xấu, cái ác. Bởi vậy, chúng ta hãy luôn giữ cho mình một tấm lòng trong sạch, không gian dối. Giữa người với người, sự chân thật luôn là điều quý báu nhất. Thầy đã dùng sự chân thành, ngay thẳng của mình để tố cáo sự xấu xa của những kẻ gian dối.

2.Tình bạn chân thành của Các-mác và Ăng-ghen

Tình bạn của hai nhà chính trị lớn đó là Các-mác và Ăng-ghen, một tình bạn đã góp phần làm nên lịch sử . Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có chung mục đích và lý tưởng cách mạng. Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và vô cùng vui sướng khi gặp lại nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn. Đó chính là tình bạn chân thành và cao quý.

3. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Sin

Thầy Nguyễn Ngọc Sin từng là một người đoàn viên ưu tú, là một Phó chủ tịch Công Đoàn trường, luôn quan tâm, chia sẻ với công đoàn viên. Và thầy còn là người Đảng viên trẻ nhiệt huyết hăng say cống hiến cho nhà trường, cho địa phương Phú Mỹ. Ngay từ những ngày đầu khi Phường Phú Mỹ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, thầy đã tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác chống dịch. Thầy bảo rằng: “Đi để sẻ chia. Đi để trách nhiệm. Đi để được vui vẻ và hạnh phúc. Và đi để thấu hiểu sự khó khăn, vất vả của những trái tim tuyến đầu như thế nào…”.Sự chân thành của thầy Sin được thể hiện trong việc thầy quan tâm đến mọi người như thế nào, thầy cố gắng nỗ lực để giúp đỡ những người gặp khó khăn mà không mang đến lợi ích của bản thân. 

4.Truyện cổ tích Sọ Dừa

Trong câu chuyện từ việc cô út đối xử với Sọ Dừa chúng ta cảm nhận được lòng nhân ái và sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau mà tác giả dân gian muốn nhắc nhở chúng ta. Cô út yêu Sọ Dừa chân thành “có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng”, cô là một người vừa hiền lành lại thương người, đối đãi với Sọ Dừa một cách rất tử tế, đầy lòng nhân ái. 

5. Ông Nguyễn Trung Chắt – người cha của hàng trăm đứa trẻ mồ côi

Ông Nguyễn Trung Chắt một cựu chiến binh nghỉ hưu. Từ năm 2002 đến nay ông đã sáng lập và xây dựng 3 trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập để nuôi dạy trẻ mồ côi tại 2 tỉnh Hưng Yên và Lạng Sơn với mang tên gọi Hy Vọng.Đến nay, sau gần 20 năm hoạt động, ông đã nuôi dạy 299 trẻ mồ côi và những mảnh đời bất hạnh, trong đó 177 em đã trưởng thành, nhiều em được học cao đẳng, đại học và có người trở thành thạc sĩ. Hành trình nuôi dạy gần 300 đứa trẻ của ông như chuyện cổ tích giữa đời thường. Sự chân thành của ông đã đổi lấy sự bình yên cho tương lai của biết bao mảnh đời bất hạnh, đó là điều vô cùng quý giá và đáng được trân trọng.


Nghị luận về sự chân thành trong cuộc sống

Ai đó đã từng nói rằng “Nếu không có niềm tin thì sẽ không bao giờ là mãi mãi. Và nếu không có lòng chân thành thì mọi thứ cũng bằng không”. Thật vậy trong cuộc sống của mỗi chúng ta luôn chứa đựng rất nhiều điều tốt đẹp và yếu tố góp phần tạo nên những điều tốt đẹp ấy chính là sự chân thành đến từ sâu trong trái tim của mỗi người. Vậy thì sự chân thành là gì mà lại ảnh hưởng đến đời sống của con người ? phải chăng đó là điều gì lớn lao khiến người ta luôn trân quý ?

Sự chân thành là việc con người thẳng thắn, thật thà, đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình yêu thương, không vụ lợi, sẵn sàng ở cạnh, giúp đỡ nhau khi cần. Sự chân thành là đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có, cần sống và đối xử với nhau để cho xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn.

Những người sống chân thành thường đối xử tốt với người khác bằng cả tấm  lòng, thật thà, trung thực, không gian dối, tôn trọng sự thật và tôn trọng mọi người xung quanh. Sống chan hòa, yêu thương, sẵn sàng sẻ chia với mọi người, cho đi mà không mong nhận lại. Người chân thành là người giản dị, chất phác, mộc mạc, không khoa trương, không có tính đố kỵ ghen ăn tức ở với người khác. Những người sống chân thành thường có được sự yêu quý, ngưỡng mộ và tôn trọng của mọi người, là họ tạo nên cảm giác gần gũi, thân thiện, sự chân thành của họ là điều vô cùng ý nghĩa với cuộc sống.

Trong lịch sử nước ta có thầy giáo Chu Văn An là tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính chân thật. Năm ấy khi nhìn thấy chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, thầy đã thẳng thắn dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần. Vua không đồng ý, thầy bèn cáo quan về quê sống. Nếu ai sống với bộ mặt đạo đức giả, kẻ đó đang tiếp tay cho cái xấu, cái ác. Bởi vậy, chúng ta hãy luôn giữ cho mình một tấm lòng trong sạch, không gian dối. Giữa người với người, sự chân thật luôn là điều quý báu nhất. Thầy đã dùng sự chân thành, ngay thẳng của mình để tố cáo sự xấu xa của những kẻ gian dối. 

 John Quincy Adams từng nói Tôi thà bị phát hiện là nhầm lẫn nghiêm trọng trong phán xét, còn hơn bị lên án là thiếu chân thành, dù chỉ một chút xíu. ”. Chân thành đã trở thành giá trị vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, sẽ chẳng đến đâu nếu xã hội chỉ toàn những điều giả dối, vụ lợi.

Sự chân thành sẽ giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên gắn bó, gần gũi và đoàn kết hơn. Giúp bản thân mỗi người sống theo hướng tích cực, lạc quan và yêu đời. Chân thành sẽ khiến xã hội ngày càng phát triển hơn, xuất hiện nhiều những điều tốt đẹp khi con người đối xử với nhau bằng cả tấm lòng nhân ái. Vậy tại sao chúng ta lại không đối xử với nhau bằng sự chân thành cơ chứ ? Hãy cố gắng cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh và đầy ắp tình người hơn trong tương lai.

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question