image hoi dap
image hoi dap

Dẫn chứng về tình mẫu tử

icon-time15/1/2024

Tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả không gì có thể sánh được. Dưới đây là những dẫn chứng cùng bài viết mẫu về tình mẫu tử, giúp các em dễ dàng hoàn thiện bài viết của mình thật hay.


I. Khái niệm về tình mẫu tử

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con, là sự yêu thương, sự hy sinh và lòng bao dung của người mẹ dành cho đứa con của mình , kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Có thể nói tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng đặc biệt không có gì so sánh được. Vì vậy không có một khái niệm hay định nghĩa nào có thể diễn đạt hết sự thiêng liêng của tình mẫu tử. 


20 Dẫn chứng về tình mẫu tử

1. Câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” là minh chứng tiêu biểu về tình mẫu tử thiêng liêng. Người con không nghe lời mẹ đã bỏ nhà ra đi. Mẹ ở nhà luôn mong ngóng con trở về. Đến khi chết, bà hóa thành cây vú sữa, tình mẫu tử thật thiêng liêng vĩ đãi, dù khi biến thành một cái cây, người mẹ vẫn luôn muốn chở che cho đứa con của mình. 

2. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Trần Đăng Khoa thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng. Con luôn theo mẹ, là động lực để mẹ cố gắng. Người mẹ nhờ có con tiếp thêm sức mạnh, không ngừng cố gắng vì tình yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

Dẫn chứng về tình mẫu tử (ảnh 1)

3. Câu chuyện bác thợ săn và con vượn mang đến cho ta tình mẫu tử thấm đẫm nước mắt. Bác thợ săn như bao lần khác rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ đang cho con bú. Vượn mẹ nhìn bác thợ săn với ánh mắt đầy căm giận, từ từ đặt con xuống lấy một nắm lá bùi nhùi gối đầu cho con, lấy một lá cây vắt lấy sữa đặt ngang miệng con. Ngay cả khi cận kề cái chết vượn mẹ vẫn luôn lo lắng, chăm sóc con mình.

4. Tác phẩm “trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng hiện lên tình mẫu tử cao đẹp của cậu bé Hồng và người mẹ bất hạnh của mình. Đó là cảm xúc mãnh liệt của tâm hồn trẻ thơ khi gặp lại mẹ, được ôm, được cảm nhận vòng tay ấm áp của mẹ.

5. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời này lòng mẹ vẫn theo con”

Những lời thơ của Chế Lan Viên cho thấy tình mẫu tử đầy xúc động. Mẹ vẫn luôn đồng hành, dõi theo trên mọi bước đi của con. Mẹ mãi là chỗ dựa vững chắc nâng bước con trên mọi chặng đường.

6. Bà Hoàng Thị Lan hy sinh tất cả để chăm sóc cậu con trai bị bại não suốt 50 năm trời. Gia cảnh nghèo khó, bà gặp không ít khó khăn trong hành trình chăm con. Thế nhưng chưa một lần bà từ bỏ, luôn đồng hành cùng con suốt cuộc đời.

7. “Một người mẹ yêu con mình không phải vì con là ai hay làm được điều gì, mà chỉ vì con là con của mình”- Jeffery R.Holland

8. “Tình mẫu tử là hạnh phúc tuyệt vời nhất của đời người. Tình mẫu tử là bất diệt và vô tận”- Agatha Christie

9. Bài hát “ước mơ của mẹ” của nghệ sĩ Hứa Kim Tuyền đã mang đến cho ta tình mẫu tử cao cả thiêng liêng. Từ khi có con “mẹ cũng quên dần quên ước mơ của mẹ là gì”... “Còn thế giới của mẹ chính là con”. Con là tất cả đối với mẹ, là niềm vui, là điểm tựa là cả những ước mơ còn dang dở của mẹ.

10. Trong văn bản “cổng trường mở ra” nhà văn đã gợi lại hình ảnh người mẹ giàu tình yêu thương luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Hình ảnh mẹ đưa con tới trường chăm sóc dặn dò con trước khi vào lớp, dõi theo từng bước chân đến trường của con. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương vô bờ bến luôn muốn che chở bảo vệ đứa con bé bỏng của mình.

11. Ta thấy được sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng qua câu chuyện về Maya- mẹ của tỉ Phú Elon Musk.  Ba từng trải qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc phải làm đủ công việc vất vả nuôi ba đứa con. Nhưng chính tình mẫu tử, khao khát dành trọn tình yêu thương, vì các con bà cố gắng quyết tâm học tập xây dựng sự nghiệp và đã trở thành chuyên gia dinh dưỡng.

12. “Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Đó là những lời thơ da diết dạt dào tình cảm về mẹ của Nguyễn Duy. Lời ru của mẹ là hành trang vững chắc để con bước vào đời. Tình mẹ cao cả và bao la của thứ tình cảm đẹp đẽ đến mãnh liệt. 

13. Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Yên sinh năm 1981 ở Hà Nội một người mẹ chịu mù để đứa con chào đời khiến chúng ta không khỏi rơi nước mắt. Khi còn trong bụng được 5 tháng chị Yên chảy máu cam nhiều và có biểu hiện nổi hạch. Chị đi viện khám và bị chuẩn đoán bị ung thư hóc mũi giai đoạn cuối. Các bác sĩ và gia đình khuyên chị bỏ thai trong bụng để chữa bệnh và cứu đôi mắt. Bằng sức mạnh vô tận của tình mẫu tử chị vừa chiến đấu với bệnh vừa mang bầu quyết tâm giữ và sinh con.

14. Truyện “sự tích người mẹ” là câu chuyện cổ tích nổi tiếng. Câu chuyện kể về sự ra đời của người mẹ đầu tiên trên thế gian qua đó ca ngợi tình yêu thương sự hy sinh và sức mạnh phi thường của người mẹ. Mẹ là người luôn làm việc nhiều nhất sống khổ sở nhưng lại có tình yêu vô cùng lớn lao dành cho con. 

15. “Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền”
Câu ca dao trên là lời tâm sự giãi bày sự biết ơn của người con đối với công lao của cha mẹ. Chỉ khi chúng ta trở thành cha mẹ mới có thể hiểu hết được sự vất vả hy sinh mà cha mẹ đã dành cho ta.

16. Câu chuyện Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm - người mẹ ung thư từ chối điều trị nhường sự sống cho con. Mang thai khi 25 tuổi, đón niềm vui chưa được 5 tháng thì người mẹ phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Bất chấp tất cả, Thiếu úy từ chối điều trị căn bệnh quái ác vì sợ ảnh hưởng đến con, cô sẵn sàng chịu đựng cơn đau, để mong con khỏe mạnh.

17. Người mẹ tình nguyện chết để giữ mạng sống cho con - chị Trần Thị Lan Anh ở Bạc Liêu mặc dù sắp lìa xa cõi đời vì chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng duy trì sự sống mong manh từng ngày của đứa con trong bụng. Khi được nhìn thấy con chào đời cũng là lúc chị mỉm cười trút hơi thở cuối cùng. Năm 2013 chị Lan Anh mang thai lần 3 nhưng không như hai lần trước chị thường có những cơn ho dai dẳng và luôn cảm thấy khó thở, tức ngực. Nhiều lúc ho ra máu, thân hình gầy xọp đi. Sau khi đi khám bác sĩ kết luận chị bị suy tim quá nặng, không thể cứu chữa, mạng sống chỉ tính từng ngày. Lúc này thai nhi đã được 5 tháng, chị Lan Anh biết không sống được bao lâu nữa nhưng chị cầu khẩn bác sĩ làm mọi cách để có thể cho đứa bé chào đời. Trụ được đến tháng thứ 6 thì cơ thể chị hoàn toàn suy kiệt. Nhận thấy tình thế quá khẩn cấp, các bác sĩ tuyến dưới đã chuyển bệnh nhân lên BV phụ sản Từ Dũ. Tại đây, mặc dù chị chỉ còn thở thoi thóp nhưng vẫn luôn lo lắng cho mạng sống của con mình. Nhận thấy mạng sống chị Anh chỉ còn tính từng giờ, đội ngũ bác sĩ đã đi tới quyết định sẽ thực hiện ca mổ để kịp cứu thai nhi mặc dù bé mới được 6 tháng.

18. Câu chuyện đau lòng về vụ cháy nhà trọ tại Trung kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm cho 14 người ra đi mãi mãi đến nay vẫn để lại nhiều thổn thức, thương tiếc trong lòng nhiều người dân. Hình ảnh hai mẹ con dù đã mất nhưng vẫn ôm chặt lấy nhau không tách rời càng làm cho những người chứng kiến đau lòng khôn xiết, xót xa cho tình mẫu tử thiêng liêng nhưng lại ngắn ngủi.

19. Chị Trần Thị Ngọc Hiếu (39 tuổi, TP.HCM) từng mắc bệnh bại liệt khi lên 4, sau 3 tuần chạy chữa căn bệnh quái ác đã khiến chị liệt cả hai chân và một bàn tay, từ đó mà hành trình lớn lên của chị không còn được trọn vẹn. Rào càn xã hội khiến chị dần đánh mất niềm vui và hy vọng, tuy vậy, chị vẫn không từ bỏ. Với nghị lực phi thường của bản thân và sự đồng hành bền bỉ từ gia đình, chị Hiếu đã từng bước tìm lại sự tự tin và lạc quan trong cuộc sống. Chị làm công việc mình đam mê, yêu thích, xây dựng được một tổ ấm nhỏ, hơn hết chị Hiếu quyết tâm bảo vệ con mình, để con lớn lên khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và tiêm chủng đầy đủ.

20. Chị Nguyễn Thị Liên, 28 tuổi ở Lý Nhân, Hà Nam, bất ngờ phát hiện vú có u cục khi mang thai được 8 tuần. Sau khi nghe bác sĩ sản cùng bác sĩ chuyên khoa ung bướu tư vấn giữ thai cả mẹ và con sẽ gặp nguy hiểm, song vợ chồng chị Liên vẫn quyết định không bỏ thai, với hy vọng có thể cầm cự đến khi thai nhi đủ lớn để con có thể chào đời. Sau 6 tuần hóa trị, nhận thấy sức khỏe của chị Liên đã quá yếu khó lòng cầm cự được nên các bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai. Trong suốt ca mổ, chị phải ngồi nghiêng khi mổ, đây là tư thế rất khó để thực hiện sinh mổ, khi mổ, bác sĩ cũng không thể gây mê vì chị Liên có thể không tỉnh lại được, do đó chỉ có thể gây mê tuỷ sống, chị gần như tỉnh táo chịu đau trong suốt ca mổ. Dù phải chịu nhiều đau đớn gọng yếu ớt thều thào nhưng chị Liên vẫn lạc quan và mong muốn dành chút sức lực ít ỏi cuối cùng để gặp con "Em chỉ cần được nhìn con 1 lần cũng mãn nguyện rồi. Đỗ Bình An là tên em đặt cho con, mong con một đời bình an". Ca mổ thành công rực rỡ và bé Bình An ra đời nhờ một người mẹ phi thường, hi sinh tất cả vì con


III. Nghị luận về tình mẫu tử

      “Không có một liên kết mạnh mẽ nào trên thế giới, cũng không có tình yêu nào tức thời và sự tha thứ vô điều kiện. Chỉ có tình cảm mẫu tử mới có thể làm được điều đó”- Gail Tsukiyama
  Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp đáng trân quý nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đây là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao quý giữa người mẹ và người con. Đó là sự trao đi yêu thương vô điều kiện của mẹ vì mong muốn mang lại cho con cuộc sống hạnh phúc. Là sự biết ơn khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào vô tận của con. Vì vậy không có một khái niệm và định nghĩa nào có thể diễn đạt sự thiêng liêng của tình mẫu tử.

      Tình mẫu tử giúp cho đời sống tinh thần của ta thêm đầy đủ phong phú giàu ý nghĩa, mẹ là người dìu dắt con bước đi trên con đường trưởng thành. Đó là thứ tình cảm trường cửu vĩ đại, là điểm tựa tinh thần vững chắc giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách. Hai từ mẫu- tử đã trở nên vô cùng thiêng liêng mẫu là mẹ và tử là con. Tình cảm luôn bền chặt giữa người mẹ và người con xuất hiện một cách tự nhiên. Giây phút mẹ biết mình đang mang trong bụng một sinh linh bé nhỏ là lúc mẹ cảm nhận được tình yêu thương, luôn muốn bảo vệ sinh linh ấy.

Dẫn chứng về tình mẫu tử (ảnh 2)

      Truyện “sự tích người mẹ” là câu chuyện cổ tích nổi tiếng. Câu chuyện kể về sự ra đời của người mẹ đầu tiên trên thế gian qua đó ca ngợi tình yêu thương sự hy sinh và sức mạnh phi thường của người mẹ. Mẹ là người luôn làm việc nhiều nhất sống khổ sở nhưng lại có tình yêu vô cùng lớn lao dành cho con.
Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người, là điểm tựa, là niềm tin giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và giông bão trong cuộc đời. Mẹ là người luôn bao dung, là nơi ta nương tựa sau mỗi lần vấp ngã. Là nơi gửi gắm những tình yêu thương truyền động lực giúp ta vững vàng bước trên đường đời. Đó là trách nhiệm bảo vệ tình cảm cao quý ấy, trách nhiệm báo hiếu với cha mẹ của mình. Hơn thế nữa tình mẫu tử cũng là cội nguồn của lòng nhân ái, sự yêu thương là truyền thống đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Tình mẫu tử, là ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho mỗi người, là nơi giúp ta vượt qua được những lần lầm đường lạc lối, giúp con người sống có ích và sống có trách nhiệm hơn.

      Chính vì vậy ngay từ bây giờ mỗi chúng ta hãy luôn biết trân trọng tình cảm cao đẹp của cha mẹ dành cho mình.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question