image hoi dap
image hoi dap

Dàn ý Cảm nhận về đoạn thơ "Ta về mình có nhớ ta.... nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

icon-time6/1/2023

Bằng tình yêu thương Việt Bắc da diết, Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên sống động với sự hòa quyện giữa thiên nhiên và núi rừng nơi chiến khu Việt Bắc đầy thơ mộng, lãng mạn qua đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta….. nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.


Dàn ý Cảm nhận về đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta….. nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

I. Mở bài

- Khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

II. Thân bài

* Tác giả Tố Hữu: tên thật là Nguyễn Kim Thành, là một tác gia nổi tiếng của nền văn học Việt Nam

* Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên sống động với sự hòa quyện giữa thiên nhiên và núi rừng Việt Bắc đầy vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn qua đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta….. nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

- 2 câu thơ đầu là nỗi nhớ nhung da diết về Việt Bắc- đây cũng là mạch cảm xúc chủ đạo chảy xuyên suốt đoạn thơ.

- 8 câu thơ sau là bức tranh thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc, bức tranh ấy được bắt đầu từ mùa đông, đến mùa xuân, mùa hạ và cuối cùng là mùa thu.

=> Bằng việc sự dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật, kết hợp với giọng thơ trầm ấm, thân tình, hình ảnh sinh động => Tố Hữu đã để lại cho người đọc bao dư vị ngọt ngào về người và cảnh nơi đây.

III. Kết bài

Nêu suy nghĩ, tình cảm sau khi học xong tác phẩm

Dàn ý Cảm nhận về đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta….. nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Cảm nhận về đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta….. nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Đã từng có ý kiến cho rằng Tố Hữu là: “ Cánh chim đầu đàn của thơ ca, của cách mạng Việt Nam”. Thật vậy, Tố Hữu đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam, đặc biệt trong thời kì hoạt động cách mạnh, thơ ông là nguồn động lực cổ vũ tinh thần cho các chiến sĩ vững bước trên đường hành quân. Tiêu biểu trong đó phải kể đến Việt Bắc- một tác phẩm xuất sắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 

Hai câu thơ đầu là lời hỏi của người cán bộ về xuôi dành cho người Việt Bắc:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.

Mở đầu đoạn thơ, tác giả sử dụng câu tu từ, hỏi để muốn biết khi ta đi rồi, mình có còn nhớ ta, đồng thời câu hỏi ấy cũng bộc lộ tấm lòng, gắn bó tha thiết của kẻ đi dành cho người và mảnh đất Việt Bắc. Từ “ta “ được điệp đi điệp lại bốn lần kết hợp với “hoa”- từ chỉ vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người qua đó cho ta thấy dòng cảm xúc của người đi như trở nên sâu lắng, thắm thiết hơn. Hình ảnh “hoa” và “người” hòa quyện lại tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Với ngòi bút tinh tế, tài hoa của mình, chỉ với tám câu thơ tiếp, Tố Hữu đã đưa người đến với bức tranh tứ bình tràn ngập màu sắc rực rỡ, nhịp sống tươi vui giữa người và cảnh nơi đất trời Tây Bắc:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Hai câu thơ đầu hiện lên là bức tranh thiên nhiên mùa đông ngập tràn sức sống:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc khi vào đông đã được bao phủ bởi màu xanh của núi rừng đại ngàn. Giữa cái nền xanh bao la bát ngát ấy nổi lên sắc đỏ tươi của những bông “ hoa chuối” đang nở rộ dưới ánh mặt trời. Hình ảnh ấy đã làm cho mùa đông nơi núi rừng hoang sơ hùng vĩ này không còn sự hoang vu, lạnh lẽo mà thổi vào đó là những hơi ấm áp lạ thường. Những bông hoa chuối ẩn trong những lớp sương như những ngọn đuốc đỏ rực soi sáng cả chặng đường hành quân cho người lính.

Cảm nhận về đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta….. nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Nếu như mùa xuân của phương nam tràn ngập sắc vàng của hoa mai, phương bắc được tô điểm bằng sắc đỏ của hoa đào thì khi đến với ngày xuân ở Việt Bắc, ta sẽ được đắm chìm trong sắc trắng của những rừng mơ.

“Ngày xuân mơ nở trắng rưng

Nhớ người đan nón chuối từng sợi giang”.

Mùa xuân Việt Bắc được bao trùm bởi màu trắng tinh khiết của những bông hoa mơ. Động từ “ nở” nằm ở giữa câu thơ càng làm cho người ta thấy được sức sống mạnh mẽ của mùa xuân đang tỏa lan ra khắp đất trời. Dưới bóng hoa mơ trong trẻo ấy, hiện lên hình ảnh người lao động chăm chỉ cần cù, khéo léo trong công việc của mình, đó là nghề đan nón thủ công, là một nghề truyền thống của vùng đất Việt Bắc. 

Tiếng ve báo hiệu cho một mùa hè đã đến, những tiếng ve râm ran kêu vang xuyên vào khắp núi rừng Việt Bắc:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”.

Âm vang của tiếng ve đã làm cả rừng phách đổ lá vàng, động từ “đổ” được Tố Hữu sử dụng một cách tinh tế, sắc sảo, qua đó đã gợi cho người đọc thấy được sự chuyển biến mau lẹ, thể hiện được chính xác khoảnh khắc giao mùa. 

Bức tranh tứ bình cũng được khép lại khi mùa thu đến:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

 Ánh trăng của rừng thu tràn đầy hiền hòa, tỏa ra một thứ ánh sáng lấp lánh, diệu kì soi đường cho những chiến sĩ trên đường hành quân tăm tối. Từ “rọi” xuất hiện làm cho cả không gian tràn ngập trong vầng trăng sáng, đồng thời cũng báo hiệu rằng, ánh trăng đó là ánh trăng của hòa bình, của tự do, đang soi sáng vào từng bản làng Việt Bắc.

Những vần thơ của Tố Hữu không chỉ vẽ nên bức tranh Việt Bắc đầy thơ mộng, đầy sức sống lạ thường, mà đó còn ca ngợi vét đẹp hiền hòa, giản dị của những con người nơi đây. Với những nét phác họa đơn sơ, mộc mặc, bức tranh tứ bình tuyệt đẹp đã được ra đời với sự hòa quyện giữa cảnh và người. Đoạn thơ trên chính là nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

----------------------------------------

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta….. nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” được Topbee soạn. Rất mong tài liệu trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, chúc các em học tốt bộ môn Ngữ Văn lớp 12!

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question