image hoi dap
image hoi dap

Dàn ý phân tích các đoạn trích trong tác phẩm Vợ Nhặt

icon-time26/3/2024

Dàn ý cảm nhận về đoạn Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà

Cảm nhận về đoạn văn bên dưới. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo trong tác phẩm. “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. … Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng”.

Gợi ý đáp án:

Mở bài

- Dẫn dắt:

- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã miêu tả tâm trạng của Tràng và thị khi Tràng dẫn thị về nhà mình. Từ đó, đoạn trích đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Thân bài

1. Khái quát:

- Khái quát tác giả (nếu mở bài gián tiếp). Khái quát về tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn và nền văn học). (Viết thành một đoạn)

- Tóm tắt để đến đoạn trích cần phân tích. (Viết thành một đoạn)

2. Phân tích đoạn trích (mỗi luận điểm viết thành một đoạn)

- Luận điểm 1: Gia cảnh nghèo đói nhà bà cụ Tứ:

==> Đoạn văn miêu tả gia cảnh khốn khổ của nhà bà cụ Tứ đã tạo ra một tình huống rất nghịch lí, éo le. Đây chính là phông nền, là thước đo để đánh giá cách ứng xử của các nhân vật, đặc biệt là người vợ nhặt.

- Luận điểm 2: Diễn biến tâm trạng của thị:

+ Nén tiếng thở dài – nhếch mép cười nhạt nhẽo: đó là điệu cười, tiếng cười của một con người đã bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu “tránh vở dưa, gặp vở dừa”. Cười cho cái số kiếp đen đủi của mình khi cái đói cứ bám riết lấy thị, không buông tha. Thị chạy đến đâu, cái đói cũng  chạy theo. Ngay cả khi thị hạ thấp nhất bản thân để mang tiếng theo không Tràng trở thành vợ nhặt, đau đớn chua xót, thế mà cái đói không tha cho thị. Tuy nhiên, điều tế nhị là thị đã không để tiếng thở dài đó lộ ra mà nén nó để giấu đi sự thất vọng, ko làm tổn thương đến Tràng => Cách ứng xử rất tế nhị.
+ ngượng nghịu – bần thần – rất buồn.

+ Lúc này thị đứng trước hai sự lựa chọn

Bỏ đi: thị bỏ đi thì vẫn phải đối diện với cái đói, cái chết cận kề, cô vẫn phải sống cuộc đời lang thang của kiếp đời “Cơm vãi cơm rơi”, nếu chẳng may ông trời bắt chết, có thể thị sẽ phải chết đầu đường xó chợ, chết không có người chôn cất.

Ở lại: thị vẫn đối diện với cái đói, nhưng cô sẽ có một mái ấm gia đình, may ra thị được hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Như vậy, thị chọn ở lại là cách lựa chọn khôn ngoan, thể hiện sự suy nghĩ rất chín chắn, sâu sắc, nghĩa tình. Nếu như thị theo Tràng là vì miếng ăn, thì động cơ thị ở lại vì niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

- Luận điểm 3: Diễn biến tâm trạng của Tràng: Ngượng ngùng trước gia cảnh – mời thị ngồi xuống tha thiết – ngượng nghịu – tây ngây – sờ sợ - lầm lét – nhìn trộm vào nhà – lòng dấy lên những câu hỏi: Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ” => Tâm trạng lo lắng, sợ hãi, sợ thị sẽ bỏ đi, mình sẽ mất cơ hội được làm chồng, được hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => Nỗi sợ xuất phát từ niềm khao khát hạnh phúc bỏng cháy. Càng khao khát bao nhiêu, Tràng lại càng sợ bấy nhiêu.

- Luận điểm 4: Tiểu kết:

+ Đoạn văn ngắn, khá đặc sắc, đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của Tràng và thị trong tình huống rất éo le, trớ trêu.

+ Trong đoạn văn, đã ánh lên niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình của Tràng và thị.

+Góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

3. Đánh giá:

- Luận điểm 1: Đánh giá về nội dung: Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã miêu tả cách ứng xử của những người đói bên bờ vực cái chết rất tinh tế, sâu sắc. Mặc dù, bị dồn vào đường cùng, bị đẩy vào tình huống éo le, nhưng họ vẫn tìm cho mình một cách ứng
xử rất phù hợp, sâu sắc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người trong nạn đói cũng không từ bỏ khát vọng sống, vẫn luôn tìm được lí do để vươn lên cái đói, cái khát, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Đây là điểm sáng trong cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. Chính điều này tạo nên điểm sáng nhận văn, thứ ánh sáng đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ.

- Luận điểm 2: Đánh giá về nghệ thuật: Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa; đặc biệt là miêu tả
tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, bằng tấm lòng của một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu
nguyên thủy”.

- Luận điểm 3: Nâng cao kiến thức lí luận văn học: HS có thể bàn về mối quan hệ giữa văn học và đời sống/ bàn về phong cách nhà văn/

4. Nhận xét về lệnh phụ (Giá trị nhân đạo)
* Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Giải thích: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người.

- Biểu hiện: 

+ Tác phẩm thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của con người trong nạn đói.

+ Lên án, tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy con người vào nạn đói thảm khốc.

+ Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, niềm khát vọng hạnh phúc của những con người đang đứng bên bờ vực cái chết

+ Tác giả đã chỉ ra con đường thoát khỏi cái đói để giữ gìn hạnh phúc mong manh đó là con đường đi theo Đảng làm cách mạng.

- Đánh giá: Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tấm lòng đôn hậu yêu thương con người sâu sắc của tác giả.

Đúng như báo Online Tuổi trẻ đã khẳng định: “Từ trong bóng tối của hoàn cảnh, Kim Lân muốn toả sáng một chất thơ đặc biệt của hồn người. Mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là một phép đòn bấy cho mảng sáng của tình người tỏa ra ánh hào quang đặc biệt của một chủ nghĩa nhân văn thiết tha, cảm động. (Báo online Tuổi trẻ - Chuyên đề 4: Văn xuôi kháng chiến)

Chính giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và cao cả đã tạo nên sức sống mãnh liệt của truyện ngắn Vợ nhặt, tác phẩm đã chạm đến trái tim bạn đọc nhiều thế hệ, đã làm hồi sinh những trái tim chai sạn trước sương gió cuộc đời.

Kết bài

- Đoạn văn đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Tràng và thị, những nạn nhân xấu số của nạn đói năm 1945. Từ cách ứng xử của thị trước bước đường cùng đã đặt ra bao vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ. 

- Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng được coi là một kiệt tác của văn xuôi kháng chiến. Từ điểm nhìn cận cảnh về cuộc sống tối sầm của những con người trong đói khát, Kim Lân đã mở ra ánh sáng chói chang của buổi sáng ngày hôm sau tạo nên một kết thúc mở đầy ý nghĩa. Trong truyện ngắn Vợ nhặt còn một điểm nhìn rất nhân văn, điểm nhìn này đã tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm, nó đủ sức để soi đường, chỉ lối, dẫn dắt đến tương lai tươi sáng đối với những ai đang lầm đường lạc lối. 


Dàn ý cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích “Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong

Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích sau, từ đó, anh/chị hãy nhận xét về giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. “Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. (…) Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về …”

Gợi ý làm bài:

Mở bài

- Dẫn dắt:

- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích là cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Tràng và thị đã miêu tả rất chân thực chân dung nhân vật người vợ nhặt, hiện thân của những con người trong nạn dói năm 1945. Từ đó, đoạn trích đã góp phần tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

Thân bài

1. Khái quát:

- Khái quát tác giả (nếu mở bài gián tiếp). Khái quát về tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn và nền văn học). (Viết thành một đoạn)

- Tóm tắt để đến đoạn trích cần phân tích. (Viết thành một đoạn)

2. Phân tích đoạn trích (mỗi luận điểm viết thành một đoạn)

- Thị không tên, không tuổi được gọi theo tên chung cách gọi về người phụ nữ thời xưa. Thị không quê quán đã bị cái đói thổi phiêu dạt đến với mọi miền quê hương đất nước, trở thành một người phụ nữ không quê hương, không gia đình, sống lang thang “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, thị sống một cuộc đời cơ cực:

Cuộc đời cơn vãi cơm rơi

Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi

==> Rõ ràng, cái đói nó có sức tàn phá ghê gớm, nó đã hủy hoại tất cả những cái gì thân thuộc, cần thiết của con người. Chính cái đói khiến cho người ta không quan tâm đến tên tuổi, quê quán của thị. Cái đói đã biến thị thành hạt cát, làm cho số phận con người trên nên nhỏ bé, mong manh hơn bao giờ hết. Cách gọi tên theo danh từ từ chung, nhà văn Kim Lân như muốn khái quát sâu sắc hơn về số phận của những con người trong nạn đói.

- Luận điểm 1: Diện mạo của thị

+ thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa.
+ thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ có thấy hai con mắt.
 *Tiều tùy, thiếu sức sống.
 * Cái đói nó tàn phá thân xác của thị quá nhanh.
 * Nhân vật thị là nhân vật duy nhất được nhà văn Kim Lân ghí sát ống kính để quay cận cảnh hiện lên chân dung của thị, hình ảnh tiêu biểu của một con người trong nạn đói. Cái đói đã tàn phá thân xác của con người, nó cướp đi sinh khí để thay vào đó là diện mạo của những con người xanh xám dật dờ như những bóng ma.

- Luận điểm 2: Cái đói khiến thi bị méo mó, biến dạng về tính cách:

+ Thị chạy sầm sập, sưng sỉa nói: “Điêu! Người thế mà điêu!”

+ Thị cong cớn, liều lĩnh, quên hết ý tứ, sĩ diện

==>  Gạt phăng đi miếng trầu “ăn gì thì ăn, chả ăn giầu” => trong văn hóa Việt Nam miếng trầu là đầu câu chuyện, biểu tượng cho truyền thống văn hóa trọng lễ nghĩa “Lại đây ăn một miếng trầu/Không ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng”

==> Cách đối xử tối thiểu và tế nhất của một người con gái cũng không.

==> Thị mơi ăn tới cùng => vô duyên, đáng trách, quên hết cả ý tứ, sĩ diện. Các cụ có quan điểm “Miếng ăn là miếng nhục”, nên họ rất cân nhắc, thận trọng trong miếng ăn như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”; “Học ăn học nói, học gói, học mở”; “Ăn có
mời, làm có khiến”
* Được mời ăn tức thì hai con mắt trũng hoáy sáng lên lấp lánh, thị đon đả “ăn thật nhá, ừ ăn thì ăn sợ gì”, thế là thị sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc, chẳng nói chẳng rằng. => cách ăn thật tội nghiệp và đáng thương làm sao, thị sà xuống như chim, cắm đầu ăn như lợn. Những người con gái xưa kia được bố mẹ rèn giũa rất cẩn thận từ lời ăn đến tiếng nói “học ăn, học nói, học gói, học mở”, thế mà những phép tắc tối thiểu thị cũng không thể thực hiện được. Quả thực, vì miếng ăn thị đã trở nên
vô duyên, quên hết cả ý tứ và sĩ diện. ==> Cái đói tàn phá cá tâm hồn, thể xác, làm méo mó biến dạng tính cách của thị.

- Luận điểm 3: Giá trị của thị quá rẻ rúng:

+ Cái đói đã khiến cho thị rẻ rúng đến tội nghiệp, chỉ hai lần trêu đùa cùng bốn bát bánh đúc, thị đã theo không Tràng, một người đàn ông xấu xí, thô kệch như đẽo gọt sơ sài của tạo hóa, về làm vợ. + Hay nói cách khác, Tràng đã nhặt thị quá dễ dàng, nhặt như người ta nhặt cọng rơm cọng rác. 

+ Với hành động theo Tràng, giá trị của thị bị đưa về số không tròn trĩnh (không tên, không tuổi, không gia đình, quê hương, giờ đây giá trị cũng trở về không). Từ giờ trở đi thi bị mang tiếng suốt đời là vợ nhặt. Theo Kim Lần: vợ theo đã là nhục là xấu hổ, vợ nhặt nó mới đau đớn biết chừng nào.

- Luận điểm 4: Niềm khát sống rất mãnh liệt của thị

+ Mặc dù thị theo Tràng là rẻ rúng, là liều lĩnh nhưng suy cho cùng đó cũng là hành động xuất phát từ niềm khát sống vô cùng mãnh liệt. Nếu như nạn đói khiến nhiều người buông xuôi, bỏ cuộc chấp nhận số phận, thì thị vẫn cố gắng vùng lên chống lại số phận, vẫn khát khao tìm cơ hội để được ăn, được sống. Điều ấy thật đáng quý biết bao nhiêu bởi trân trọng sự sống là một tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc. Chính niềm khát sống ấy đã mở ra cho thị một trang đời mới, dù rằng vẫn còn rất nhiều đắng cay.

- Luận điểm 5: Tiểu kết:

+ Đoạn văn ngắn, khá đặc sắc, đã miêu tả chân thực sống động số phận, tích cách của người vợ nhặt trong hoàn cảnh khốn khổ => giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Trong đoạn văn, đã ánh lên niềm khao khát sống đến bỏng cháy của con người bên bờ vực cái chết.
+Góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

3. Đánh giá:

- Luận điểm 1: Đánh giá về nội dung: 

Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã miêu tả cách ứng xử của Tràng khi đối diện với hoàn cảnh khá bất ngờ. Tràng đã rất hào phóng đãi thị 4 bát bánh đúc. Đã dũng cảm dám đối diện với cái đói, cái chết để đèo bòng, để hướng tới hạnh phúc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người trong nạn đói cũng không từ bỏ khát vọng sống, vẫn luôn tìm được lí do để vươn lên cái đói, cái khát, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Đây là điểm sáng trong cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. Chính điều này tạo nên điểm sáng nhận văn, thứ ánh sáng đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ. 

- Luận điểm 2: Đánh giá về nghệ thuật: 

Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung là việc tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa; đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã xây dựng đối thoại rất hay, ông đã xây dựng đối thoại bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. 

- Luận điểm 3: Nâng cao kiến thức lí luận văn học: 

HS có thể bàn về mối quan hệ giữa văn học và đời sống/ bàn về phong cách nhà văn/ giá trị nhân đạo. 

4. Nhận xét về lệnh phụ (Giá trị hiện thực) 

* Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm

 - Giải thích: Giá trị hiện thực là tác phẩm đã phản ánh chân thực hiện thực khách quan diễn ra trong cuộc sống đương thời. 

- Biểu hiện: 

+ Hiện thực về nạn đói: người chết như ngả rạ, người sống thì xanh xám dật dờ như những bóng ma 

+ Con người trong nạn đói năm 1945: bị tàn phá thân xác, sống cuộc sống vất vưởng “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, bị tàn phá về tâm hồn, tính cách; giá trị trở nên quá rẻ rúng. 

- Đánh giá: Giá trị hiện thực rất sâu sắc: Tác giả đã miêu tả cả bề rộng và bề sâu của hiện thực. Giá trị hiện thực càng sâu sắc bao nhiêu thì giá trị nhân đạo lại càng cao cả, mới mẻ bấy nhiêu. Cho nên báo Online Tuổi trẻ đã khẳng định: “Từ trong bóng tối của hoàn cảnh, Kim Lân muốn toả sáng một chất thơ đặc biệt của hồn người. Mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là một phép đòn bấy cho mảng sáng của tình người tỏa ra ánh hào quang đặc biệt của một chủ nghĩa nhân văn thiết tha, cảm động. (Báo online Tuổi trẻ - Chuyên đề 4: Văn xuôi kháng chiến) Chính giá trị hiện thực sâu sắc đã tạo nên giá trị nhân đạo mới mẻ và cao cả để tác phẩm Vợ nhặt có sức sống mãnh liệt. Chính vì thế, Vợ nhặt đã chạm đến trái tim bạn đọc nhiều thế hệ, đã làm hồi sinh những trái tim chai sạn trước sương gió cuộc đời. 

Kết bài

 - Đoạn văn đã cho chúng ta thấy được rõ hơn và cụ thể hiện hơn về nạn đói kinh hoàng của dân tộc, đặc biệt là thân phận của những con người trong nạn đói. Từ trong cảnh đói khát tôi sầm đó, thị vẫn hi vọng, vẫn không đánh mất khát vọng được sống. 

- Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng được coi là một kiệt tác của văn xuôi kháng chiến. Từ điểm nhìn cận cảnh về cuộc sống tối sầm của những con người trong đói khát, Kim Lân đã mở ra ánh sáng chói chang của buổi sáng ngày hôm sau tạo nên một kết thúc mở đầy ý nghĩa. Trong truyện ngắn Vợ nhặt còn một điểm nhìn rất nhân văn, điểm nhìn này đã tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm, nó đủ sức để soi đường, chỉ lối, dẫn dắt đến tương lai tươi sáng đối với những ai đang lầm đường lạc lối. 


Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn “Bà lão phấp phỏng theo con vào trong nhà

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau, từ đó, nhận xét về cách tiếp cận con người trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. “Bà lão phấp phỏng theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. … - Ừ thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.”

Gợi ý đáp án: 

Mở bài

- Dẫn dắt: - Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ trước sự kiện con trai mình nhặt vợ. Từ đó, đoạn trích là cách tiếp cận con người rất đôn hậu của nhà văn Kim Lân đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

Thân bài

1. Khái quát: - Khái quát tác giả (nếu mở bài gián tiếp). Khái quát về tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn và nền văn học). (Viết thành một đoạn) - Tóm tắt để đến đoạn trích cần phân tích. (Viết thành một đoạn) 2. Phân tích đoạn trích (mỗi luận điểm viết thành một đoạn) 

- Luận điểm 1: Bà cụ Tứ ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà lạ đứng trong nhà mình. 

- Luận điểm 2: Khi nghe Tràng thưa chuyện bà cụ Tứ nín lặng, ai oán, buồn tủi, lo lắng. 

- Luận điểm 3: Khi nhìn thị, bà cụ Tứ lòng đầy xót thương cho thị: 

- Luận điểm 4: Bà cụ Tứ quyết định chấp nhận thị làm dâu con trong nhà 

- Luận điểm 5: Tiểu kết: 

+ Đoạn văn ngắn, khá đặc sắc, đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tình huống rất éo le, trớ trêu. 

+ Trong đoạn văn, đã ánh lên vẻ đẹp của tình người, tình mẫu tử 

+ Góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

3. Đánh giá: 

- Luận điểm 1: Đánh giá về nội dung: 

Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã miêu tả cách ứng xử của những người đói bên bờ vực cái chết rất tinh tế, sâu sắc. Mặc dù, bị dồn vào đường cùng, bị đẩy vào tình huống éo le, nhưng bà cụ Tứ vẫn không coi khinh, trách móc thị mà ngược lại còn thầm cảm ơn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người trong nạn đói vẫn dang rộng vọng tay cưu mang với tinh thần thương người như thể thương thân, vẫn luôn tìm được lí do để vươn lên cái đói, cái khát, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Đây là điểm sáng trong cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. Chính điều này tạo nên điểm sáng nhân văn, thứ ánh sáng đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ. 

- Luận điểm 2: Đánh giá về nghệ thuật: 

Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa; đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, bằng tấm lòng của một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”. 

- Luận điểm 3: Nâng cao kiến thức lí luận văn học: HS có thể bàn về mối quan hệ giữa văn học và đời sống/ bàn về phong cách nhà văn/ 

4. Nhận xét về lệnh phụ cách tiếp cận con người (xem bản lệnh phụ riêng) 

Kết bài

- Đoạn văn đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ. Từ cách ứng xử của bà cụ trước hoàn cảnh éo le đã đặt ra bao vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ. - Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng được coi là một kiệt tác của văn xuôi kháng chiến. Từ điểm nhìn cận cảnh về cuộc sống tối sầm của những con người trong đói khát, Kim Lân đã mở ra ánh sáng chói chang của buổi sáng ngày hôm sau tạo nên một kết thúc mở đầy ý nghĩa. Trong truyện ngắn Vợ nhặt còn một điểm nhìn rất nhân văn, điểm nhìn này đã tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm, nó đủ sức để soi đường, chỉ lối, dẫn dắt đến tương lai tươi sáng đối với những ai đang lầm đường lạc lối. 


Dàn ý cảm nhận về diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn “Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng

Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn văn sau, từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt. “Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: - Ừ thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng… Bà cụ nghẹ lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”

Gợi ý đáp án:

Mở bài 

- Dẫn dắt: - Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ trước sự kiện con trai mình nhặt vợ trong nạn đói năm 1945. Từ đó, đoạn trích đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

Thân bài

1. Khái quát: 

- Khái quát tác giả (nếu mở bài gián tiếp). Khái quát về tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn và nền văn học). (Viết thành một đoạn) 

- Tóm tắt để đến đoạn trích cần phân tích. (Viết thành một đoạn) 

2. Phân tích đoạn trích (mỗi luận điểm viết thành một đoạn) 

- Luận điểm 1: Hành động bà cụ Tứ chấp nhận thị làm dâu con trong nhà. 

- Luận điểm 2: Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ sau khi chấp nhận thị làm dâu con trong nhà + Hi vọng, lạc quan: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. + Lo lắng, xót thương cho các con, đặc biệt thương xót cho thị: Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá… > bà đã khóc “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. + Bà phân trần: Kể có ra làm được dăm bà mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. + Mong muốn con hòa thuận “Cốt chúng mày hòa thuận là u mừng rồi” => câu nói ngắn gọn súc tích nhưng hàm chứa bao khát khao hi vọng, bao tấm lòng yêu thương => Đối với bà cụ Tứ hạnh phúc của các con cũng là hạnh phúc của chính mình. 

- Luận điểm 3: Tiểu kết: + Đoạn văn khá đặc sắc, đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tình huống rất éo le, trớ trêu. +Góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

3. Đánh giá: 

- Luận điểm 1: Đánh giá về nội dung: Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã miêu tả cách ứng xử của bà cụ Tứ bên bờ vực cái chết rất tinh tế, sâu sắc. Mặc dù, bị bị đặt vào tình huống bị động, éo le, nhưng bà vẫn tìm cho mình một cách ứng xử rất phù hợp, sâu sắc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người trong nạn đói cũng không từ bỏ khát vọng sống, vẫn luôn tìm được lí do để vươn lên cái đói, cái khát, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Đây là điểm sáng trong cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. Chính điều này tạo nên điểm sáng nhận văn, thứ ánh sáng đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ. 

- Luận điểm 2: Đánh giá về nghệ thuật: Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa; đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, bằng tấm lòng của một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”.

- Luận điểm 3: Nâng cao kiến thức lí luận văn học: HS có thể bàn về mối quan hệ giữa văn học và đời sống/ bàn về phong cách nhà văn/ 

4. Nhận xét về lệnh phụ (Giá trị nhân đạo) 

* Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm 

- Giải thích: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người. 

- Biểu hiện: + Tác phẩm thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của con người trong nạn đói. + Lên án, tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy con người vào nạn đói thảm khốc. + Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, niềm khát vọng hạnh phúc của những con người đang đứng bên bờ vực cái chết + Tác giả đã chỉ ra con đường thoát khỏi cái đói để giữ gìn hạnh phúc mong manh đó là con đường đi theo Đảng làm cách mạng. 

- Đánh giá: Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tấm lòng đôn hậu yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đúng như báo Online Tuổi trẻ đã khẳng định: “Từ trong bóng tối của hoàn cảnh, Kim Lân muốn toả sáng một chất thơ đặc biệt của hồn người. Mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là một phép đòn bấy cho mảng sáng của tình người tỏa ra ánh hào quang đặc biệt của một chủ nghĩa nhân văn thiết tha, cảm động. (Báo online Tuổi trẻ - Chuyên đề 4: Văn xuôi kháng chiến) Chính giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và cao cả đã tạo nên sức sống mãnh liệt của truyện ngắn Vợ nhặt, tác phẩm đã chạm đến trái tim bạn đọc nhiều thế hệ, đã làm hồi sinh những trái tim chai sạn trước sương gió cuộc đời. 

Kết bài

- Đoạn văn đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn bà cụ Tứ rất tinh tế, nhân hậu. Từ cách ứng xử của bà trước tình huống éo le, bất ngờ đã đặt ra bao vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ. - Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng được coi là một kiệt tác của văn xuôi kháng chiến. Từ điểm nhìn cận cảnh về cuộc sống tối sầm của những con người trong đói khát, Kim Lân đã mở ra ánh sáng chói chang của buổi sáng ngày hôm sau tạo nên một kết thúc mở đầy ý nghĩa. Trong truyện ngắn Vợ nhặt còn một điểm nhìn rất nhân văn, điểm nhìn này đã tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm, nó đủ sức để soi đường, chỉ lối, dẫn dắt đến tương lai tươi sáng đối với những ai đang lầm đường lạc lối. 


Dàn ý cảm nhận diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào

Cảm nhận diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích sau, từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. … Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩa rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.”

Gợi ý đáp án: 

Mở bài

- Dẫn dắt: 

- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã miêu tả tâm trạng của Tràng và thị khi Tràng dẫn thị về nhà mình. Từ đó, đoạn trích đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

Thân bài

1. Khái quát: 

- Khái quát tác giả (nếu mở bài gián tiếp). Khái quát về tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn và nền văn học). (Viết thành một đoạn) - Tóm tắt để đến đoạn trích cần phân tích. (Viết thành một đoạn) 

2. Phân tích đoạn trích (mỗi luận điểm viết thành một đoạn) 

- Luận điểm 1: Niềm hạnh phúc của Tràng sau khi được hưởng hạnh phúc lứa đôi 

- Luận điểm 2: Sự xúc động của Tràng khi chứng kiến “giang sơn” thay đổi 

- Luận điểm 3: Khi chứng kiến cảnh tượng rất đơn giản, bình thường, Tràng đã có sự hồi sinh trong tâm hồn, trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ: 

- Luận điểm 4: Tràng đã nhận ra sự thay đổi của thị, niềm hạnh phúc của mẹ 

- Luận điểm 5: Tiểu kết: + Đoạn văn khá đặc sắc, đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của Tràng trong niềm hạnh phúc trào dâng. +Góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

3. Đánh giá: 

- Luận điểm 1: Đánh giá về nội dung: Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã miêu tả tâm trạng của Tràng rất tinh tế, sâu sắc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người trong nạn đói cũng không từ bỏ khát vọng sống, vẫn luôn tìm được lí do để vươn lên cái đói, cái khát, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Đây là điểm sáng trong cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. Chính điều này tạo nên điểm sáng nhận văn, thứ ánh sáng đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ. 

- Luận điểm 2: Đánh giá về nghệ thuật: Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa; đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, bằng tấm lòng của một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”.

- Luận điểm 3: Nâng cao kiến thức lí luận văn học: HS có thể bàn về mối quan hệ giữa văn học và đời sống/ bàn về phong cách nhà văn/ 

4. Nhận xét về lệnh phụ (Giá trị nhân đạo) 

* Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm - Giải thích: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người. 

- Biểu hiện: + Tác phẩm thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của con người trong nạn đói. + Lên án, tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy con người vào nạn đói thảm khốc. + Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, niềm khát vọng hạnh phúc của những con người đang đứng bên bờ vực cái chết + Tác giả đã chỉ ra con đường thoát khỏi cái đói để giữ gìn hạnh phúc mong manh đó là con đường đi theo Đảng làm cách mạng. 

- Đánh giá: Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tấm lòng đôn hậu yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đúng như báo Online Tuổi trẻ đã khẳng định: “Từ trong bóng tối của hoàn cảnh, Kim Lân muốn toả sáng một chất thơ đặc biệt của hồn người. Mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là một phép đòn bấy cho mảng sáng của tình người tỏa ra ánh hào quang đặc biệt của một chủ nghĩa nhân văn thiết tha, cảm động. (Báo online Tuổi trẻ - Chuyên đề 4: Văn xuôi kháng chiến) Chính giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và cao cả đã tạo nên sức sống mãnh liệt của truyện ngắn Vợ nhặt, tác phẩm đã chạm đến trái tim bạn đọc nhiều thế hệ, đã làm hồi sinh những trái tim chai sạn trước sương gió cuộc đời. 

Kết bài

- Đoạn văn đã cho chúng ta thấy được sự trưởng thành của Tràng được nảy mầm ngay trong hoàn cảnh khốn cùng, bi đát. - Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng được coi là một kiệt tác của văn xuôi kháng chiến. Từ điểm nhìn cận cảnh về cuộc sống tối sầm của những con người trong đói khát, Kim Lân đã mở ra ánh sáng chói chang của buổi sáng ngày hôm sau tạo nên một kết thúc mở đầy ý nghĩa. Trong truyện ngắn Vợ nhặt còn một điểm nhìn rất nhân văn, điểm nhìn này đã tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm, nó đủ sức để soi đường, chỉ lối, dẫn dắt đến tương lai tươi sáng đối với những ai đang lầm đường lạc lối. 


Dàn ý cảm nhận đoạn văn sau để thấy được vẻ đẹp của bà cụ Tứ trong đoạn Bữa cơm ngày đói trong thật thảm hại

Cảm nhận đoạn văn sau để thấy được vẻ đẹp của bà cụ Tứ. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng đối thoại của nhà văn Kim Lân trong đoạn trích.

“Bữa cơm ngày đói trong thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo. … Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn lên vào tâm trí mọi người.”

Gợi ý đáp án: 

Mở bài

- Dẫn dắt: - Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã miêu tả bữa cơm ngày đói rất thảm hại, qua đó ta thấy được tấm lòng đôn hậu, giàu lòng yêu thương con của bà cụ Tứ cùng với nghệ thuật xây dựng đối thoại đặc sắc của nhà văn Kim Lân. 

Thân bài

1. Khái quát: - Khái quát tác giả (nếu mở bài gián tiếp). Khái quát về tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn và nền văn học). (Viết thành một đoạn) - Tóm tắt để đến đoạn trích cần phân tích. (Viết thành một đoạn) 

2. Phân tích đoạn trích (mỗi luận điểm viết thành một đoạn) 

- Luận điểm 1: Bữa cơm ngày đói thảm hại: + Mẹt rách + Độc một lùm rau chuối thái rối + Một đĩa muối + Một nồi cháo loãng lõng bõng. 

- Luận điểm 2: Không khí bữa cơm rất vui vẻ, đấm ấm, mọi người ăn đều rất ngon lành. + Cả nhà đều ăn ngon lành + Bà cụ Tứ kể toàn chuyện vui, chuyện sung sướng. + Tràng vâng rất ngoan ngoãn + Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. 

- Luận điểm 3: Chi tiết nồi chè khoán, hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của tình mẫu tử thiết tha, cảm động: + Vốn là người từng trải, lại là người cầm tay hòm chìa khóa => bà cụ Tứ hiểu con người ta dễ nhận ra cái đói, dễ đối mặt nhau trong bữa ăn. + Để kéo dài niềm vui cho các con, bà cụ Tứ đã chuẩn bị một nồi chè khoán rất công phu: ==> Từ cách cải danh “chè khoán”: một cái tên rất mĩ miều. ==> Bà bí mật; hứa hẹn: Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. ==> Cách chạy: lật đật, lễ mễ => Cách rao, mời chào: Chè khoán. Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. ==> Cách cười đon đả, hì => rất tin => Thứ thức ăn tầm thường dùng cho gia súc nhưng qua bàn tay, giọng điệu, cử chỉ của bà cụ Tứ đã trở thành món ăn đặc biệt. => Bà đã nêm gia vị của tình mẫu tử => bà chính là biểu tưởng của tình người tình mẫu tử. Đối với Tràng và thị món ăn này đặc biệt hơn cả sơn hào, hải vị => món ăn ko bao giờ quên trong lòng họ. ==> Chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả. ==> Quả thực chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. 

- Luận điểm 4: Cách ăn của Tràng và thị, đặc biệt là của thị khi được bà cụ Tứ đưa cho chè khoán. + Mặc dù là món cháo cám rất khó ăn, thị vẫn và điềm nhiên => cách ứng xử rất tế nhị, văn hóa. + Khi ăn cháo cám họ đánh tránh nhìn mặt nhau ==> Trong hoàn cảnh đói khát, trước tấm lòng cao đẹp của người mẹ, Tràng và thị đã tinh tế hơn, trưởng thành hơn. Đây là chi tiết rất nhỏ nhưng được Kim Lân miêu tả rất tinh tế. Ranh giới giữa người và vật rất mong manh, nhưng tình yêu thương đã giúp họ có cách ăn, cách ứng xử rất Người. 

- Luận điểm 5: Tiểu kết: + Đoạn văn rất đặc sắc, đã diễn tả tinh tế tấm lòng của bà cụ Tứ dành cho các con. + Trong đoạn văn, đã miêu tả hoàn cảnh rất thảm hại của bữa cơm đón nàng dâu mới. Mặc dù cái đói khát tối sầm đang bủa vây gia đình bà cụ Tứ, nhưng bà vẫn tìm cho mình lí do, niềm tin để vươn lên trên cái đói, cái thảm đảm để mà vui, mà hi vọng. + Góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

3. Đánh giá: 

- Luận điểm 1: Đánh giá về nội dung: Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã rất thành công khi khắc họa nhân vật bà cụ Tứ. Trong hoàn cảnh khó khăn, tình huống éo le, bà vẫn tìm cho mình một cách ứng xử rất phù hợp, sâu sắc. Bà cụ Tứ xuất hiện càng làm ngời sáng chân lí “trên thế giới có rất nhiều kì quan, nhưng kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ”. Bà cụ Tứ là một hình ảnh đẹp, thể hiện cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân rất nhân văn. Chính điều này tạo nên điểm sáng trong cách tiếp cận ấy đã tạo nên thứ ánh sáng nhân văn đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ. 

- Luận điểm 2: Đánh giá về nghệ thuật: Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa; đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, bằng tấm lòng của một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”. - Luận điểm 3: Nâng cao kiến thức lí luận văn học: HS có thể bàn về mối quan hệ giữa văn học và đời sống/ bàn về phong cách nhà văn/ 

4. Nhận xét về lệnh phụ (nghệ thuật đối thoại sinh động, hấp dẫn) 

Kết bài

- Đoạn văn đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của bà cụ Tứ, biểu tượng cao đẹp cho tình người, tình mẫu tử. 

- Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng được coi là một kiệt tác của văn xuôi kháng chiến. Từ điểm nhìn cận cảnh về cuộc sống tối sầm của những con người trong đói khát, Kim Lân đã mở ra ánh sáng chói chang của buổi sáng ngày hôm sau tạo nên một kết thúc mở đầy ý nghĩa. Trong truyện ngắn Vợ nhặt còn một điểm nhìn rất nhân văn, điểm nhìn này đã tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm, nó đủ sức để soi đường, chỉ lối, dẫn dắt đến tương lai tươi sáng đối với những ai đang lầm đường lạc lối. 

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question