image hoi dap
image hoi dap

Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật người Cha trong câu chuyện Chiếc bánh mì cháy

icon-time30/4/2024

Đề bài: Phân tích đặc điểm nhân vật người Cha trong câu chuyện Chiếc bánh mì cháy

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
"Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
-----


Bài học rút ra câu chuyện Chiếc bánh mì cháy

Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng... sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông - bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Truyện cực ngắn Miếng bánh mì cháy là bài học về sự cảm thông giữa con người với con người.


Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật người Cha trong câu chuyện Chiếc bánh mì cháy


1. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật người cha trong truyện.

- Nêu khái quát ấn tượng ban đầu về nhân vật.


2. Thân bài

Nêu và phân tích những đặc điểm của người cha trong câu chuyện

*Tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện:

- Trong bữa ăn, người mẹ dọn lên những miếng bánh mì cháy khét. Người cha ăn những miếng bánh mì ấy và coi như không có gì xảy ra.

- Khi người mẹ xin lỗi vì đã làm cháy bánh mì, người cha đã chủ đọng nói rằng mình thích bánh mì cháy.

- Khi đứa con hỏi có phải cha thực sự thích bánh mì cháy không, ông đã giảng giải cho con hiểu rằng cần phải cảm thông với những sai lầm của người khác...

=> Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại giúp nhân vật người cha thế hiện rõ tính cách, phẩm chất của mình.

* Nhân vật người cha trong câu chuyện là người có tấm lòng bao dung, độ lượng, biết cảm thông với những sai sót của người khác.

Khi người mẹ dọn ra bàn những miếng bánh mì nướng cháy, không phải cháy bình thường mà cháy đen như than. Người cha đã chủ động ăn miếng bánh mì cháy và hỏi con về những việc xảy ra ở trường như không có chuyện gì xảy ra.

- Khi người mẹ xin lỗi vì đã làm cháy bánh mì. Người cha ôn tồn nói: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Câu nói ấy của người cha đã giúp người mẹ nhẹ lòng, xóa tan đi cảm giác áy náy vì cảm thấy có lỗi... - Người cha không trách mắng vợ mình vì ông biết bà đã làm
việc cả ngày vất vả, mệt nhọc. Ông đã thấu hiểu và cảm thông với sai sót của vợ. Ông biết rằng những lời chê bai, trách móc sẽ gây tổn thương cho người khác. Lời nói của ông với vợ thể hiện rõ tình yêu thương, lòng bao dung, độ lượng và cảm giác ấm áp cho người vợ cũng như cả gia đình.

* Nhân vật người cha là một hình mẫu lí tưởng trong cách ứng xử có văn hóa, đúng mực, xứng đáng là trụ cột gia đình, là tấm gương cho con cái và mọi người noi theo.

Gặp tình huống khó xử trong bữa ăn, ông đã có cách ứng xử thật hợp lí, mang đầy tình yêu thương và tính nhân văn: không làm cho vợ khó xử và giúp con thấy được một bài học đáng quý trong cách ứng xử.

- Người cha giúp con hiểu được những bài học đáng quý trong cuộc sống, không một ai trong cuộc đời hoàn hảo, vì vậy phải biết chấp nhận những sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Nên cảm thông với khiếm khuyết của người khác vì “Đỏ là chìa khóa quan trọng nhất tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững".

Ông sẵn sàng chấp nhận những sai sót của vợ, cảm thông với nỗi vất vả nhọc nhằn của vợ; giúp vợ cảm nhận được tình yêu thương, sự chia sẻ. Ông chính là chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống cho cả gia đình, một người chồng, người cha tuyệt vời...

* Đánh giá chung

- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: 

+ Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật người cha hiện lên qua cái nhìn đầy khâm phục của người con, ngôi thứ nhất tạo cảm giác chân thực, độ tin cậy cao cho người đọc. 

+ Nhân vật người cha được khắc họa rõ nét qua hành động, lời nói, để lại cảm xúc ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

+ Cách đặt nhan đề thú vị, gợi sự tò mò cho người đọc khám phá câu chuyện...

- Ý nghĩa hình tượng nhân vật

+ Nhân vật người cha là tấm gương sáng về lòng vị tha, bao 1 dung, độ lượng, về tình yêu thương, trân trọng gia đình...

+ Cách cư xử, lời nói, hành động của nhân vật thể hiện một lối sống nhân văn cao đẹp, ấm áp tình người...

* Học tập được từ nhân vật

Phải biết bao dung trước lỗi lầm, khiếm khuyết của người khác, nhất là những người thân yêu trong gia đình... - Luôn trân trọng, yêu thương mọi người, luôn sống đẹp, sống nhân văn từ lời nói, việc làm...


3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa câu chuyện và liên hệ bản thân...

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question