image hoi dap
image hoi dap

Dàn ý Phân tích khổ 1 bài thơ Việt Bắc

icon-time2/1/2023

Với tám câu thơ đầu tiên, Tố Hữu đã tái hiện không khí chia tay đầy lưu luyến của buổi chia ly người đi – kẻ ở. Sau đây mời các bạn cùng Topbee đi lập dàn ý cho khổ 1 bài thơ Việt Bắc nhé!


Dàn ý Phân tích khổ 1 bài thơ Việt Bắc - Mẫu số 1

I. Mở bài 

- Tố Hữu - một nhà thơ luôn đi đầu trong nền thơ ca văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn đạm tính dân tộc, được gắn liền với những hình ảnh, sự kiện lịch sử nổi bật của nước nhà.

Dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Việt Bắc - mẫu số 1

II. Thân bài 

Với tám câu thơ đầu tiên, Tố Hữu đã tái hiện không khí chia tay đầy lưu luyến của buổi chia ly người đi – kẻ ở. 

* Khúc dạo đầu được khơi gợi nỗi lòng của những người ở lại:

" Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn"

- Một loạt các câu hỏi tu từ : "Mình về mình có nhớ ta?", "Mình về mình có nhớ không?" => xoáy sâu vào nỗi nhớ khôn nguôi của người ở lại.

- Khoảng thời gian "Mười lăm năm ấy" là những ngày tháng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ của các chiến sĩ cách mạng cùng nhân dân miền Tây Bắc.

- Hình ảnh "cây", "núi", "sông", "nguồn" – gợi không gian quen thuộc => ẩn dụ cho tình nghĩa thủy chung sâu nặng .

* Cuộc đối thoại trữ tình được tiếp nối qua lời đáp những cán bộ chiến sĩ cách mạng:

"Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."

- Đại từ "ai" kết hợp với từ láy "tha thiết" => nhấn mạnh vào tâm tư, tình cảm đặc biệt của người ra đi.

- Nỗi nhớ được xoáy sâu hơn qua một loạt các tính từ miêu tả cảm xúc "bâng khuâng", "bồn chồn" 

- "Áo chàm" - màu áo đặc trưng của nhân dân mảnh đất Việt Bắc. 

- Cuộc chia ly diễn ra trong sự bồi hồi xúc động, cảm xúc dường bị nén lại khi: "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay".

III. Kết bài

Với giọng thơ tâm tình, tha thiết và việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ, câu chuyện cách mạng lịch sử đã hiện lên chân thực qua các trang thơ của tác phẩm "Việt Bắc".

Nêu cảm nghĩ của bản thân.


Dàn ý Phân tích khổ 1 bài thơ Việt Bắc – Mẫu số 2 

Dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Việt Bắc – mẫu số 2 

I. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc, khổ 1 bài thơ 

II. Thân bài

- Khổ 1 đã thể hiện rõ nét tâm trạng bồi hồi, lưu luyến trong buổi chia tay giữa kẻ ở và người

 “Mình về mình có nhớ ta”

- “Mình” là chỉ người ra đi,  “ta” chính là kẻ ở lại. Câu hỏi là lời của người ở lại hỏi người ra đi rằng khi về xuôi rồi người còn có nhớ đến ta không? Cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc thường xuất hiện trong các câu ca dao, dân ca => Tình cảm gắn bó thân thiết đong đầy thương yêu của đồng bào Việt Bắc đối với các chiến sĩ cách mạng.

“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

- “Mười lăm năm” là từ chỉ thời gian, khoảng thời gian không ngắn cũng chẳng dài nhưng người cán bộ và đồng bào nơi đây đã cũng nhau vượt qua bao khó khăn gian khổ 

 “Mình về mình có nhớ không”

- Câu hỏi tu từ vang lên như một lời nhắc nhở, kẻ ở muốn nhắc nhở người đi dù về xuôi cũng vẫn hãy nhớ đến Việt Bắc

“Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

- Lời gợi nhắc người chiến sĩ cách mạng là dù có đã rời đi nhưng đừng quên những ngày tháng chúng ta đã cùng nhau vượt qua khó khăn vất vả để làm nên những chiến thắng lịch sử vang dội. 

 “Tiếng ai tha thiết bên cồn"

- Đại từ nhân xưng “ai”, từ láy “tha thiết” góp phần làm cho tiếng gọi đó đó vang vọng và sâu lắng hơn.

“Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”

- Từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” diễn tả tâm trạng của người ra đi. “Bâng khuâng” là một trạng thái lưu luyến không nỡ, nó khiến cho con người ta cảm thấy day dứt, khó chịu ,“bồn chồn”  chỉ sự không yên tâm như vẫn còn đang lo lắng điều gì đó. 

“Áo chàm đưa buổi phân li"

- “Áo chàm” là màu áo nâu, là màu áo đặc trưng của người nông dân chăm chỉ, cần mẫn, họ lao động cực nhọc, vất vả quanh năm suốt tháng để phục vụ cho cách mạng. 

“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

- Không phải không có gì để nói mà là có quá nhiều điều muốn nói nhưng không thể nói thành lời . tình cảm của họ quá sâu đậm,, không có lời nào có thể diễn tả được.

III. Kết bài 

- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân dành cho tác phẩm.

----------------------------------

Trên đây là một số các dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Việt Bắc do Topbee biên soạn và sưu tầm, rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo.

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question