image hoi dap
image hoi dap

Dàn ý phân tích nhân vật Việt qua lời kể chuyện, điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình

icon-time6/11/2023

Chiến tranh đã lấy đi không ít nước mắt và gian khổ của người dân từ đó đã nói lên sức mạnh và sự hồn nhiên của những người lính trẻ qua nhân vật Việt trong bài Những đứa con trong gia đình. Hãy cùng Topbee viết dàn ý chi tiết về nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình


Dàn ý phân tích chi tiết nhân vật Việt qua lời kể chuyện, điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình

a. Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình

+  Nguyễn Thi đã gắn liền với mảnh đất Nam Bộ, tác phẩm của ông đã khắc họa lên những con người nơi đây với dáng vẻ hồn nhiên, và yêu quê hương…

+ “Những đứa con trong gia đình” là một trong những kiệt xuất của ông khi trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 

- Trong đó nhân vật Việt là một trong những nhân vật chính quan trọng của truyện hiện lên với những phẩm chất đức tốt đẹp của người dân Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chồng Mĩ

- (Có thể mở bài gián tiếp như sau: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy” Bác Hồ đã từng nói điều đó vào đầu thời kì của cuộc chiến tranh, để đáp lại điều đó các nhà văn phải là “những người thư kí trung thành của thời đại”. Ôm trọn lấy mình để viết nên những trang lịch sử đó thể hiện những người nông dân nhiệt huyết hồn nhiên tham gia chiến đấu, tác giả Nguyễn Thi đã nói lên mảnh đất Nam Bộ với những con người của thế hệ trẻ qua bài “Những đứa con trong gia đình” với nhân vật Việt phẩm chất lại cao cả hơn thế nữa. Từ đó thấy rõ hơn về con người Việt với lời nói và cách nhìn nhận về cuộc sống lúc đó.)  

Dàn ý phân tích nhân vật Việt qua lời kể chuyện, điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình

b. Thân bài:

- Khái quát nội dung truyện: Truyện Những đứa con trong gia đình được kể qua những hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt bị trọng thương, thất lạc các đồng đội của mình. Truyện kể linh hoạt không bị xáo trộn vào nhau kể có không gian theo trình tự thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nhưng nhân vật Việt hiện lên rõ nhất với tính tình và tâm trạng đồng thời với tình cảm yêu nước hy sinh cho chiến đấu.

Phân tích nhân vật Việt

Luận điểm 1: Việt là người dũng cảm gan dạ có tinh thần chiến đấu

+ Việt sinh ra trong một gia đình có tình yêu nước sâu sắc và gắn bó với cách mạng

+ Thừa hưởng tình yêu cách mạng từ gia đình có  ý thức chiến đấu bất khuất anh hùng dũng cảm không run sợ trước chiến tranh

+ Ngay từ nhỏ đã dám “xông vào đá thằng giặc giết cha mình”

+ Lớn tranh giành đi tòng quân với chị Chiến mặc dù chưa đủ tuổi

+ “Dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc”

+ Mặc dù bị thương nhưng Việt vẫn luôn mạnh mẽ xung phong 

+ “Tao sẽ chờ mày…mày là thằng chạy”

+ “Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm xâu thẳm nghe tiếng súng đồng đội từ nơi xa, Việt đã cố gắng bò về hướng đó”

+ Mối thù đã khích lệ tinh thần của Việt phải dũng cảm và mạnh mẽ hơn trong chiến đấu, bởi chính họ đã lấy đi mạng sống của người ruột thịt Việt hay còn những người dân của Việt Nam nữa

Luận điểm 2: Việt là người có tinh thần đồng đội cao cả luôn nghĩ về đồng đội của mình

+ “Anh Tánh của mình chắc chắn ở đó, đơn vị của mình ở đó” dường như đã là một gia đình không thể dời xa khi nhớ về anh Tánh và đơn vị không để cho giặc cướp đi những đồng đội và nơi mình đóng quân ở đó. 

+ “Cái cằm nhọt hoắt nhìn ra cua anh Tám, nụ cười và cùng với cái nheo mắt của anh Công mỗi lần mà anh động viên Việt tiến lên…. Các anh chờ Việt một chút!” những hình ảnh đó càng thúc dục Việt phải mạnh mẽ vượt qua vì họ đã ở bên Viết lúc khó khăn nhất, động viên Việt khi gặp chấn thương họ dường như là anh em tốt của Việt.

+ Không nghĩ về bản thân mà lo đồng đội của mình cố gắng hết sức để có thể bảo vệ họ một cách an toàn, một người lính trẻ vô cùng táo bạo nhưng vô cùng dũng cảm hy sinh. 

Luận điểm 3: Việt là người giàu tình cảm yêu thương gia đình

- Tình cảm với chị

+ Mẹ mất chị Chiến dường như là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho Việt

+ Việt yêu thương chị mình hết lòng, “chị giống in như ba má” vì đã chăm sóc Việt tận tình 

+ Lúc khiêng bàn thờ bỗng dung Việt thấy “thương chị lạ” lúc đó mối thù càng hiện sau hơn trên vai Việt

- Tình cảm dành cho chú Năm

+ “Chú Năm từ nhỏ đã hay bênh Việt”

+ Chú thường hay hò về những chiến công của mỗi khi chiến tranh đi qua Việt càng cảm nhận sâu hơn về tình cảm chú cháu

- Tình cảm đối với mẹ

+ Mẹ luôn hiện hữu trong đêm thu xếp chuyện gia định Việt cảm nhận như “má đã về đâu đây” 

+ Khi Việt bị thương mẹ như vỗ về an ủi vậy, lo toan luôn ân hiện trong trí nhớ Việt

+ Hồi tưởng tới quá khứ với bao kỉ niệm ngọt ngào, Việt yêu thương ba mẹ vô bờ bến có lúc Việt ước là có được ba má bên cạnh mình. Nhưng chính chiến tranh đã cướp đi người thân yêu của Việt nhất mối thù đó khiến Việt phải dũng cảm mạnh mẽ đi lên bằng chính đôi chân của mình mà không đắn đo run sợ bất cứ điều gì.

+ Một cậu bé vô tư hồn nhiên trong sáng, luôn thích những trò chơi hiếu động như bắn chim câu cá… chiến tranh đã lấy đi những khoảnh khắc vốn được vô tư như đó mà nay đã phải ấp ủ thù hận trong đầu. 

- Nghệ thuật xây dựng

+ Nhân vật sắc nét qua những ngôn ngữ hình ảnh đầy hồn nhiên sống động thực với lúc đó

+ Ngôn ngữ mang đậm nét của người dân Nam Bộ

+ Lời độc thoại đối thoại vô cùng phong phú đưa câu chuyện tới đỉnh điểm rồi lại gỡ nút

+ Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

c. Kết bài: 

- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình.

- Từ đó thấy được phẩm chất của con người trong thời kì chiến tranh

- Nhận xét về cảm xúc của mình khi đọc xong bài và đánh giá về nhân vật Việt

Hà Ngọc Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question