image hoi dap
image hoi dap

Dàn ý Phân tích Việt Bắc đoạn 3 học sinh giỏi

icon-time6/1/2023

Sau cuộc kháng chiến trường kì, hòa bình trở về trên miền đất Bắc. Bấy giờ, Trung ương, Chính phủ đã quyết định rời khu Việt Bắc trở về thủ đô, đồng nghĩa với việc người cán bộ cách mạng phải giã từ miền núi trở về đồng bằng. “Việt Bắc" như một khúc hát tâm tình về nghĩa tình thủy chung của cả những cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc trong thời điểm đáng nhớ ấy.


Dàn ý Phân tích Việt Bắc đoạn 3 học sinh giỏi 

I. Mở bài 

- Tác giả 

+ Tố Hữu được tôn vinh là “ Một viên ngọn trong nền văn hóa Việt Nam” thật vậy, bởi Tố Hữu ông một nhà thơ lớn, đã có rất nhiều những đóng góp to lớn, có giá trị sâu sắc cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà.

- Tác phẩm 

+ Việt Bắc- một bản tình cà ngọt ngào mà sâu lắng, là tác phẩm tiêu biểu cho hồn và phong cách thơ Tố Hữu, bằng tình yêu thương và nỗi nhớ da diết với mảnh đất này, Tố Hữu đã làm viết nên một đỉnh cao gây thương nhớ biết bao trong lòng người đọc

II. Thân bài

* Đoạn 3 bài Việt Bắc: Nỗi nhớ về lời ước hẹn và cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ mà thơ mộng nơi núi rừng Tây Bắc. 

- Bốn câu thơ đầu: kẻ đi đã bộc bạch tình cảm của mình, dù đã đi xa nhưng sẽ không quên câu ước hẹn thề của ta và người

- Sáu câu thơ sau: Khắc họa nỗi nhớ da diết của người chiến sĩ về cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống bình dị ở mảnh đất Việt Bắc thân thương này.

II. Kết bài

Cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm, đoạn trích.

Dàn ý Phân tích Việt Bắc đoạn 3 học sinh giỏi

Phân tích Việt Bắc đoạn 3 học sinh giỏi

Việt Bắc được viết nên từ một dòng cảm sâu lắng, nỗi nhớ sâu sắc về một mảnh đất, về một miền quê đã bao bọc cách mạng từ những ngày đầu thành lập. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1954 nhân sự kiện trọng đại của dân tộc: 

“ Chín năm làm một Điện Biên

 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” .

Sau cuộc kháng chiến trường kì, hòa bình trở về trên miền đất Bắc. Bấy giờ, Trung ương, Chính phủ đã quyết định rời khu Việt Bắc trở về thủ đô, đồng nghĩa với việc người cán bộ cách mạng phải giã từ miền núi trở về đồng bằng. Bài thơ như một khúc hát tâm tình về nghĩa tình thủy chung của cả những cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc trong thời điểm đáng nhớ ấy.

Đoạn thơ thứ 3 này, Tố Hữu đã bày tỏ nỗi nhớ sâu nặng với quê hương Cách mạng. Người về xuôi cất lên lời thề về tình cảm thủy chung son sắt của mình, thấm đượm tình nghĩa tri âm sâu nặng với đất và người nơi đây.

“ Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.

Tố Hữu lựa chọn cách xưng hô giản dị, thân mật thường thấy trong những bài dân ca, những câu giao duyên, với việc sử dụng đại từ nhân xưng “ mình- ta” được lặp đi lặp lại và đảo vị trí cho nhau gợi sự gần gũi, thân tình, hòa quyện giữ người đi- kẻ ở. Những vần thơ vang lên như một lời khẳng định sâu sắc, kể cả khi sông cạn, đá mòn nhưng lòng ta trước sau vẫn như một, tình cảm ta dành cho người mãi mãi không đổi thay. 

Phân tích Việt Bắc đoạn 3 học sinh giỏi

Nếu những câu thơ ở trên là về lời thề nghĩa tình sâu nặng thì sáu câu thơ sau là nỗi nhớ tha thiết về thiên nhiên, cảnh vật chiến khu Việt Bắc tuy mộc mạc đơn sơ mà nhưng khiến người cách mạng không thể nào ngừng nhớ thương.

“ Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khỏi cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.

Những câu thơ ấy như một bản tình ca, ngân nga về nỗi nhớ thiên nhiên, về nỗi nhớ con người của kẻ đã rời nơi chiến khu. Câu thơ thứ nhất hiện lên gợi nỗi nhớ dạt dào, tha thiết , qua phép so sánh, Tố Hữu đã ví nỗi nhớ dành cho “Việt Bắc” hệt như là nỗi nhớ dành cho “ người yêu”, chuyện tình nghĩa cách mạng nhưng lại thành chuyện tình cảm nam nữ, chuyện chung mà lại thành chuyện riêng tư. Điệp “nhớ” kết hợp cùng các hình ảnh “ trăng lên đầu núi”, “ nắng chiều lưng nương”, “ bản khói cùng sương” đã diễn tả hình ảnh Việt Bắc trong tâm trí nhà thơ tuy chỉ là những cảnh vật mộc mạc bình dị nhưng đã khắc sâu trong tâm trí nhà thơ không thể nào phai. Hình ảnh người nhân dân Việt Bắc cần mẫn, chăm chỉ trong lao động đã được thể hiện qua câu thơ: “ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” . Hai chữ “ Nhớ từng” được Tố Hữu sử dụng độc đáo và gợi cảm, gợi một nỗi nhớ chi tiết, rõ ràng đến từng địa danh mà người chiến sĩ đã hành quân qua. Từng kỉ niệm ân nghĩa giữa người cán bộ với con người, mảnh đất Tây Bắc cứ dần dần hiện lên. Qua những trang thơ ấy, người chiến sĩ về xuôi đã bày tỏ tấm lòng gắn bó, đong đầy yêu thương, và cũng ngầm khẳng định rằng: dù thời gian sẽ trôi qua, dù cuộc đời có đổi thay, nhưng lòng của ta cũng sẽ không bao giờ đổi thay, ta sẽ mãi nhớ về người, nhớ về những kỉ niệm mà chúng ta đã cùng vượt qua.

Theo dòng lịch sử, một chặng đường gian khổ đã khép lại. Việt Bắc- tác phẩm là tấm lòng của bao chiến sĩ dành cho mảnh đất Việt Bắc- cái nôi của cách mạng- nơi đã đùm bọc che chở cho cách mạng trong những tháng ngày kháng chiến đầy gian truân, vất vả. Bài thơ đã để lại bao cảm xúc rung động trong lòng những bạn đọc, qua đó càng khiến chúng ta thêm biết ơn và tự hào về thế hệ cha ông ta, về tinh thần kháng chiến anh dũng, hào hùng đã làm nên những chiến công vang dội đất trời. 

-----------------------------------

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích Việt Bắc đoạn 3 học sinh giỏi do Topbee biên soạn, hi vọng đã cung cấp những tri thức cần thiết giúp các em viết bài văn tốt hơn. Cảm ơn các em đã tham khảo, chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question