image hoi dap
image hoi dap

Dàn ý tính chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

icon-time1/1/2023
(1 đánh giá)

Một tiếng thơ đầy bi tráng cùng một hồn thơ lãng mạn, hào hoa, nhà thơ Quang Dũng đã thành công để lại ấn tượng sâu sắc trong tim mỗi độc giả về một thời khói lửa không thể nào quên. Dưới đây là một số các dàn ý tính chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến do Topbee đã tổng hợp và biên soạn, mời các bạn cùng tham khảo nhé!


Dàn ý tính chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến - Mẫu số 1

I. Mở bài 

- Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến.

-  Khái quát về vấn đề cần nghị luận: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng ấy đã góp phần to lớn để làm nên một thi phẩm “Tây Tiến” đọng mãi trong tim bạn đọc.

II. Thân bài 

* Tính chất bi tráng.

– Khái niệm tính chất bi tráng:  Trong các tác phẩm văn học tính chất bi tráng hiện lên ở việc không tránh né hiện thực, miêu tả cái bi, tức cái gian khổ, đau thương của hiện tại. Ở dây, cái bi không mang nghĩa bi lụy mà đó là tinh thần là bi tráng, hào hùng. Là cái chết đó nhưng không mang cái buồn thương yếu đuối mà ngược lái đó là chết thật hào hùng lẫm liệt, cái chết ấy như đã đi vào cõi bất tử. Cái bi thường được biểu hiện ở âm hưởng, giọng điệu, màu sắc tráng lệ mà hào hùng.

* Tính chất bi tráng trong Tây Tiến.

- Trong Tây Tiến, tác giác không hề nhắc tới khung cảnh chiến trường khốc liệt với biết bao bom đạn nhưng qua các câu thơ ta cũng có thể cảm nhận sâu sắc được sự tàn ác của chiến tranh  qua những câu thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…”, “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”... Nhưng vượt lên trên tất cả mọi khó khăn gian khổ, họ vẫn anh dũng chiến đấu và hi sinh, một lòng vì dân vì nước.

=> Qua đây ta thấy được hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, bất khuất, oai phong, lẫm liệt.

- Sự hi sinh của những người đồng đỗi đã được Quang Dũng đã diễn tả không hề bi lụy, đau thương mà lại mang đậm tinh thần bi tráng qua đoạn thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

* Giá trị của tính chất bi tráng.

Cảm hứng bi tráng đã góp phần to lớn trong việc làm nên linh hồn vẻ đẹp độc đáo, hào hùng của những người lính Tây Tiến.

III. Kết bài

- Vẻ đẹp chân dung của đoàn binh Tây Tiến đã được Quang dũng khắc họa rất tài hoa về một thời kì lịch sử hào hùng bi tráng của dân tộc.

- Khẳng định, cảm nhận của em về tính bi tráng trong bài thơ Tây Tiến.

Dàn ý tính chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

 Dàn ý tính chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến - Mẫu số 2

I. Mở bài

- Khái quát chung về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu về tính chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến.

II. Thân bài 

1. Khái quát.

- Tác giả: Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 và mất vào năm 1988. Ông lớn lên tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây nay thuộc địa phận Hà Nội. Ông đã từng là một chiến sĩ cách mạng, gia nhập vào Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- “ Tây Tiến” được viết vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, in trong tập Mây Dầu Ô xuất bản năm 1986.

- Thi phẩm “ Tây Tiến” mang đậm nét hào hùng, bi tráng.

2. Phân tích

- Khái niệm tính chất bi tráng.

- Phân tích những chi tiết mang đậm nét bi tráng trong Tây Tiến.

=> Từ đó, Đã khẳng định khí phách mạnh mẽ của đoàn binh Tây Tiến, họ đã dành cả tuổi trẻ, cả thanh xuân, thậm chí sẵn sàng dâng hiến cả sự sống của mình vì nghĩa lớn của dân tộc. Các chiến sĩ ấy đã ra đi với tất cả lòng say mê, trung thành  của người thanh niên yêu nước,yêu dân tộc, yêu lí tưởng Đảng.  Sự hi sinh của những chàng trai ấy đã làm thấm đẫm tinh thần bi tráng mang đậm chất sử thi. Cũng từ đây, các anh đã hòa quyện vào với sông núi với đất trời để rồi trở thành những hồn thiêng của đất nước

III. Kết bài

Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm gợi nhớ lại một kỉ niệm đẹp của thời kì kháng chiến gian lao, đó là tiếng thơ tràn đầy tinh thần bi tráng của một thời đại hào hùng, rực cháy không thể nào quên.

------------------------------

Trên đây Topbee đã cung cấp tới các bạn một số các dàn ý về tính bi tráng trong bài thơ Tây Tiến để bạn có thể tự viết cho mình một bài văn hoàn chỉnh. Chúc các bạn học tốt và đạt điểm cao trong môn Ngữ Văn! 

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question