image hoi dap
image hoi dap

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn An Giang

icon-time30/5/2024

Ngày 12-3, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang thông qua Kế hoạch tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Theo đó, UBND tỉnh thống nhất Kế hoạch tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông An Giang năm học 2024-2025 theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 604/TTr-SGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2024.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể để các đơn vị trường học, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này và tổ chức tuyên truyền, thông báo đến phụ huynh học sinh các vấn đề liên quan đến việc tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo đúng quy định tại Văn bản số 715/BGDĐT-GDTrH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025.

Theo kế hoạch, thi tuyển vào trường THPT công lập, học sinh làm 03 bài thi viết (Môn Ngữ văn, Toán có thời gian làm bài 120 phút, môn thứ ba sẽ được Sở GDĐT công bố trước khi kết thúc học kỳ II, có thời gian làm bài 60 phút). Môn Ngữ văn và Toán hệ số 2, môn thứ ba hệ số 1.

Thi tuyển vào trường THPT chuyên, học sinh làm 04 bài thi, trong đó 03 bài thi như thi vào trường THPT công lập và 01 bài thi môn chuyên. Thời gian làm bài thi chuyên là 150 phút/môn.

Riêng môn chuyên Tin học làm bài thi lập trình trực tiếp trên máy vi tính, môn chuyên tiếng Anh có thêm phần nghe. Các bài thi không chuyên hệ số 1, bài thi chuyên hệ số 2.

Thời gian tổ chức thi tuyển vào các trường THPT chuyên biệt và các trường THPT công lập sẽ tổ chức cùng thời gian: Dự kiến ngày 03 và 04 tháng 6 năm 2024.

Lịch thi:

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Ghi chú

03/6/2024

Sáng

Ngữ văn

120 phút

 

Chiều

Môn thứ ba

60 phút

 

04/6/2024

Sáng

Toán

120 phút

 

Chiều

Môn chuyên

150 phút

 

Nguồn: Công văn số 1161/VPUBND-KGVX  ngày 12/3/2024 và Kế hoạch số 543/KH-SGDĐT ngày 28/2/2024


Đáp án đề thi vào 10 môn Văn An Giang 2024-2025

 

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính:

Câu 2.

Các nhân vật xuất hiện trong trích trên: nhân vật tôi (Phương Định), chị Thao, Nho.

Câu 3.

Phân loại theo cấu tạo, các câu: "Gió.", "Mưa." thuộc câu đặc biệt.

Câu 4.

- Từ “lúi húi” là từ tượng hình. Từ ngữ diễn tả hình dáng, gợi tả dáng vẻ của chị Thao.

- Từ “lạnh canh” là từ tượng thanh. Từ “lanh canh” diễn tả âm thanh gỗ trên nóc hang.

Câu 5.

Từ “ngôi sao” trong câu “Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố" là danh từ chỉ sự vật. Đây là vật thể xuất hiện trên bầu trời vào ban đêm và phát ra ánh sáng. om

Từ “ngôi sao” trong “Những ngôi sao xa xôi” là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất anh hùng của những nữ thanh niên xung phong.

Câu 6

+ Cô vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá.

+ Cô hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa số, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.

Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.


Đáp án đề thi vào 10 môn Văn An Giang 2023-2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2: 

Danh từ: thầy giáo, học trò.

Động từ: chạy.

Tính từ: khó.

Câu 3: Trong vai họ hàng thầy đã gọi nhân vật tôi là bác.

Câu 4: Nội dung chính của văn bản: Sự tôn trọng của người học trò với người thầy giáo đã có công lớn đào tạo mình.

Câu 5: Trường từ vựng xưng hô: vợ, bác, cậu, mình, chị con.

Câu 6: Câu nói của người chồng cho thấy anh là người tôn sư trọng đạo, trân trọng và tôn quý những gì thầy đã giảng dạy cho mình. Qua đó còn thấy được nhân vật tôi là người sống “biết trước biết sau”, trân trọng, biết ơn công lao người đã dìu dắt mình.

II. LÀM VĂN

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng:

+ Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.

+ Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc ông nghe tin làng mình theo giặc và khi tin ấy được cải chính.

2. Thân bài

a. Khái quát về nhân vật và tình huống của nhân vật ông Hai

- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.

+ Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người.

- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.

b. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc ông nghe tin làng mình theo giặc và khi tin ấy được cải chính.

- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).

- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điều vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).

+ Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như không thở được.

- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con (nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

+ Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai

- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài

+ Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.

→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.

- Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng

“Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.

+ Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.

+ Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác

- Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nỗi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai

- Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng

- Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản)

c. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật

- Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng

- Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.

+ Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân.

3. Kết bài

- Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

- Ông Hai người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.

- Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question