image hoi dap
image hoi dap

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình

icon-time31/5/2024

Theo Quyết định 3893/QĐ-UBND 2023  Tải về, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT, lớp 10 THPT chuyên, lớp 10 phổ thông dân tộc nội trú, lớp 10 giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2024-2025. Trong đó, nêu rõ lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Quảng Bình 2024 diễn ra vào ngày 04/6/2024 với 02 môn thi là Toán và Ngữ văn.

Riêng lịch thi vào lớp 10 THPT chuyên Võ Nguyên Giáp tổ chức thi thêm môn chuyên vào ngày 05/6/2024 môn Tiếng Anh và các môn chuyên.


Đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình 2024-2025

Đang cập nhật


Đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình 2023-2024

Hướng dẫn giải

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2: Các từ láy có trong đoạn trích: líu ríu, ngẩn ngơ.

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:

- Tăng sức gợi hình, gợi tả cho cảnh vật, giúp hình ảnh được miêu tả sinh động như con người => thổi hồn vào thiên nhiên.

- Qua câu thơ cũng cho thấy sự tinh tế, óc quan sát tưởng tượng phong phú của tác giả, từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết.

Câu 4: 

- Tình yêu, sự say mê trước cảnh đẹp của quê hương.

- Sự ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cho quê hương mình.

II. LÀM VĂN 

Câu 1: 

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của tình yêu quê hương.

2. Bàn luận vấn đề

Ý nghĩa của tình yêu quê hương:

- Yêu quê hương là một tình yêu lớn lao, giúp cộng đồng gắn kết, hòa nhập với nhau.

- Cũng từ đó, loại bỏ những ích kỉ của bản thân, giúp cho những giá trị đạo lý truyền thống của dân tộc ngày càng vững, giúp cho đất nước ngày càng phát triển, hưng thịnh.

- Yêu quê hương cũng giúp ta không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương giàu mạnh.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước.

3. Tổng kết

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả.

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn dắt vào vấn đề.

2. Thân bài

Vũ Nương có vẻ đẹp toàn diện:

- Là người có ngoại hình xinh đẹp, “tư dung tốt đẹp”:

- Phẩm chất cao quý:

Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:

-   Đảm đang (khi chồng đi lính):

+ Một mình gánh vác gia đình.

+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.

+ Nuôi dạy con thơ.

-  Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):

+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)

+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.

+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)

+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.

Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:

-  Nết na, thủy chung:

+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.

+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.

+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.

+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

=>  Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.

-  Giàu lòng vị tha:

+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ.

+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.

+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình.

=> Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.

Số phận bất hạnh: Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:

-  Vất vả thể xác:

+ Gánh vác gia đình.

+ Nuôi dạy con thơ.

+ Chăm sóc mẹ già.

-  Cô đơn tinh thần (phải vượt lên):

+ Cảnh sống lẻ loi.

+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.

+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.

Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:

-  Nguyên nhân (của nỗi oan):

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.

+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương bị thử thách, bị lung lay.

+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.

-  Hậu quả (của nỗi oan):

+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.

+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.

Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:

-  Là một cái kết có hậu:

+ Vũ Nương được cứu sống.

+ Được sống bất tử, giàu sang.

+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.

-  Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

=>  Tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

3. Kết bài

VD: Xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương tác giả đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc và niềm trân trọng dành cho người phụ nữ. Đồng thời ông cũng lên án, tố cáo chiến tranh phong kiến, xã hội phong kiến và người đàn ông hà khắc, bất công trong xã hội ấy. Có thể nói, nhân vật Vũ Nương là hình tượng chân thực và sống động nhất mà Nguyễn Dữ đã góp cho văn xuôi trung đại.


Đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình 2022-2023

Hướng dẫn giải

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2:

Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

Câu 3:

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn “Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

- Biện pháp so sánh giúp tăng khả năng biểu đạt của đoạn trích.

- Biện pháp góp phần tái hiện bản chất của cuộc sống, giúp tác giả dễ dàng lý giải về tính chất của cuộc sống.

Câu 4:

Thông điệp cuộc sống nào từ đoạn trích có ý nghĩa đối với em? Vì sao?

Thông điệp có ý nghĩa về cuộc sống – Trong cuộc sống ta luôn phải đối diện với những sai lầm thất bại, điều quan trọng là chúng ta phải biết biến thất bại thành đòn bẩy để hướng tới thành công.

II. LÀM VĂN: 

Câu 1:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống.

- Sự tự tin trong cuộc sống: Là việc con người hiểu bản thân và luôn tin vào chính mình.

- Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống:

+ Sự tự tin giúp bản thân ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn.

+ Sự tự tin giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản.

+ Tự tin giúp ta có những lợi thế trong giao tiếp. Từ đó xây dựng, tạo mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.

+ Sự tự tin về năng lực giúp ta theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì không ngại khó.

+ Sự tự tin là yếu tố hàng đầu dẫn tới thành công.

………

- Liên hệ bản thân, mở rộng.

+ Sự tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự phụ. Sự tự tin luôn đi kèm với sự cầu tiến, ham học hỏi như vậy con người mới trở nên hoàn thiện.

+ Cần cố gắng rèn luyện sự tự tin trong chính bản thân mình.

Câu 2:  

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Viếng lăng Bác.

- Giới thiệu khái quát nội dung đoạn trích: Cảm xúc của nhà thơ về cảnh vật cũng như suy ngẫm của ông khi đến thăm lăng Bác.

2. Thân bài:

a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác (khổ thơ đầu tiên):

- Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.

+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

=> Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.

- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp…thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người VN. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung dành cho Bác.

=> Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.

b. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác (khổ 2):

- Là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.

+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

+ Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.

+ “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

3. Kết bài:

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác.

+ Qua đó, khám phá, ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi.

+ Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào.

+ Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu giá trị tượng trưng.


Đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình 2021-2022

Hướng dẫn giải

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 2: Hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn bản trên: chăm chăm, run run

Câu 3: Theo em, tại sao không nhận được một xu nào từ nhân vật “tôi” mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi"?

“Như vậy cháu đã cho lão rồi” thứ người ăn xin nhận được không phải là tiền bạc mà là chính tình yêu thương qua cái nắm tay của nhân vật tôi.

Câu 4: Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật "tôi" trong câu chuyện trên.

- Nhân vật tôi là người giàu lòng yêu thương, biết giúp đỡ người khác.

- Là người biết cho đi yêu thương, …

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.

- “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

II. Thân đoạn:

- Giải thích ứng xử là gì?

+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

=> Khẳng định tầm quan trọng ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.

- Biểu hiện:

+ Biết lắng nghe, thấu hiểu, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sồng

+ Quan tâm, động viên để họ có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

- Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.

Và ngược lại, những kẻ có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

- Phê phán: những người thờ ơ, thiếu sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống...

- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

III. Kết đoạn

- Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự.

Câu 2:

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác, …)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, …)

– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và hình ảnh người lính.

2. Thân bài:

Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

a. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

=> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.

b. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:

"Áo anh … chân không giày"

NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội

- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"

→ Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.

=> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.

c. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:

- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Trên cảnh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng.-> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội

⇒ Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.

- "Đầu súng trăng treo"

"suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng"

(suy nghĩ của tác giả → hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả.)

  + Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

→ Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question