image hoi dap
image hoi dap

Đất khách mười mùa sương Đọc hiểu

icon-time10/11/2023

Ba-sô là một nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản, vào mười năm cuối đời ông đã khi khắp đất nước để viết thơ Hai-cư. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đất khách mười mùa sương Đọc hiểu nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

1/ Đất khách mười mùa sương

Về thăm quê ngoảnh lại

E do là cố hương

2/ Chim đỗ quyên

hót ở Kinh đô

mà nhớ Kinh đô.

3/ Lệ trào nóng hổi

tan trên tay

tóc mẹ làn sương thu.


Đất khách mười mùa sương Đọc hiểu

Câu 1. Xác định Quý ngữ (từ chỉ mùa) trong 3 bài thơ trên?

Câu 2. Tình cảm gắn bó thiêng liêng của nhà thơ với những nơi mình đã sống thể hiện qua bài thơ 1 và 2 như thế nào?

Câu 3. Bài thơ thứ 3 cho thấy tính cách Ba–sô như thế nào trong vai trò một người con?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lòng hiếu thảo trong cuộc sống hôm nay.

Đất khách mười mùa sương Đọc hiểu

Trả lời đề Đất khách mười mùa sương Đọc hiểu

Câu 1.

- Quý ngữ (từ chỉ mùa) trong 3 bài thơ trên:

+ Bài 1: mùa sương (mùa thu)

+ Bài 2: chim đỗ quyên (mùa hè)

+ Bài 3: sương thu (mùa thu)

Câu 2.

- Tình cảm gắn bó thiêng liêng của nhà thơ với những nơi mình đã sống thể hiện qua bài thơ 1 và 2 được thể hiện:

+ Bài 1: Cho thấy tình cảm của Ba-sô đối với hai mảnh đất gắn liền với cuộc đời ông. Một bên là quê hương thân yêu, còn một bên là Ê-đô nơi ông đã sinh sống và làm việc hơn mười năm trời. Có thể nói, Ê-đô cũng đã trở thành quê hương thứ hai của nhà thơ Ba-sô.

+ Bài 2: Thời trẻ, Ba-sô sinh sống ở kinh đô Ki-ô-tô, sau này ông lên Ê-đô. Khi trở lại kinh đô cũ, nghe tiếng đỗ quyên hót, Ba-sô lại chạnh lòng nhớ đến Ê-đô nơi đã gắn liền với ông hơn mười năm. Đây cũng là tình cảm gắn bó với cả hai miền đất, cho dù đó không phải là nơi ông được sinh ra.

Câu 3.

- Bài thơ thứ ba cho thấy rằng Ba-sô là một người con có hiếu. Điều này thể hiện rất rõ trong niềm tiếc thương vô hạn của thi nhân với người mẹ đã quá cố của mình. Cầm trên tay di vật của mẹ mà lệ trào nóng hổi.

Câu 4.

- Hình thức: Đảm bảo về số câu, không gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Lối hành văn trong sáng, trôi chảy

- Nội dung: Từ tấm lòng hiếu thảo của Ba-sô, thí sinh bày tỏ suy nghĩa chân thành về lòng hiếu thảo trong cuộc sống hôm nay. Lòng hiếu thảo là gì? Ý nghĩa của lòng hiếu thảo? Những biểu hiện của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Qua đó rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question