image hoi dap
image hoi dap

Điệp ngữ (ví dụ, tác dụng, sơ đồ tư duy)

icon-time16/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phép tu từ Điệp ngữ (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng biện pháp tu từ Điệp ngữ đạt điểm cao trong bài tập làm văn.


Điệp ngữ là gì ?

- Khái niệm: Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.

- Sự lặp lại của các từ, các cụm từ hoặc câu được gọi là điệp ngữ. Cũng có một cách để người ta lặp lại một mẫu câu (câu nghi vấn, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh,…) nhiều lần trong cùng một đoạn văn, câu này được gọi là điệp cấu trúc cú pháp.


Phân loại điệp ngữ

- Điệp nối tiếp là dạng điệp ngữ trong câu có chứa các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu nhằm tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

- Điệp ngắt quãng là biện pháp dùng các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong 1 câu văn hoặc cách nhau trong 2, 3 câu thơ của một khổ thơ.

- Điệp vòng (điệp chuyển tiếp) là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn hoặc câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn tiếp theo sau tạo sự chuyển tiếp, gây một cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.


Ví dụ minh họa về điệp ngữ

- Ví dụ về phép điệp nối tiếp:

“Anh đã tìm em rất lâu, rồi rất lâu

Thương em, thương em, anh thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

- “rất lâu” được lặp hai lần trong câu một và “thương em” lặp ba lần liên tiếp trong câu hai nhằm tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, diễn tả nỗi nhớ sâu đậm của tác giả đối với nhân vật “em”.

- Ví dụ về phép điệp ngắt quãng:

“Ta làm 1 con chim hót

Ta làm 1 cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

1 nốt trầm xao xuyến”.

(Thanh Hải)

Từ “ta” trong khổ thơ trên được Thanh Hải lặp lại ba lần ở đầu mỗi câu thơ cho ta thấy rõ được một khát khao to lớn của nhân vật “ta” muốn được hòa mình vào làm mọi điều, mọi việc trong cuộc sống, tác giả rất yêu cuộc sống này.

- Ví dụ về phép điệp vòng:

"Cũng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"

Hai từ "thấy" và "ngàn dâu" được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp. Trong câu đầu tiên, từ thấy dùng để chỉ sự chia tay, sự xa cách làm hai người không còn nhìn thấy nhau trong tầm mắt. Tuy nhiên ở nơi có phong cảnh đó, cái họ nhìn thấy là ngàn dâu. Như vậy, cái thấy ở hai câu mang đến mục đích nhìn khác nhau của hành động.


Tác dụng của điệp ngữ

- Nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc đã có nào đó hoặc là việc lặp lại có mục đích để nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật đã được nhắc tới trong câu.

- Sử dụng để liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu nhằm để sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

- Các từ ngữ lặp đi lặp lại tác dụng khẳng định điều đúng đắn và niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.


Cách nhận biết

- Điệp từ là lặp đi lặp lại 1 từ duy nhất.

- Điệp ngữ là lặp đi lặp lại 1 cụm từ hoặc 1 câu 

- Điệp cấu trúc cú pháp là lặp đi lặp lại một dạng câu duy nhất (câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn, câu hỏi…)


Sơ đồ tư duy của điệp ngữ

Sơ đồ tư duy của điệp ngữ

Bài tập vận dụng

Câu 1: Chỉ rõ từng điệp ngữ (từ ngữ được lặp lại) trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó. (Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)

a) Ai dậy sớm

Đi ra đồng,

Có vừng đông

Đang chờ đón.

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi,

Cả đất trời

(Võ Quảng)

b)

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,

Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

(Thanh Tịnh)

c) Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

d) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Lời giải:

a) Ai dậy sớm… Đang chờ đón… (Nhấn mạnh ý dậy sớm ; gợi cảm xúc hào hứng đến với thiên nhiên.)

b) Mồ hôi mà đổ… (Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.)

c) Thoắt cái… (Gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng ; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.)

d) Ở mảnh đất ấy… (Nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu ; gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó.)

Câu 2: Tìm điệp ngữ trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng:

a,

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

b,

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

c,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Lời giải:

- Từ “nghe” được điệp nhiều lần với mục đích thể hiện sự âm vang của tiếng gà khiến người lính trở về miền kí ức của tuổi thơ.

- Điệp ngữ “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ về Việt Bắc nơi khu căn cứ cách mạng một thời của những người chiến sĩ chiến đấu.

- Điệp ngữ “muốn làm” diễn tả nguyện vọng tha thiết, mong muốn được gắn bó bên lăng Bác, tình cảm mãnh liệt muốn được tận hiến, nguyện vọng ở cùng với Bác.

Câu 3: Trong đoạn thơ sau, từ Việt Nam được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình cảm gì của tác giả?

Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,

Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.

Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!

Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.

Lê Anh Xuân

Lời giải:

Từ “ Việt Nam” – là tên gọi của đất nước được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình yêu thiết tha của tác giả đối với quê hương đất nước.

Câu 4: Theo em, điệp ngữ trông trong bài ca dao Đi cấy đã có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa gì sâu sắc?

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.

Lời giải:

- Điệp ngữ "trông" nhấn mạnh được ý nghĩa của những người nông dân, khi đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng.

Câu 5: Hãy nêu tác dụng nhấn mạnh ý và bộc lộ tình cảm của tác giả qua cách dùng các điệp ngữ ở câu văn sau:

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Hồ Chí Minh

Lời giải:

Các điệp ngữ “ham muốn”, “hoàn toàn”, có tác dụng nhấn mạnh niềm khát khao của Bác Hồ là đất nước được độc lập, tự do và nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Điệp ngữ ấy góp phần bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân, chăm lo cho dân, tấm lòng thật cao quý của Bác Hồ vĩ đại.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question